Mức cấp dưỡng, phương thức cấp dưỡng.

Một phần của tài liệu Một số vấn đề về hậu quả pháp lý của lyhôn theo Luật hôn nhân và gia đình 2000 (Trang 38 - 39)

Theo quy định của Luật HN&GĐ 2000, mức cấp dưỡng sẽ do vợ chồng thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng. Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi theo sự thỏa thuận của các bên hoặc do Tòa án quyết định nếu các bên không thỏa thuận được (Điều 53).

Về phương thức thực hiện cấp dưỡng có thể theo định kì hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm và một lần [23, Điều 54], [24, Điều 18]. Các bên có thể thỏa thuận thay đổi phương thức cấp dưỡng, tạm ngừng cấp dưỡng nếu người có nghĩa vụ cấp dưỡng gặp khó khăn về kinh tế không có khả năng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng. Hoặc có thể yêu cầu Tòa án giải quyết việc thay đổi phương thức cấp dưỡng, tạm ngừng việc cấp dưỡng nếu họ không thỏa thuận được. Khi xem xét vấn đề này, Tòa án phải tìm hiểu thật kỹ và chỉ cho phép tạm ngừng cấp dưỡng khi khó khăn kinh tế là có thật và ví lý do chính đáng như ốm đau, thiên tai, tai nạn,… Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ chồng sau khi ly hôn sẽ chấm dứt nếu bên được cấp dưỡng đã kết hôn với người khác, [23,Điều 61].

Như vậy, theo quy định của pháp luật thì khi ly hôn vợ chồng có nghĩa vụ cấp dưỡng cho nhau nhưng trên thực tế vấn đề này rất ít xảy ra, thường chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với tỷ lệ ly hôn nhất là đối với vùng nông thôn, miền núi. Có nhiều nguyên nhân khiến vợ chồng không yêu cầu cấp dưỡng khi ly hôn như do tự ái, sĩ diện, hoặc do bên có khó khăn không muốn thừa nhận mình có khó khăn vì sợ mình không được nuôi con,…. Hiện nay, phổ biến là các trường hợp một bên vợ hoặc chồng tự nguyện cấp dưỡng cho bên kia, thường là cấp dưỡng một lần và được bên kia chấp nhận. Những hành vi này,

xuất phát từ truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam “vợ chồng một ngày cũng nên nghĩa”, pháp luật nên khuyến khích và chấp nhận sự tự nguyện đó của các bên. Mặc dù, bên có khó khăn, túng thiếu không có yêu cầu cấp dưỡng nhưng bên kia tự nguyện đề nghị việc cấp dưỡng và được người đó chập nhận thì Tòa án có thể công nhận sự tự nguyện đó. Ví dụ: Sau khi ly hôn do điều kiện công tác anh A không trực tiếp nuôi con chung nên anh đã tự nguyện cấp dưỡng một lần cho chị K là 10 triệu đồng để giúp chị và các con ổn định cuộc sống. Yêu cầu này của anh được Tòa án chấp nhận.

Một phần của tài liệu Một số vấn đề về hậu quả pháp lý của lyhôn theo Luật hôn nhân và gia đình 2000 (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w