9. Tiến độ thực hiện đề tài
2.2.1. Định hướng chung về thiết kế và sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học
Việc thiết kế và sử dụng BĐTD một cách có hiệu quả cần phải đảm bảo các nguyên tắc nói trên. [31]
2.2. Quy trình thiết kế và tổ chức hoạt động dạy học bằng bản đồ tư duy
2.2.1. Định hướng chung về thiết kế và sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học học
Bản đồ tư duy sẽ giúp học sinh trong việc phát triển ý tưởng, ghi nhớ kiến thức, từ đó sẽ nhớ nhanh, nhớ lâu, hiểu sâu kiến thức bằng cách tự ghi lại một bài học, một chủ đề toán học theo cách hiểu của mình.
Để vận dụng BĐTD vào dạy - học môn Toán, trước hết cần phải học về BĐTD nhằm hiểu vai trò, sự cần thiết của BĐTD trong dạy - học và sau đó biết tự thiết kế và sử dụng nó sao cho có hiệu quả nhất.
2.2.1.1. Cho HS làm quen và tập “đọc hiểu” với bản đồ tư duy
Cho học sinh làm quen, đọc hiểu BĐTD bằng cách giới thiệu cho học sinh một số BĐTD, cùng với dẫn dắt của giáo viên để HS nhận biết. Cho học sinh nghiên cứu, quan sát, tìm hiểu một vài bản đồ tư duy.
Tập đọc, hiểu BĐTD nghĩa là tập cho học sinh thuyết trình, diễn giải mạch nội dung kiến thức hàm chứa trong BĐTD đó. Khi các em đã thành thạo thì chỉ cần nhìn vào bản đồ tư duy, bất kỳ một học sinh nào cũng thuyết minh nội dung được một cách lôgic.
2.2.1.2. Học sinh tập vẽ bản đồ tư duy
Giáo viên có thể giao việc cho học sinh dưới dạng phiếu học tập một số bản đồ tư duy chưa đầy đủ để học sinh vẽ tiếp, viết tiếp lên đó hoặc cũng có thể vẽ lên tấm bìa lớn hay bảng cho các nhóm hoàn thiện.
Trước khi tập vẽ BĐTD cần lưu ý cách ghi nội dung ở các nhánh của BĐTD bằng cách vận dụng “phương pháp ghi chép hiệu quả” của Stella Cottrell như sau :
1. Dùng từ khóa và ý chính;
2. Viết cụm từ, không viết thành câu. 3. Dùng các từ viết tắt.
4. Có tiêu đề. 5. Đánh số các ý.
6. Liên kết ý nên dùng bằng nét đứt, mũi tên, số, màu sắc,... 7. Ghi chép nguồn gốc thông tin để có thể tra cứu lại dễ dàng. 8. Sử dụng màu sắc để ghi.
HS có thể tự lập một BĐTD về bất kì chủ đề gì mà mình thích nhất bằng cách chọn một BĐTD có sẵn hoặc mở SGK để chọn một bài hoặc một chương mà HS vừa học xong. Sau đó tiến hành vẽ BĐTD theo các bước:
Bước 1. Chọn từ trung tâm (còn gọi là từ khóa, keyword) là tên của một bài
hay một chủ đề hay một nội dung kiến thức cần khai thác. Hãy bắt đầu với một cụm từ hay một hình ảnh, hình vẽ đã chọn để ở trung tâm cho to, rõ rồi bắt đầu vẽ các nhánh đi.
Bước 2. Vẽ nhánh cấp 1 chính là các nội dung chính của bài học hay chủ đề
đó.
Bước 3. Vẽ nhánh cấp 2, 3... và hoàn thiện bản đồ tư duy, các nhánh con
cấp 2, 3... chính là các nhánh con của nhánh con trước đó hay nói rõ hơn nhánh con cấp 2, 3,.. là các ý triển khai của nhánh trước đó.
GV luôn hướng cho HS có thói quen tư duy logic theo hình thức sơ đồ hóa trên BĐTD. Từ một vấn đề hay chủ đề chính đưa ra các ý lớn thứ nhất, ý lớn thứ hai, thứ ba… mỗi ý lớn lại có các ý nhỏ liên quan với nó, chẳng hạn ý lớn 1 có ý nhỏ 1, ý nhỏ 2…; mỗi ý nhỏ lại có các ý nhỏ hơn…; các nhánh có thể là đường thẳng hoặc đường cong. (Lưu ý: theo kết quả của nghiên cứu cho thấy đường cong giúp kích thích não và mắt tiếp nhận tốt hơn).
Hình 2.1. Lập bản đồ tư duy (Nguồn: TS. Đặng Thị Thu Thủy)
* Một số lưu ý khi vẽ bản đồ tư duy
1. Bắt đầu từ trung tâm với hình ảnh hay một cụm từ tên chủ đề. Tên chủ đề có thể là tên bài học, tên chương,... Dùng hình ảnh, hình vẽ ở trung tâm sẽ giúp ta tập trung được vào chủ đề và làm cho ta hưng phấn hơn.
2. Sử dụng màu sắc, vì màu sắc cũng có tác dụng kích thích não như hình ảnh. 3. Vẽ các nhánh chính (cấp 1) từ hình ảnh trung tâm, vẽ các nhánh cấp 2 từ các nhánh cấp 1,.. bằng các đường kẻ, đường cong với màu sắc khác nhau. Nhánh màu nào thì nên viết chữ cùng màu với nhánh đó để dễ phân biệt.
4. Mỗi cụm từ hay hình ảnh, hình vẽ... liên quan đến nhánh nào nên đứng độc lập và được nằm gần với đường cong của nhánh đó.
5. Tạo ra một kiểu bản đồ tư duy riêng cho mình, theo sở thích của mình (kiểu đường kẻ, màu sắc, chữ viết...)
6. Nên dùng các đường cong thay vì các đường thẳng vì các đường cong sẽ thu hút được sự chú ý của mắt hơn và mắt cảm thấy dễ chịu hơn nhiều so với nhìn vào các đường thẳng.
8. Chỉnh sửa, thêm bớt thông tin, thêm bớt nhánh, điều chỉnh sao cho hình thức đẹp, chữ viết rõ. Nếu vẽ trên giấy, bìa thì nên vẽ phác bằng bút chì trước để có thể tẩy, xóa, điều chỉnh được.
* Những điều cần tránh khi ghi chép
1. Ghi lại nguyên cả đoạn văn dài.
2. Ghi chép quá nhiều ý không cần thiết. 3. Dành quá nhiều thời gian để ghi chép.
- Chỉ nên vẽ những hình ảnh có liên quan đến chủ đề kiến thức, tránh vẽ hoặc đưa vào những hình ảnh, không liên quan đến bài học làm mất nhiều thời gian vẽ viết và khi sử dụng lại phân tán sự tập trung.
- Khi thiết kế bản đồ tư duy cần chọn lọc những ý cơ bản, kiến thức cần thiết, ví dụ minh họa để có nhiều thông tin cho bài học.
- Thiết kế bản đồ tư duy của một bài học phải thể hiện được kiến thức trọng tâm, cơ bản cần chốt lại của bài học đó. Tránh khuynh hướng vẽ quá cầu kỳ những hình ảnh không cần thiết hoặc quá sơ sài không có thông tin.
[14, trang 7 – 17]