CHƢƠNG 4 BÀN LU N
4.3. Đặc điểm tổn thƣơng lâm sàng
Trên mẫu nghiên cứu chúng tôi gặp 31/31 trường hợp đau chói tại ổ gãy, triệu chứng này phù hợp với đặc điểm cũa gãy xương. 28/31 trường hợp gãy có bất lực hoàn toàn vận động khớp cổ chân do tổn thương gãy xương di lệch lớn và kèm theo các tổn thương dây chằng phối hợp, chiếm 90,03%. Có 74,19% trường hợp không tỳ được lên chân gãy. Nghiên cứu thực nghiệm đã chứng minh rằng: khi có sự di lệch của xương sên 1mm thì khả năng chịu lực giảm từ 20% đến 40%, còn khi xương sên di lệch 5mm thì khả năng chịu lực giảm 90% và bệnh nhân gần như không còn khả năng đứng bằng chân bị tổn thương [28]. Ngắn nửa trước bàn chân gặp ở 2/31 trường hợp, chiếm 6,45%, do gãy mắt cá sau kèm theo và di lệch của xương sên ra sau.
Sưng nề chi cũng thường gặp, do máu chảy ra từ ổ gãy xương, do tổn thương đụng dập các tổ chức phần mềm lân cận, do rối loạn dinh dưỡng…, xuất hiện từ 2 - 3 giờ đầu sau chấn thương và giảm dần sau 3 - 4 ngày. Đây là dấu hiệu ban đầu quan trọng giúp ch n đoán gãy xương. Nghiên cứu của chúng tôi thấy 29/31 bệnh nhân có sưng nề (93,53%) và 27/31 BN có biến dạng khớp cổ chân (87,09%), trong đó một trường hợp sưng nề to, có nhiều nốt phỏng dịch, đã được kê cao chân, chống phù nề tích cực và mổ sau 7 ngày. Có 2 trường hợp đắp thuốc nam đến muộn nên không còn thấy triệu chứng sưng nề nữa, tuy nhiên cổ chân vẫn bị vẹo và trục cẳng - bàn chân bị lệch ra ngoài.