Kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu Thiết kế và sử dụng bản đồ tư duy góp phần đổi mới phương pháp dạy học Đại số 10 (Trang 113 - 119)

9. Tiến độ thực hiện đề tài

3.4.Kết quả thực nghiệm

Sau quá trình thực nghiệm, chúng tôi thu được một số kết quả và tiến hành phân tích trên hai phương diện:

- Phân tích định tính. - Phân tích định lượng.

3.4.1. Phân tích định tính

Sau quá trình thực nghiệm chúng tôi đã theo dõi sự chuyển biến trong hoạt động tự học của HS đặc biệt là các kỹ năng nghe giảng, ghi chép, thảo luận, đặt câu hỏi, tự đánh giá,… Chúng tôi nhận thấy lớp thực nghiệm có chuyển biến tích cực hơn so với trước thực nghiệm:

- Học sinh hứng thú hơn trong giờ học Toán: Điều này được giải thích là do trong khi các em được hoạt động, được suy nghĩ, được tự do bày tỏ quan điểm và tự trình bày sản phẩm của mình.

- Khả năng phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa, đặc biệt hóa, tương tự hóa, hệ thống hóa của HS tiến bộ hơn: Do trong quá trình học tập, việc GV sử dụng BĐTD góp phần thay đổi cách học, cách suy nghĩ của HS. GV đã chú ý hơn trong việc rèn luyện các kỹ năng này cho các em.

- HS tập trung chú ý nghe giảng, thảo luận nhiều hơn: Điều này được giải thích là trong quá trình dạy học theo PP mới, HS phải theo dõi tiếp nhận nhiều hơn các nhiệm vụ học tập mà GV giao, nghe những hướng dẫn, gợi ý, điều chỉnh, sửa chữa những sai lầm,….của GV để thực hiện các nhiệm vụ đề ra.

- Việc ghi chép, ghi nhớ thuận lợi hơn: Đây là một trong những ưu điểm của việc sử dụng BĐTD.

- Việc đánh giá, tự đánh giá bản thân được sát thực hơn: do trong quá trình dạy học, GV đã cho HS thảo luận giữa thầy và trò, trò với trò giúp các em khám phá năng lực của bản thân.

- Học sinh tham gia vào bài học sôi nổi hơn, mạnh dạn hơn trong việc bộc lộ kiến thức của chính mình: Điều này được giải thích là do trong quá trình dạy học, HS tự thảo luận với nhau, tự tìm tòi và phát hiện ra kiến thức mới dựa vào những kiến thức đã biết, giúp các em tự tin hơn trong việc thuyết trình sản phẩm của mình làm ra.

3.4.2. Phân tích định lượng

Qua các bài kiểm tra đánh giá, chúng tôi đã tiến hành thống kê, tính toán và thu được các bảng số liệu sau:

Bảng 3.1. Bảng thống kê các điểm số( Xi) của bài kiểm tra

Lớp Số

HS

Số bài KT

Số bài kiểm tra đạt điểm Xi

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

ĐC 10A1 45 90 1 5 7 12 13 13 23 10 5 1

TN 10A4 45 90 1 2 4 6 16 15 25 13 6 2

Bảng 3.2. Bảng phân phối tần suất

Lớp Số

HS

Số bài Số % bài kiểm tra đạt điểm Xi

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ĐC 10A1 45 90 1.1 5.6 7.8 13.3 14.4 14.4 25.6 11.1 5.6 1.1 TN 10A4 45 90 1,1 2.2 4.4 6.7 17. 8 16.7 27. 8 14.4 6.7 2.2 Hình 3.2

Hình 3.3

3.5. Kết luận chương 3

Căn cứ vào kết quả kiểm tra, bước đầu có thể thấy được hiệu quả của việc thiết kế và sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học toán ở trường THPT mà chúng tôi đã đề xuất và thực hiện.

Qua quan sát hoạt động dạy học và kết quả thu được qua đợt thực nghiệm sư phạm cho thấy:

- Tính tích cực hoạt động của học sinh lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng.

- Nâng cao trình độ nhận thức, khả năng tư duy cho học sinh trung bình và một số học sinh yếu ở lớp thực nghiệm, tạo hứng thú và niềm tin cho các em. - Cả hai bài kiểm tra cho thấy kết quả của lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng, đặc biệt là HS loại khá. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Quá trình thực nghiệm cùng với những kết quả thu được từ thực nghiệm cho thấy mục đích của thực nghiệm đã được hoàn thành, tính khả thi và hiệu quả của việc dạy học kết hợp bản đồ tư duy trong dạy học toán đã được khẳng định.

Đồ thị phân phối tần suất của hai lớp

S ố % b ài k iể m t ra đ ạ t đ iể m X i Điểm

KẾT LUẬN

Luận văn đã thu được những kết quả chính sau đây:

1. Luận văn đã góp phần làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động của học sinh.

2. Làm rõ vai trò và sự cần thiết của việc sử dụng bản đồ tư duy trong quá trình dạy học nói chung và trong dạy học toán nói riêng.

3. Đề xuất được các quan điểm chủ đạo cần thực hiện trong quá trình dạy học đại số 10 THPT trên cơ sở thiết kế và sử dụng bản đồ tư duy một cách có hiệu quả. Bước đầu cho thấy rằng việc dạy học đại số 10 trên cơ sở tổ chức các hoạt động nhóm kết hợp việc sử dụng bản đồ tư duy là khả thi và có hiệu quả cao.

4. Đưa ra được một danh mục cùng với các bản đồ tư duy Đại số 10 do chính tác giả và học sinh thiết kế (mục 2.4.1) là những minh chứng cụ thể cho các phần lí luận trên.

5. Đã tổ chức thực nghiệm sư phạm và bước đầu khẳng định tính khả thi của các quan điểm chủ đạo đã đề xuất trong luận văn.

Từ những kết quả trên chúng tôi có thể khẳng định giả thuyết khoa học nêu ra là chấp nhận được và có tính hiệu quả. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn đã hoàn thành.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Bộ giáo dục và đào tạo (2006), Sách giáo khoa Đại số 10 – Cơ bản, Nxb Giáo dục Việt Nam.

[2] Bộ giáo dục và đào tạo (2006), Sách giáo khoa Đại số 10 – Nâng cao, Nxb Giáo dục Việt Nam.

[3] Bộ giáo dục và đào tạo (2006), Sách giáo viên Đại số 10 – Cơ bản, Nxb Giáo dục Việt Nam.

[4] Bộ giáo dục và đào tạo (2006), Sách giáo viên Đại số 10 – Nâng cao, Nxb Giáo dục Việt Nam.

[5] Bộ giáo dục và đào tạo (2006), Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện

chương trình, sách giáo khoa lớp 10 trung học phổ thông môn toán học,

Nxb giáo dục.

[6] Tony Buzan (Lê Huy Lâm dịch) (2008), Sơ đồ tư duy, Nxb Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh.

[7] Tony Buzan (2008), Sử dụng trí nhớ của bạn, Nxb Lao động – Xã hội. [8] Tony Buzan (2010), Lập bản đồ tư duy, Nxb Lao động – Xã hội.

[9] Trần Đình Châu, Đặng Thị Thu Thủy (2010), “Bản đồ tư duy – một trong những công cụ hỗ trợ dạy học và công tác quản lí nhà trường”, báo

Giáo dục và Thời đại (số 147).

[10] Trần Đình Châu, Đặng Thị Thu Thủy (2010), “Tổ chức hoạt động dạy học với bản đồ tư duy”, báo Giáo dục và Thời đại (số 184, 185).

[11] Trần Đình Châu, Đặng Thị Thu Thủy (2010), “Thiết kế, sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học kiến thức mới ở môn Toán”, Tạp chí Giáo dục (số 252, kì 2).

[12] Trần Đình Châu, Đặng Thị Thu Thủy (2011), Dạy tốt – Học tốt các

môn học bằng bản đồ tư duy, Nxb Giáo dục Việt Nam.

[13] Trần Đình Châu, Đặng Thị Thu Thủy (2011), Dạy tốt – Học tốt ở tiểu

học bằng bản đồ tư duy, Nxb Giáo dục Việt Nam.

[14] Trần Đình Châu, Đặng Thị Thu Thủy (2011), Thiết kế bản đồ tư duy (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

trong dạy – học môn Toán, Nxb Giáo dục Việt Nam.

[15] Trần Đình Châu, Đặng Thị Thu Thủy (2012), Đổi mới phương pháp

[16] Trần Đình Châu, Đặng Thị Thu Thủy (2012), Ứng dụng công nghệ

thông tin trong dạy học môn toán ở trường phổ thông, Nxb Giáo dục

Việt Nam.

[17] Trần Đình Châu, Đặng Thị Thu Thủy, “Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học hợp tác nhóm”, Kỷ yếu hội thảo quốc gia về toán học ở trường

phổ thông, Nxb Giáo dục Việt Nam.

[18] Lê Thị Hoài Châu, Đổi mới chương trình – nội dung và phương pháp

dạy học toán, Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên giáo viên THPT chu kỳ

III, 2004 – 2007.

[19] Phạm Minh Hạc, Phạm Hoàng Gia, Trần Trọng Thuỷ, Nguyễn Quang Uẩn (1992), Tâm lý học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[20] Trần Văn Hạo (Chủ biên), Doãn Minh Cường, Vũ Lưu, Nguyễn Tiến Tài (2007), Dạy và học đại số 10, Nxb Giáo dục.

[21] Phạm Văn Hoàn, Trần Thúc Trình, Nguyễn Gia Cốc (1981), Giáo dục

học môn Toán, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[22] Trần Bá Hoành (2002), Những đặc trưng của phương pháp dạy học tích

cực, Tạp chí Giáo dục, số 32 , tr 26-27.

[23] Trần Bá Hoành (2006), Đổi mới phương pháp dạy học, chương trình

và sách giáo khoa, Nxb ĐHSP Hà Nội, Hà Nội.

[24] Trần Bá Hoành, Nguyễn Đình Khuê, Đào Như Trang (2003), Áp dụng

dạy học tích cực trong môn toán, Nxb ĐHSP Hà Nội, Hà Nội.

[25] Nguyễn Bá Kim (1998), Học tập trong hoạt động và bằng hoạt động, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[26] Nguyễn Bá Kim, Vũ Dương Thụy, Phạm Văn Kiều (1997), Phát triển

lý luận dạy học môn Toán, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[27] Nguyễn Bá Kim (Chủ biên), Vũ Dương Thụy (1992), Phương pháp

dạy học môn Toán, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[28] Nguyễn Bá Kim (2002), Phương pháp dạy học môn Toán, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.

[29] Nguyễn Văn Lộc (1995), Tư duy và hoạt động toán học, ĐHSP Vinh. [30] Phan Trọng Ngọ (2005), Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà

trường, Nxb ĐHSP Hà Nội.

[31] Đào Tam (2010), Tổ chức dạy học môn Toán ở trường trung học phổ

thông, Nxb ĐHSP. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

[32] Đặng Thị Thu Thuỷ (2010), Nguyên tắc, quy trình thiết kế thiết bị dạy học môn toán, Tạp chí Thiết bị giáo dục.

[33] Nguyễn Cảnh Toàn (2006), Nên học toán thế nào cho tốt?, Nxb Giáo dục. [34] Trương Tấn Trị (2011), Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học hóa học

hữu cơ lớp 11 chương trình nâng cao ở trường THPT theo hướng dạy học tích cực, Luận văn thạc sĩ giáo dục học, ĐHSP TP. HCM.

[35] Đào Văn Trung (2001), Làm thế nào để học tốt Toán phổ thông?, Nxb ĐHQG Hà Nội.

[36] Trần Vinh (2006), Thiết kế bài giảng đại số 10 – Tập một, Nxb Hà Nội. [37] Trần Vinh (2006), Thiết kế bài giảng đại số 10 – Tập hai, Nxb Hà Nội.

Websites

[38] http://bandotuduy.violet.vn/entry/show?entry_id=7030124

[39] http://www.dayhocintel.net/diendan/showthread.php?t=94

[40] http://vi.wikipedia.org/wiki/B%E1%BA%A3n_%C4%91%E1%BB %93_t%C6%B0_duy (Wikipedia – Bách khoa toàn thư mở)

[41] http://gdtd.vn/dataimages/201011/original/images444642_image011co py.jpg (Báo giáo dục và thời đại)

[42] http://www.nxbgd.vn/toanhoctuoitre/?

p=7&id=21&ReportID=693&ph=81 (Tạp chí toán học tuổi trẻ) [43] http://thinkbuzan.com/

[44] http://violet.vn/buiquangdzung1965/present/show?entry_id=8674931

Một phần của tài liệu Thiết kế và sử dụng bản đồ tư duy góp phần đổi mới phương pháp dạy học Đại số 10 (Trang 113 - 119)