Quy trình thiết kế BĐTD trong dạy học

Một phần của tài liệu Thiết kế và sử dụng bản đồ tư duy góp phần đổi mới phương pháp dạy học Đại số 10 (Trang 47 - 48)

9. Tiến độ thực hiện đề tài

2.2.2.Quy trình thiết kế BĐTD trong dạy học

Bước 1: Xác định mục tiêu của bản đồ tư duy

- Qua việc dạy học bằng BĐTD, học sinh đạt được những nội dung kiến thức, kĩ năng và thái độ gì đó là mục tiêu của BĐTD.

- Mục tiêu về nội dung kiến thức được thể hiện trên từ khóa trung tâm và từ khóa cấp 1. Về kĩ năng, được hình thành khi GV tiến hành bài lên lớp, HS tham gia xây dựng, báo cáo và nghiên cứu BĐTD.

- Để xác định mục tiêu BĐTD, GV cần phải nghiên cứu kĩ sách giáo khoa đại số 10, sách giáo viên đại số 10, sách bài tập đại số 10, chương trình cơ bản.

Bước 2: Thu thập thông tin

Tham khảo qua các BĐTD có liên quan từ các nguồn: - Các sách tham khảo về bản đồ tư duy.

- Tham khảo nội dung kiến thức qua các trang web, tài liệu khác ngoài sách giáo khoa, sách bài tập, sách giáo viên.

Bước 3: Chuẩn bị

- Chọn lựa các từ khóa, các từ khóa này thể hiện được trọng tâm kiến thức của nội dung bài học.

- Chọn lựa hình ảnh minh họa, hình ảnh liên tưởng phù hợp với nội dung kiến thức của bài học để đưa vào BĐTD.

- Dự kiến các mối liên kết giữa các nhánh.

Bước 4: Lập bản đồ tư duy

Sau khi đã nghiên cứu tài liệu và thực hiện các bước trên, tiến hành lập BĐTD trên giấy, bìa, bảng hoặc dùng phần mềm lập BĐTD.

Bước 5: Tham khảo trao đổi ý kiến với đồng nghiệp

- Thông qua sinh hoạt nhóm, tổ chuyên môn để tham khảo ý kiến đồng nghiệp các BĐTD đã thiết kế.

- Có thể tham khảo thêm ý kiến của một nhóm học sinh hoặc dạy thử.

Bước 6: Chỉnh sửa và hoàn thiện

Sau khi tiếp thu ý kiến của các đồng nghiệp GV tiến hành chỉnh sửa và bổ sung nhằm hoàn thiện BĐTD (nếu thấy cần thiết).

Một phần của tài liệu Thiết kế và sử dụng bản đồ tư duy góp phần đổi mới phương pháp dạy học Đại số 10 (Trang 47 - 48)