CHƢƠNG 4 BÀN LU N
4.5. Biến chứng sau mổ
Chúng tôi gặp 2 trường hợp nhiễm khu n nông, chiếm 6,45%. Không có ca nào nhiễm khu n sâu, viêm xương. Chúng tôi cũng không gặp các biến chứng khác như chảy máu, gãy nẹp, bật vít... 1 trường hợp gãy Dupuytren do cơ chế chấn thương trực tiếp vào cổ chân, gãy 2 mắt cá có mảnh rời. 1 trường hợp tai nạn lao động phần mềm sưng nề nhiều. Cả hai trường hợp sau khi phát hiện được cắt chỉ cách, nặn dịch, dùng thêm kháng sinh và thuốc chống phù nề, kết quả vết mổ liền, BN ổn định, ra viện.
Nguyễn Hữu Ngọc (2003) gặp 2 trường hợp nhiễm khu n nông vết mổ, không ảnh hưởng đến kết quả và gặp 1 trường nhiễm khu n sâu vết
mổ, gây viêm xương tuỷ xương mắt cá ngoài phải mổ nạo viêm lấy xương chết sau 5 tháng [4].
Burwell và Charnley (1965) báo cáo tỷ lệ nhiễm khu n nông sau mổ gãy kín các mắt cá là 5,92% tự khỏi không cần điều trị, 0,74% bị nhiễm khu n nghiêm trọng hơn phải lấy bỏ phương tiện kết xương và 1 trường hợp biến chứng tắc mạch phải cắt cụt sau 4 tuần [19].
Wilson và Skilbred (1966) phẫu thuật kết hợp xương 28 trường hợp gãy hai mắt cá có 1 trường hợp nhiễm khu n nông [69].
Thangarjah, Prasad, Narayan (2009) nghiên cứu 121 trường hợp gãy các mắt cá được điều trị phẫu thuật tại một bệnh viện ở California (Mỹ) thấy tỷ lệ nhiễm khu n nông là 9% và nhiễm khu n sâu là 4,9% [63].
Theo Kim và Chase (2013) tỷ lệ nhiễm khu n ở các trường hợp gãy mắt cá được phẫu thuật muộn sau 5 ngày hoặc hơn là cao hơn so với các trường hợp được phẫu thuật sớm trong vòng 8 giờ (17,6% và 3%). Những trường hợp gãy các mắt cá di lệch lớn có tỷ lệ nhiễm khu n cao [37].
Chúng tôi thấy tỷ lệ nhiễm khu n nông trong nghiên cứu của chúng tôi không cao so với các tác giả khác và các tài liệu trước đây (0 - 13% nhiễm khu n nông và 1 - 5% nhiễm khu n sâu). Chúng tôi cũng đồng ý với nhận định của các tác giả Thangarjah, Prasad, Narayan về các yếu tố gây ảnh hưởng đến biến chứng sớm sau mổ trong điều trị phẫu thuật gãy các mắt cá là tình trạng nguyên lành da vùng cổ chân, mức độ sưng nề, gãy xương phức tạp di lệch lớn và thời gian trì hoãn phẫu thuật [63].
Các số liệu đạt được cho thấy quan điểm nên điều trị phẫu thuật sớm, càng sớm càng tốt, kết quả tốt cao. Với những bệnh nhân đÕn muộn, tại chỗ sưng nề to, có nốt phỏng dịch, có rối loạn dinh dưỡng thì nên điều trị bảo
tồn, chống phù nề tích cực rồi mới phẫu thuật, nếu mổ trong giai đoạn này dễ bị nhiễm khu n.