Kết luận chương 2

Một phần của tài liệu Thiết kế và sử dụng bản đồ tư duy góp phần đổi mới phương pháp dạy học Đại số 10 (Trang 106)

9. Tiến độ thực hiện đề tài

2.6. Kết luận chương 2

Trong chương 2, luận văn đã đi sâu vào việc thiết kế và sử dụng bản đồ tư duy góp phần đổi mới PPDH đại số 10. Bao gồm các phần sau:

1. Nguyên tắc thiết kế BĐTD trong dạy học môn Toán

2. Quy trình thiết kế và tổ chức hoạt động dạy học bằng bản đồ tư duy 3. Một số bài dạy đại số 10 – Ban cơ bản được thiết kế bằng bản đồ tư duy

Thiết kế được BĐTD theo 3 loại:

- BĐTD cho kế hoạch dạy học Đại số 10

- BĐTD hệ thống hóa chương (4 BĐTD chương 1, 2, 3, 5) - BĐTD cho nội dung một bài lên lớp (7 BĐTD)

Hướng dẫn HS thiết kế BĐTD và chọn ra 12 BĐTD do HS thiết kế có chất lượng tốt và GV đã xây dựng 3 bài lên lớp (4 tiết) ở chương 3 và chương 5

Chương 3

THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 3.1. Mục đích thực nghiệm

Thực nghiệm sư phạm được tiến hành nhằm mục đích kiểm nghiệm tính khả thi và tính hiệu quả của việc thiết kế và sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học đại số 10 mà luận văn đã đề xuất.

3.2. Nội dung thực nghiệm

Tiến hành dạy một số bài học trong 6 chương - Đại số 10 của nhóm tác giả:

Tổ chức cho một số GV dạy toán 10 ở trường THPT Trần Hưng Đạo, quận Gò Vấp, TP. HCM dạy thử giáo án mà tác giả đã soạn sẵn. Cuối mỗi tiết có vẽ BĐTD để hệ thống hóa bài học.

Tùy theo nội dung từng tiết dạy, chúng tôi đã thiết kế một số BĐTD trong sách đại số 10 – Ban cơ bản để qua đó góp phần nâng cao tính tích cực học tập của HS, làm cho HS trực tiếp chủ động và sáng tạo trong quá trình nhận thức.

3.3. Tổ chức thực nghiệm

3.3.1. Đối tượng thực nghiệm

a. Lớp thực nghiệm:

Lớp 10A1, trường THPT Trần Hưng Đạo – quận Gò Vấp – TP.HCM năm học 2012 – 2013, lớp có 45 học sinh.

Giáo viên dạy lớp thực nghiệm: Thầy giáo Trần Tuấn Anh b. Lớp đối chứng:

Lớp 10A4, trường THPT Trần Hưng Đạo – quận Gò Vấp – TP.HCM năm học 2012 – 2013, lớp có 45 học sinh.

Giáo viên dạy lớp đối chứng: Thầy giáo Phan Hữu Huy Trang

Hai lớp đối chứng và thực nghiệm được chọn đảm bảo trình độ nhận thức, kết quả học tập toán khi bắt đầu khảo sát là tương đương nhau; trong quá trình khảo sát được giáo viên trường đảm nhận. Đặc biệt, cả hai lớp 10A1

và 10A4 là hai lớp chọn khối A nâng cao của trường nên hầu hết HS đều có học lực môn toán là khá trở lên.

Ban giám hiệu trường, các thầy cô giáo tổ trưởng tổ Toán và các thầy cô dạy hai lớp 10A1 và 10A4 chấp nhận đề xuất này và tạo điều kiện thuận lợi cho chúng tôi tiến hành thực nghiệm.

3.3.2. Chuẩn bị tài liệu thực nghiệm

Nội dung các tiết dạy được soạn theo hướng tăng cường tổ chức hoạt động học tập của HS, trong đó kết hợp với việc vận dụng BĐTD vào dạy học đại số 10.

Thông qua việc thiết kế và sử dụng BĐTD trong dạy học giúp cho HS rèn luyện kỹ năng ghi chép, ghi nhớ các kiến thức toán học một cách có hệ thống. Ngoài ra, GV có thể thiết kế một số BĐTD dưới dạng điền khuyết, giúp HS bồi dưỡng năng lực đánh giá và tự đánh giá của HS. Cũng bằng hình thức này, GV có thể chia nhóm để các em tự do thảo luận, trao đổi, qua đó tự sửa chữa sai sót cho mình và cho bạn, tạo niềm vui và hứng thú học tập của các em trong khi học.

3.3.3. Tiến hành thực nghiệm

- Thời gian thực nghiệm: tiến hành từ ngày 10/9/2012 đến ngày 20/12/2012, tại trường THPT Trần Hưng Đạo.

3.3.4. Nội dung thực nghiệm

Thực nghiệm được tiến hành với 2 chương: “Chương II: Hàm số bậc nhất và bậc hai”, “Chương III: Phương trình – Hệ phương trình” trong SGK đại số 10 – Ban cơ bản.

Sau khi dạy thực nghiệm, chúng tôi cho học sinh làm bài kiểm tra. Sau đây là nội dung bài kiểm tra:

Đề kiểm tra số 1 (Kiểm tra viết, thời gian làm bài: 45’), kiểm tra sau

khi học xong chương II

Câu 1. Tìm tập xác định của hàm số sau: 2 1

( 4 ) 1 x y x x x − = − +

Câu 2. Cho hàm số y = − +x2 4x−3có đồ thị là (P) a) Xét sự biến thiên và vẽ đồ thị của hàm số trên.

b) Tìm giao điểm của đồ thị (P) với đường thẳng y =2(x−1)

c) Vẽ đồ thị của hàm số y= − +x2 4 x −3

Câu 3. Lập phương trình đường thẳng d đi qua điểm A(1,2) biết d tạo thành với 2 trục tọa độ một tam giác vuông cân tại O.

Câu 4. Hãy vẽ bản đồ tư duy bài “Hàm số”

Đề kiểm tra số 2 (Kiểm tra trắc nghiệm, thời gian làm bài: 30’, kiểm

tra sau khi học chương III)

Câu 1. Tập xác định của phương trình là 2 1 2 1

1 x x x x− = + + a. [− +∞1, ) c. (− +∞1, ) \ {0} b. (− +∞1, ) d. [− +∞1, ) \ {0}

Câu 2. Phương trình x−2(x2 + −x 12) 0= có tập nghiệm là:

a. S ={2,3, 4}− c. S = −{ 4,3} b. S ={2,3} d. S=[2, 3]

Câu 3. Phương trình x− = −5 5 x có tập nghiệm là:

a. S = R c. S ={5} b. S = {0, 1} d. S = ∅ Câu 4. Phương trình ( 1)( 2)( 3) 5 5 2 2 x x x x x + − + + = − − có tập nghiệm là: a. S = −{ 1,2, 3}− c. S = − −( 3, 1) b. S = − −{ 1, 3} d. S = −{ 3,2}

Câu 5. Với giá trị nào của m thì phương trình m x2 =4x m+ +2 có nghiệm

đúng với mọi x thuộc R?

a. m = 2 c. m= −2

Câu 6. Trong các đáp số sau, đáp số nào không phải là đáp số của bài toán “Giải phương trình 2x + y = 5”?

a. Nghiệm (x, y) của phương trình là

5 2 x R y x ∈   = − 

b. Nghiệm (x, y) của phương trình là 5

2 y R y x ∈    = − 

c. Nghiệm (x, y) của phương trình là

5 2 x R y x ∈   = −  hoặc 5 2 y R y x ∈    = − 

d. Nghiệm (x, y) của phương trình là

5 2 0 x y  =    =  Câu 7. Hãy điền vào chỗ trống:

Nghiệm (x, y) của hệ phương trình 2 5

3 4 1 x y x y − = −   − =  là …………

Câu 8. Với giá trị nào của m thì phương trình x2 −2x m+ − =4 0 có nghiệm

kép?

a. m = 5 c. m > 5

b. m≠5 d. m < 5

Câu 9. Cho phương trình x2 −2x− =1 0có hai nghiệm x x1, 2. Đáp số của

3 3 1 2

x + x là:

a. 1 c. 2

b. 4 d. 1+ 2

Câu 10. Giá trị lớn nhất của hàm số f x( ) (= +x 1)(x−3)với x∈ −[ 1,2] là:

a. 0 c. −4

Dụng ý sư phạm của bài kiểm tra:

- Kiểm tra việc nắm vững các kiến thức toán học một cách sâu sắc, khả năng sử dụng ngôn ngữ của HS.

- Kiểm tra kĩ năng khát quát hóa, khả năng vận dụng tính tương tự vào trong việc khám phá ra cách giải quyết bài toán.

- Kiểm tra mức độ ghi nhớ các kiến thức toán học, khả năng trình bày suy nghĩ logic, khả năng tiếp thu kiến thức từ SGK và tài liệu tham khảo.

Tất cả các câu trong 2 đề đều không quá phức tạp, đều bảo đảm kiểm tra được lượng kiến thức mà HS nắm bắt, năng lực tư duy và những kĩ năng, kĩ xảo của họ.

+ Bài kiểm tra viết nhằm kiểm tra trình độ, kết quả học tập chung cho cả lớp cũng như từng HS về các mặt: tri thức, kĩ năng, kĩ xảo, năng lực trí tuệ, ngôn ngữ diễn đạt... Trong câu 4 của đề kiểm tra 1 có câu vẽ bản đồ tư duy bài “Hàm số” nhằm kiểm tra mức độ ghi nhớ các kiến thức toán học và khả năng tiếp thu của học sinh trong bài “Hàm số”. Phần đáp án của HS không cần giống nhau, chỉ cần đảm bảo tính logic và mạch lạc vấn đề. (Hình 3.1)

+ Bài kiểm tra trắc nghiệm không những có mục đích kiểm tra trình độ, kết quả học tập của cả lớp và của từng HS, nó còn giúp cho GV đánh giá kết quả học tập của HS một cách khách quan, tiết kiệm thời gian và chấm bài một cách nhanh chóng.

H ìn h 3. 1. H àm s ố

3.4. Kết quả thực nghiệm

Sau quá trình thực nghiệm, chúng tôi thu được một số kết quả và tiến hành phân tích trên hai phương diện:

- Phân tích định tính. - Phân tích định lượng.

3.4.1. Phân tích định tính

Sau quá trình thực nghiệm chúng tôi đã theo dõi sự chuyển biến trong hoạt động tự học của HS đặc biệt là các kỹ năng nghe giảng, ghi chép, thảo luận, đặt câu hỏi, tự đánh giá,… Chúng tôi nhận thấy lớp thực nghiệm có chuyển biến tích cực hơn so với trước thực nghiệm:

- Học sinh hứng thú hơn trong giờ học Toán: Điều này được giải thích là do trong khi các em được hoạt động, được suy nghĩ, được tự do bày tỏ quan điểm và tự trình bày sản phẩm của mình.

- Khả năng phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa, đặc biệt hóa, tương tự hóa, hệ thống hóa của HS tiến bộ hơn: Do trong quá trình học tập, việc GV sử dụng BĐTD góp phần thay đổi cách học, cách suy nghĩ của HS. GV đã chú ý hơn trong việc rèn luyện các kỹ năng này cho các em.

- HS tập trung chú ý nghe giảng, thảo luận nhiều hơn: Điều này được giải thích là trong quá trình dạy học theo PP mới, HS phải theo dõi tiếp nhận nhiều hơn các nhiệm vụ học tập mà GV giao, nghe những hướng dẫn, gợi ý, điều chỉnh, sửa chữa những sai lầm,….của GV để thực hiện các nhiệm vụ đề ra.

- Việc ghi chép, ghi nhớ thuận lợi hơn: Đây là một trong những ưu điểm của việc sử dụng BĐTD.

- Việc đánh giá, tự đánh giá bản thân được sát thực hơn: do trong quá trình dạy học, GV đã cho HS thảo luận giữa thầy và trò, trò với trò giúp các em khám phá năng lực của bản thân.

- Học sinh tham gia vào bài học sôi nổi hơn, mạnh dạn hơn trong việc bộc lộ kiến thức của chính mình: Điều này được giải thích là do trong quá trình dạy học, HS tự thảo luận với nhau, tự tìm tòi và phát hiện ra kiến thức mới dựa vào những kiến thức đã biết, giúp các em tự tin hơn trong việc thuyết trình sản phẩm của mình làm ra.

3.4.2. Phân tích định lượng

Qua các bài kiểm tra đánh giá, chúng tôi đã tiến hành thống kê, tính toán và thu được các bảng số liệu sau:

Bảng 3.1. Bảng thống kê các điểm số( Xi) của bài kiểm tra

Lớp Số

HS

Số bài KT

Số bài kiểm tra đạt điểm Xi

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

ĐC 10A1 45 90 1 5 7 12 13 13 23 10 5 1

TN 10A4 45 90 1 2 4 6 16 15 25 13 6 2

Bảng 3.2. Bảng phân phối tần suất

Lớp Số

HS

Số bài Số % bài kiểm tra đạt điểm Xi

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ĐC 10A1 45 90 1.1 5.6 7.8 13.3 14.4 14.4 25.6 11.1 5.6 1.1 TN 10A4 45 90 1,1 2.2 4.4 6.7 17. 8 16.7 27. 8 14.4 6.7 2.2 Hình 3.2

Hình 3.3

3.5. Kết luận chương 3

Căn cứ vào kết quả kiểm tra, bước đầu có thể thấy được hiệu quả của việc thiết kế và sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học toán ở trường THPT mà chúng tôi đã đề xuất và thực hiện.

Qua quan sát hoạt động dạy học và kết quả thu được qua đợt thực nghiệm sư phạm cho thấy:

- Tính tích cực hoạt động của học sinh lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng.

- Nâng cao trình độ nhận thức, khả năng tư duy cho học sinh trung bình và một số học sinh yếu ở lớp thực nghiệm, tạo hứng thú và niềm tin cho các em. - Cả hai bài kiểm tra cho thấy kết quả của lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng, đặc biệt là HS loại khá.

Quá trình thực nghiệm cùng với những kết quả thu được từ thực nghiệm cho thấy mục đích của thực nghiệm đã được hoàn thành, tính khả thi và hiệu quả của việc dạy học kết hợp bản đồ tư duy trong dạy học toán đã được khẳng định.

Đồ thị phân phối tần suất của hai lớp

S ố % b ài k iể m t ra đ ạ t đ iể m X i Điểm

KẾT LUẬN

Luận văn đã thu được những kết quả chính sau đây:

1. Luận văn đã góp phần làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động của học sinh.

2. Làm rõ vai trò và sự cần thiết của việc sử dụng bản đồ tư duy trong quá trình dạy học nói chung và trong dạy học toán nói riêng.

3. Đề xuất được các quan điểm chủ đạo cần thực hiện trong quá trình dạy học đại số 10 THPT trên cơ sở thiết kế và sử dụng bản đồ tư duy một cách có hiệu quả. Bước đầu cho thấy rằng việc dạy học đại số 10 trên cơ sở tổ chức các hoạt động nhóm kết hợp việc sử dụng bản đồ tư duy là khả thi và có hiệu quả cao.

4. Đưa ra được một danh mục cùng với các bản đồ tư duy Đại số 10 do chính tác giả và học sinh thiết kế (mục 2.4.1) là những minh chứng cụ thể cho các phần lí luận trên.

5. Đã tổ chức thực nghiệm sư phạm và bước đầu khẳng định tính khả thi của các quan điểm chủ đạo đã đề xuất trong luận văn.

Từ những kết quả trên chúng tôi có thể khẳng định giả thuyết khoa học nêu ra là chấp nhận được và có tính hiệu quả. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn đã hoàn thành.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Bộ giáo dục và đào tạo (2006), Sách giáo khoa Đại số 10 – Cơ bản, Nxb Giáo dục Việt Nam.

[2] Bộ giáo dục và đào tạo (2006), Sách giáo khoa Đại số 10 – Nâng cao, Nxb Giáo dục Việt Nam.

[3] Bộ giáo dục và đào tạo (2006), Sách giáo viên Đại số 10 – Cơ bản, Nxb Giáo dục Việt Nam.

[4] Bộ giáo dục và đào tạo (2006), Sách giáo viên Đại số 10 – Nâng cao, Nxb Giáo dục Việt Nam.

[5] Bộ giáo dục và đào tạo (2006), Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện

chương trình, sách giáo khoa lớp 10 trung học phổ thông môn toán học,

Nxb giáo dục.

[6] Tony Buzan (Lê Huy Lâm dịch) (2008), Sơ đồ tư duy, Nxb Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh.

[7] Tony Buzan (2008), Sử dụng trí nhớ của bạn, Nxb Lao động – Xã hội. [8] Tony Buzan (2010), Lập bản đồ tư duy, Nxb Lao động – Xã hội.

[9] Trần Đình Châu, Đặng Thị Thu Thủy (2010), “Bản đồ tư duy – một trong những công cụ hỗ trợ dạy học và công tác quản lí nhà trường”, báo

Giáo dục và Thời đại (số 147).

[10] Trần Đình Châu, Đặng Thị Thu Thủy (2010), “Tổ chức hoạt động dạy học với bản đồ tư duy”, báo Giáo dục và Thời đại (số 184, 185).

[11] Trần Đình Châu, Đặng Thị Thu Thủy (2010), “Thiết kế, sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học kiến thức mới ở môn Toán”, Tạp chí Giáo dục (số 252, kì 2).

[12] Trần Đình Châu, Đặng Thị Thu Thủy (2011), Dạy tốt – Học tốt các

môn học bằng bản đồ tư duy, Nxb Giáo dục Việt Nam.

[13] Trần Đình Châu, Đặng Thị Thu Thủy (2011), Dạy tốt – Học tốt ở tiểu

học bằng bản đồ tư duy, Nxb Giáo dục Việt Nam.

[14] Trần Đình Châu, Đặng Thị Thu Thủy (2011), Thiết kế bản đồ tư duy

trong dạy – học môn Toán, Nxb Giáo dục Việt Nam.

[15] Trần Đình Châu, Đặng Thị Thu Thủy (2012), Đổi mới phương pháp

[16] Trần Đình Châu, Đặng Thị Thu Thủy (2012), Ứng dụng công nghệ

thông tin trong dạy học môn toán ở trường phổ thông, Nxb Giáo dục

Việt Nam.

[17] Trần Đình Châu, Đặng Thị Thu Thủy, “Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học hợp tác nhóm”, Kỷ yếu hội thảo quốc gia về toán học ở trường

phổ thông, Nxb Giáo dục Việt Nam.

[18] Lê Thị Hoài Châu, Đổi mới chương trình – nội dung và phương pháp

dạy học toán, Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên giáo viên THPT chu kỳ

III, 2004 – 2007.

[19] Phạm Minh Hạc, Phạm Hoàng Gia, Trần Trọng Thuỷ, Nguyễn Quang Uẩn (1992), Tâm lý học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[20] Trần Văn Hạo (Chủ biên), Doãn Minh Cường, Vũ Lưu, Nguyễn Tiến Tài (2007), Dạy và học đại số 10, Nxb Giáo dục.

Một phần của tài liệu Thiết kế và sử dụng bản đồ tư duy góp phần đổi mới phương pháp dạy học Đại số 10 (Trang 106)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w