Thiết kế, sử dụng bản đồ tư duy trong một số tình huống dạy học

Một phần của tài liệu Thiết kế và sử dụng bản đồ tư duy góp phần đổi mới phương pháp dạy học Đại số 10 (Trang 51 - 54)

9. Tiến độ thực hiện đề tài

2.3.Thiết kế, sử dụng bản đồ tư duy trong một số tình huống dạy học

2.3.1. Thiết kế, sử dụng bản đồ tư duy trong dạy – học kiến thức mới

Sử dụng bản đồ tư duy vào đầu các tiết học khi dạy – học kiến thức mới mà có liên quan với một số kiến thức đã học trước đó hoặc có một mạch kiến thức tương tự với một số bài hay nội dung kiến thức đã học.

HS tự chọn hoặc GV chọn trước tên chủ đề cần nghiên cứu cho HS thiết lập BĐTD với từ khóa đó. HS vẽ tiếp các nhánh, đó là kiến thức đã biết, kiến thức liên quan với chủ đề trên mà HS đã biết qua sách vở hoặc trong thực tế, đề xuất ý tưởng mới…Có thể sử dụng cho các em hoạt động nhóm hoặc nghiên cứu độc lập trước khi thảo luận nhóm.

Sử dụng BĐTD giúp bộ não liên tưởng, liên kết các kiến thức đã học trong sách vở, đã biết hay đã gặp trong cuộc sống…. để phát triển ý tưởng, kết hợp với việc thảo luận nhóm cùng với sự gợi ý, dẫn dắt của GV dễ dàng dẫn đến kiến thức mới.

Sử dụng BĐTD là một gợi ý cho cách trình bày. GV thay vì gạch chân đầu dòng các ý cần trình bày lên bảng thì sử dụng BĐTD để thể hiện một phần hoặc toàn bộ nội dung bài học một cách rất trực quan. [14, trang 33]

Hình 2.4. Thiết kế BĐTD trong dạy học kiến thức mới Ví dụ: Lập bản đồ tư duy dạy học bài “Bảng phân bố tần số và tần suất”

Đặc điểm của bài này là HS đã biết cách lập bảng phân bố tần số, tần suất và một số khái niệm cơ bản trong bài “Thống kê” – Đại số lớp 7. Vì vậy, khi dạy học bài này nên cho HS lập BĐTD với tên chủ đề chính là “Thống kê”. Trước khi dạy bài mới, GV yêu cầu các em hoàn chỉnh BĐTD dưới dạng điền khuyết. Câu hỏi được đặt ra để gợi ý cho HS hoàn thiện BĐTD là:

1. Số liệu thống kê là gì? Dấu hiệu điều tra là gì? 2. Giá trị của dấu hiệu là gì?

2. Tần số, tần suất của một mẫu số liệu thống kê là gì?

Sau đó cho HS hoặc các nhóm HS lập BĐTD về bảng phân bố tần số, tần suất ghép lớp. GV gợi ý cho các em thảo luận, bổ sung hoàn thiện BĐTD bài “Bảng phân bố tần số, tần suất ghép lớp”. Ở đây, GV có thể cho HS vẽ lại cả hai BĐTD: Bảng phân bố tần số, tần suất và bảng phân bố tần số, tần suất ghép lớp trong đó có ví dụ cụ thể để sử dụng cho các bài sau khi tìm các số đặc trưng của một mẫu số liệu. (Hình 2.34, hình 2.35)

2.3.2. Thiết kế, sử dụng BĐTD trong ôn tập, củng cố kiến thức bài học hoặc một chủ đề

- Lập BĐTD vào cuối các tiết học sau khi học xong một bài học hay một chủ đề để tiểu kết lại các kiến thức cơ bản, trọng tâm giúp củng cố phần kiến thức đó. Với cách học truyền thống, HS ghi chép theo trật tự tuyến tính theo kiểu

thông thường khả năng nhớ kiến thức thường không cao. Sử dụng BĐTD giúp các em khắc phục được hạn chế đó, giúp các em hiểu sâu, nhớ lâu hơn.

- Cuối tiết học, HS có thể sử dụng giấy, bảng phụ hay dùng phấn màu vẽ lên bảng trên lớp, tự tóm lược toàn bộ kiến thức cơ bản trọng tâm của bài học hoặc chủ đề vừa học dưới dạng BĐTD rồi thuyết trình lại cho một nhóm hay cả lớp nghe cùng đóng góp bổ sung ý kiến. Sau khi học sinh trình bày, thuyết minh trước lớp, cả lớp thảo luận, đóng góp ý kiến bổ sung, giáo viên kết luận, cuối cùng GV có thể giới thiệu BĐTD mà GV đã chuẩn bị sẵn.

- Các BĐTD thiết kế trên lớp học vào cuối giờ học, thời gian ít nên không cần quá chi tiết về nội dung và cầu kì về hình thức, bố cục, chỉ cần nêu được dàn ý, trọng tâm của bài học bằng các công thức, dạng tổng quát hay hình vẽ. - Sau mỗi giờ học, khi cần củng cố kiến thức HS chỉ cần nhìn vào bản đồ tư duy có thể tái hiện được 80% - 90% kiến thức bài học. Đến khi ôn thi học sinh không phải mất một lượng lớn thời gian để đọc lại kiến thức như cách học truyền thống mà chỉ cần quan sát lại sơ đồ tổng thể vẫn có thể tái hiện nội dung bài học một cách cụ thể, chi tiết. Như thế học sinh vừa nâng cao được kết quả học tập vừa tiết kiệm được thời gian. Trong giảng dạy toán học không có phương pháp, biện pháp nào là vạn năng cả. Người dạy cần kết hợp các phương pháp, biện pháp một cách sinh động để gây hứng thú cho HS và nâng cao hiệu quả giờ dạy. [14, trang 38]

2.3.3. Thiết kế, sử dụng bản đồ tư duy giúp ôn tập, hệ thống hóa kiến thức một chương, học kì

- Có thể gợi ý cho học sinh lập bản đồ tư duy vào các tiết ôn tập một chương, một học kỳ... việc lập bản đồ tư duy lúc này do chính các em lập thì mới khắc sâu vào trí não và ghi nhớ nhanh, ghi nhớ sâu.

- Các em có thể sử dụng các bản đồ tư duy đã lập khi học hết mỗi chủ đề, mỗi chương để các em bổ sung thêm, bớt nhánh, hoàn thiện kiến thức hoặc cũng có thể lập bản đồ tư duy khác theo cách hiểu của riêng mình để nêu được tổng thể kiến thức theo những chủ đề.

- Nếu học sinh đã được chuẩn bị ở nhà thì tiết ôn tập chương có thể cho một

Một phần của tài liệu Thiết kế và sử dụng bản đồ tư duy góp phần đổi mới phương pháp dạy học Đại số 10 (Trang 51 - 54)