Kết quả nghiên cứu trị bệnh xuất huyết trên cá hồi vân giống

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các tác nhân gây bệnh xuất huyết trên cá hồi vân (oncorhynchus mykiss walbaum, 1792) giai đoạn cá giống nuôi tại lâm đồng và đề xuất biện pháp phòng trị (Trang 67 - 70)

Trên cơ sở thử kháng sinh đồ đề tài tiến hành thử nghiệm kháng sinh Ciprofloxacin để trị bệnh xuất huyết trên cá hồi giống. Sau 14 ngày thí nghiệm, kết quả như sau:

Bảng 3.12. Tỷ lệ sống của cá sau 15 ngày sử dụng kháng sinh Ciprofloxacin

Nghiệm thức Đối chứng 0,3 g/kg TĂ 0,5 g/kg TĂ 0,7 g/kg TĂ Tỷ lệ sống ( %) 33,3 ± 1,92a 50,0 ± 1,92b 66,7 ± 3,85c 56,7 ± 1,92b

Số liệu trình bày là giá trị trung bình ± sai số chuẩn. Số liệu trong cùng một hàng có các chữ cái a, b, c khác nhau thể hiện sai khác có ý nghĩa thống kê (p<0,05).

Kết quả thống kê (Bảng 3.14) cho thấy tỷ lệ sống của cá sau 15 ngày thí nghiệm trị bệnh xuất huyết có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nghiệm thức (p<0,05).

Ở nghiệm thức đối chứng tỉ lệ sống của cá thấp nhất (33,3 %) và khác biệt có ý nghĩa thống kê so với ba nghiệm thức sử dụng Ciprofloxacin để điều trị cho cá. Giải phẫu quan sát bên trong thấy các cơ quan nội tạng như gan, thận có màu tối sậm lại.

Tỷ lệ sống của cá sau thí nghiệm đạt cao nhất là ở nghiệm thức cho ăn thức ăn trộn Ciprofloxacin nồng độ 0,5g/kg thức ăn (tỷ lệ sống 66,7 %) và khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê so với nghiệm thức đối chứng cũng như hai nghiệm thức cho ăn thức ăn trộn Ciprofloxacin nồng độ 0,3g/kg thức ăn (tỷ lệ sống 50 %) và nồng độ 0,5g/kg thức ăn (tỷ lệ sống 56,7 %). Trong khi hai nghiệm thức này tỷ lệ sống của cá sau 15 ngày điều trị bệnh khác biệt nhau không có ý nghĩa về mặt thống kê.

Ở nghiệm thức cá bị bệnh cho ăn thức ăn trộn Ciprofloxacin nồng độ 0,3g/kg thức ăn, tỷ lệ chết giảm dần vào ngày thứ 5 và ngưng chết từ ngày thứ 8 cho đến khi kết thúc thí nghiệm. Còn ở nghiệm thức cá bị bệnh cho ăn thức ăn trộn Ciprofloxacin nồng độ 0,5g/kg thức ăn, đến ngày thứ 7 cá không còn hiện tượng chết. Nghiệm thức còn lại cho ăn thức ăn trộn Ciprofloxacin nồng độ 0,7g/kg thức ăn, cá ngưng chết từ ngày thứ 5.

Điều cần ghi nhận là hiện tượng kháng với nhiều loại thuốc kháng sinh phổ biến trong nuôi thủy sản như Chloramphenicol, Novobiocin, Tetracyclin, nhóm β-lactam (Ampicillin, Amoxicillin, Cloxacillin và Cefalecin), nhóm Quinolon (Flumequine, Acid oxolinic, Acid nalidixic) nhóm Trimethoprim/Sunfamethoxazol,... của vi khuẩn

Aeromonas hydrophilaA. salmonicida gây xuất huyết và bệnh lở loét ở cá đã được nhiều tác giả công bố [14, 54, 124, 136]. Tuy nhiên, rất hiếm thấy những nghiên cứu bài bản về việc sử dụng thuốc kháng sinh trên cá hồi vân.

Đến nay chưa có nghiên cứu nào về tính nhạy và việc sử dụng Ciprofloxacin để điều trị bệnh xuất huyết ở cá hồi vân. Các nghiên cứu trước đó về việc sử dụng Ciprofloxacin thường trên các đối tượng động vật trên cạn như chó, mèo, ngựa, chim cánh cụt. Gần đây nhất là trên động vật có vú ở biển Califonia của Lorraine Barbosa et al.

(2015). Nhóm tác giả nghiên cứu về liều lượng phù hợp của Ciprofloxacin để điều trị bệnh nhiễm khuẩn ở sư tử biển California (Zalophus californianus) đã kết luận rằng sử dụng Ciprofloxacin duy nhất một lần với liều lượng 10 mg/kg bằng đường uống có thể điều trị hiệu quả bệnh [76].

Như vậy, kết quả trong nghiên cứu này lần đầu tiên cho thấy kháng sinh Ciprofloxacin có tác dụng trong điều trị bệnh xuất huyết ở cá hồi vân giống trong điều kiện phòng thí nghiệm với phương pháp cho cá ăn thức ăn trộn Ciprofloxacin nồng độ 0,5g/kg thức ăn là tốt nhất (tỉ lệ sống của cá ở nghiệm thức điều trị cao hơn nghiệm thức không điều trị là 33,4 %).

CHƯƠNG 4 - KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các tác nhân gây bệnh xuất huyết trên cá hồi vân (oncorhynchus mykiss walbaum, 1792) giai đoạn cá giống nuôi tại lâm đồng và đề xuất biện pháp phòng trị (Trang 67 - 70)