Một số kiến nghị.

Một phần của tài liệu Một số vấn đề về hậu quả pháp lý của lyhôn theo Luật hôn nhân và gia đình 2000 (Trang 58 - 61)

Mặc dù, Luật HN&GĐ 2000 đã có nhiều quy định mới, tiến bộ hơn trong việc xác định tài sản chung, tài sản riêng vợ chồng khi ly hôn,vấn đề cấp dưỡng giữa vợ chồng, việc giải quyết mối quan hệ giữa cha mẹ và con. Nhưng, như đã phân tích ở trên, trong thực tiễn xét xử việc áp dụng các quy định này vào giải quyết các vụ việc cụ thể còn gặp phải những khó khăn nhất định. Do các quy định của pháp luật chưa cụ thể, rõ ràng còn mang tính chung chung nên chưa có sự thống nhất trong xét xử giữa các cấp Toà án.

Sau hơn 8 năm áp dụng các quy định của Luật HN&GĐ hiện hành, công tác xét xử của Toà án nhân dân các cấpcòn gặp nhiều khó khăn vướng mắc, các bản án, quyết định của Toà án bị kháng cáo, kháng nghị còn nhiều nhất là các tranh chấp về tài sản. Trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu đề tài “ Một số vấn đề về hậu quả pháp lý của ly hôn theo quy định của Luật

HN&GĐ 2000”, cũng như những vướng mắc còn tồn tại trong công tác xét

xử. Chúng tôi xin mạnh dạn đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định của Luật HN&GĐ nói chung, hậu quả pháp lý của ly hôn nói riêng.

Thứ nhất, để tạo điều kiện cho Toà án giải quyết tốt hơn các tranh chấp về tài sản của vợ chồng khi ly hôn, pháp luật cần quy định rõ hơn:

- Việc phân biệt nhập hay không nhập tài sản riêng vào tài sản sản chung để Toà án có căn cứ xác định ranh giới giữa việc nhập hay không nhập tài sản riêng vào tài sản chung để chia tài sản vợ chồng khi ly hôn được hợp lý và chính xác.

- Cần dự liệu các biện pháp nhằm bảo đảm tài sản chung của vợ chồng để chia khi ly hôn như niêm phong tài sản, hạn chế hành vi của vợ chồng sử dụng tài sản chung trong các giao dịch với người khác.

- Cần có văn bản hướng dẫn cụ thể việc xác định “công sức đóng góp, hoàn cảnh của mỗi bên trong việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung” để có sự thống nhất trong xét xử giữa các cấp Toà án về chia yài sản chung vợ chồng khi ly hôn.

Thứ hai, theo quy định của pháp luật thì vấn đề cấp dưỡng giữa vợ chồng khi ly hôn được đặt ra nếu một bên có “ khó khăn, túng thiếu, có yêu cầu cấp dưỡng và có lý do chính đáng” và bên kia có khả năng cấp dưỡng. Tuy nhiên, Luật HN&GĐ 2000 và các văn bản hướng dẫn thi hành không quy định cụ thể thế nào là “ khó khăn, túng thiếu” và khi nào “khó khăn, túng thiếu” đó được coi là “có lý do chính đáng”. Vì vậy, Toà án nhân dân Tối cao cần có văn bản hướng dẫn cụ thể về vấn đề này để Toà án các cấp áp dụng một cách triệt để các tranh chấp phát sinh, bảo vệ quyền lợi của các bên.

Thứ ba, trong thực tiễn xét xử, việc xác định mối quan hệ giữa cha mẹ và con khi ly hôn, Toà án các cấp thường gặp phải khó khăn khi xác định thời điểm cấp dưỡng nuôi con khi cha mẹ ly hôn. Vấn đề này chưa được đề cập trong Luật HN&GĐ nên khi thực hiện, tuỳ từng quan điểm mà các Toà án khác nhau có đường lối xử lý khác nhau như: có Toà án quyết định thời điểm cấp dưỡng nuôi con tính từ ngày Toà xẻcho vợ chồng ly hôn, có nơi lại tính từ ngày Toà án thụ lý đơn yêu cầu ly hôn của vợ chồng,… Vì vậy, cần có những quy định cụ thể về việc xác định thời điểm cấp dưỡng tạo điều kiện thuận lợi cho công tác xét xử và bảo vệ tốt nhất quyền lợi của đứa trẻ khi cha mẹ ly hôn.

Thứ tư, trong quá trình xét xử do không vận dụng đúng tinh thần các quy định của pháp luật hoặc do trình độ chuyên môn nghiệp vụ của các Thẩm phán chưa đồng đều nên các phán quyết của Toà án còn nhiều sai sót. Vì vậy, bên cạnh việc hoàn thiện các quy định của pháp luật cần chú ý tới việc nâng cao chất lượng đào tạo, trình độ chuyên môn nghiẹp vụ cho cán bộ Toà án để phục vụ tốt cho công tác xét xử.

Thứ năm, thực hiện công tác tuyên truyền và phổ biến ý thức pháp luật sâu rộng cho người dân, giúp họ ứng xử đúng pháp luật, phù hợp với đạo đức, thuần phong, mỹ tục của dân tộc. Đồng thời, phải xử lý nghiêm minh những hành vi vi phạm Luật HN&GĐ, tạo cho họ thói quen tôn trọng pháp luật.

KẾT LUẬN

Ngày nay, vấn đề ly hôn đã được nhìn nhận theo chiều hướng tích cực hơn nhưng những ảnh hưởng tiêu cực mà nó để lại cho gia đình và xã hội là không nhỏ. Việc giải quyết hậu quả pháp lý của ly hôn là một vấn đề mang ý nghĩa xã hội sâu sắc. Bởi hậu quả của ly hôn không chỉ là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng trước pháp luật mà còn làm phát sinh hàng loạt các vấn đề liên quan tới tài sản vợ chồng, nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ chồng, đặc biệt là việc giải quyết mối quan hệ giữa cha mẹ và con khi ly hôn.

Trên cơ sở kế thừa và phát triển các quy định của Luật HN&GĐ trước đây, Luật HN&GĐ năm 2000 đã quy định khá đầy đủ và cụ thể về hậu quả pháp lý của ly hôn. Những quy định này tạo cơ sở pháp lý cho việc giải quyết các tranh chấp phát sinh, bảo vệ được lợi ích chính đáng của các bên đặc biệt là quyền lợi của phụ nữ và trẻ em. Tuy nhiên, việc áp dụng các quy định này trong thực tiễn xét xử của Toà án nhân dân các cấp còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc do các tranh chấp nảy sinh trong lĩnh vực HN&GĐ ngày càng phức tạp, trong khi đó một số quy định của Luật HN&GĐ 2000 chưa thực sự cụ thể, rõ ràng. Trên thực tế, có rất nhiều vụ án ly hôn phải kéo dài qua nhiều cấp xét xử, hoặc có trường hợp trong cùng một nội dung vụ việc nhưng ở các cấp xét xử khác nhau lại có cách giả quyết khác nhau. Vì vậy, cần phải hoàn thiện các quy định của pháp luật kết hợp với việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho người dân, thực hiện tốt việc nâng cao chất lượng công tác xét xử của Toà án.

Một phần của tài liệu Một số vấn đề về hậu quả pháp lý của lyhôn theo Luật hôn nhân và gia đình 2000 (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w