Tổ chức bộ máy kế toán

Một phần của tài liệu kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cổ phần tập đoàn hoành sơn (Trang 33 - 34)

- Xưởng thiết kế: Lập các dự án đầu tư thiết kế quy hoạch, thiết kế kỹ

2.1.4.1. Tổ chức bộ máy kế toán

- Đặc điểm bộ máy kế toán

Hiện nay, công ty tổ chức công tác kế toán theo hình thức tập trung, nghĩa là toàn bộ công tác kế toán được tiến hành ở phòng kế toán. Với hình thức này sẽ đảm bảo chỉ đạo tập trung, thống nhất của kế toán trưởng, đồng thời lãnh đạo của trung tâm cũng nắm bắt và chỉ đạo kịp thời công tác kế toán tài chính.

- Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận kế toán

* Kế toán trưởng: Giúp việc cho Giám Đốc, là người điều hành trực tiếp

có nhiệm vụ tổ chức công tác kế toán cho phù hợp với quá trình kinh doanh theo đúng chế độ hiện hành tổ chức kiểm tra ,duyệt báo cáo tài chính đảm bảo lưu trữ tài liệu kế toán. Chịu trách nhiệm theo dõi, kiểm tra sổ tổng hợp, sổ theo dõi TSCĐ, các loại sổ chi tiết tiền mặt, tiền vay và sổ theo dõi các loại thuế, tính toán và hạch toán giá thành sản phẩm. Đồng thời có nhiệm vụ quản lý điều hành các nhân viên trong phòng kế toán, phân công công việc cho từng kế toán viên sao cho đạt hiệu quả cao nhất, thường thông báo cho Giám Đốc tình hình kinh doanh của doanh nghiệp kịp thời đưa ra các phương án có lợi nhất.

* Kế toán Tổng Hợp: Chịu trách nhiệm tổng hợp các báo cáo kế toán của

các bộ phận kế toán trong phòng, là người có thể thay mặt kế toán trưởng khi kế toán trưởng đi vắng cuối tháng , cuối kỳ kế toán có nhiệm vụ tổng hợp số liêu sổ sách, báo cáo tài phản chính và thông báo cho kế toán trưởng.

* Kế toán vốn bằng tiền: Phản ánh chính xác, kịp thời số hiện có, tình

hình biến động và sử dụng tiền mặt, kiểm tra chặt chẽ việc chấp hành chế độ thu, chi và quản lý tiền mặt. Phản ánh chính xác, đầy đủ, kịp thời tình hình tiền gửi tại các ngân hàng, tiền đang chuyển. Phải thường xuyên thông báo cho cấp trên

không để ứ đọng nguồn vốn, đảm bảo chu kỳ kinh doanh được thông suốt và có hiệu quả cao.

* Kế toán công Nợ: Theo dõi sổ sách công nợ và thanh toán nội bộ DN.

Qua đó phản ánh được đâu là khách hàng tiềm năng, khách hàng chiến lược của DN giúp Giám đốc nhận biết được khách hàng tốt và khách hàng xấu để có chiến lược bán hàng.

* Kế toán tiền lương: Theo dõi và thanh toán tiền lương cho cán bộ nhân viên, công nhân, trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN theo đúng quy định. Tính chính xác các khoản tiền lương, tiền thưởng, tiền ăn ca và các khoản tiền trả người lao động.

* Kế toán thuế và TSCĐ: Theo dõi các khoản phải nộp ngân sách, thuế

suất nhập khẩu, thuế GTGT, cuối kì tổng hợp các khoản thuế TNCN, thuế TNDN, lập bảng kê nộp thuế cho cơ quan thuế, xác định số thuế phải nộp nhà nước theo đúng luật thuế hiện hành. Đồng thời có nhiệm vụ phản ánh số hiện có, tình hình tăng giảm về TSCĐ, tính khấu hao TSCĐ trong DN. * Kế toán chi phí: Tập hợp chi phí theo số liệu phát sinh ngày, các chi phí như: chi phí xe vận tải, chi phí đầu vào của chi phí dịch vụ mua vào, chi phí bán ra, chi phí QLDN và các chi phí khác đều được kế toán tập hợp và đưa vào để cuối kì tập hợp vào chi phí cho DN

* Kế toán bán hàng: Là phần hành kế toán quan trọng của DN có nhiệm vụ lập các hóa đơn chứng từ phát sinh hàng ngày của hàng hóa, dịch vụ bán ra, cuối kì DN xác định Doanh Thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. Kế toán bán hàng sẽ cung cấp số liệu chi tiết về khách hàng thường xuyên mua hàng và hình thức thanh toán của khách hàng đó để có chính ưu đải hợp lý .

Một phần của tài liệu kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cổ phần tập đoàn hoành sơn (Trang 33 - 34)