Giải quyết tranh chấp tài sản giữa vợ chồng khi ly hôn.

Một phần của tài liệu Một số vấn đề về hậu quả pháp lý của lyhôn theo Luật hôn nhân và gia đình 2000 (Trang 48 - 55)

Mặc dù Luật HN&GĐ hiện hành, đã quy định chi tiết, cụ thể hơn Luật HN&GĐ 1986 về việc xác định đâu là tài sản riêng, đâu là tài sản chung vợ chồng, quyền và lợi ích chính đáng của các bên về vấn đề tài sản đã được đảm bảo. Nhưng trên thực tế, việc áp dụng các quy định này vào giải quyết các vụ án cụ thể còn nhiều khó khăn.

Đối với chia tài sản chung vợ chồng khi ly hôn: Theo quy định của

pháp luật, thì về nguyên tắc khi ly hôn tài sản chung của vợ chồng được chia đôi, khi chia phải xem xét công sức đóng góp của các bên vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung, bảo vệ quyền lợi của phụ nữ và trẻ em. Tuy nhiên, trên thực tế không phải Toà án nào cũng vận dụng đúng đắn, linh hoạt các nguyên tắc này khi chia tài sản của vợ chồng làm ảnh hưởng tới quyền lợi của họ. Cụ thể là trường hợp: Anh Nguyễn Minh Tuấn và chị Nguyễn Minh Yến tự nguyện kết hôn năm 1991 tại Sài Đồng - Gia Lâm - Hà Nội. Do quan điểm sống bất đồng, vợ chồng thường xuyên mâu thuẫn, anh Tuấn đã có quan hệ với người phụ nữ khác nên họ đã chính thức ly thân từ nhiều tháng nay. Ngày 01/11/1007, anh Tuấn gửi đơn xin ly hôn và đề nghị Toà án giải quyết cho ly hôn còn vấn đề tài sản sẽ giải quyết sau. Chị Yến không chấp nhận yêu cầu này và yêu cầu Toà án giải quyết toàn bộ vấn đề liên quan đến vụ án ly hôn theo quy định của pháp luật.

Về con: họ có 01 con chung là cháu Nguyễn Thị Bích Ngọc, sinh năm 1992. Về tài sản gồm: 01 xe máy HONDA 82- BKS 29F6- 4221, 01 xe máy Spacy BKS 29V7- 9374, 01 tivi, nhà đất tại số 01 Yên Thế - Ba Đình - Hà Nội, căn hộ 107A số 4B Yên Thế - Ba Đình, nhà đất tại số 707 Nguyễn Văn Linh - Gia Lâm. Tài sản của công ty TNHH Tuấn Yến và các tài sản khác.

Tại bản án số 73/QĐST-HNGĐ ngày 21/08/2008, căn cứ theo quy định tại Điều 89, 90, 92, 94 và Điều 95 Luật HN&GĐ 2000, Toà án nhân dân quận

Long Biên, công nhận sự thuận tình ly hôn giữa anh Tuấn và chị Yến, công nhận sự thoả thuận của các bên về việc:

Giao con chung là cháu Nguyễn Thị Bích Ngọc, sinh năm 1992 cho chị Yến trực tiếp chăm sóc nuôi dưỡng, anh Tuấn có trách nhiệm đóng góp phí tổn nuôi con 2.100.000 đồng/tháng, không ai được cản trở quyền gặp gõ, chăm sóc con chung.

Về tài sản: anh Tuấn sở hữu 01 xe Honda 82, 01 tivi, nhà đất tại số 01 Yên Thế và căn hộ số 107A nhà số 4B Yên Thế. Chị Yến sở hữu 01 xe Spacy, nhà đất tại 707 Nguyễn Văn Linh - Gia Lâm và thanh toán tiền chênh lệch về tài sản cho anh Tuấn là 1.084.000.000đồng. Các tài sản khác và công ty TNHH Tuấn Yến do các bên tự thoả thuận.

Ngày 02/09/2008, không đồng ý với quyết định trên của Toà án, chị Yến làm đơn kháng cáo lên Toà án nhân dân thành phố Hà Nội yêu cầu Toà án giải quyết việc chia tài sản chung. Sau khi xác minh, thu thập chứng cứ, xem xét yêu cầu của các bên, tại bản án số 06/HNPT ngày 23/11/2008, Toà án nhân dân thành phố Hà Nội đã sửa một phần bản án sơ thẩm. Theo đó, anh Tuấn được sở hữu 01 xe Honda 82, 01 tivi, nhà đất tại số 01 Yên Thế, căn hộ số 107A nhà số 4B Yên Thế. Chị Yến sở hữu 01 xe Spacy, nhà đất tại 707 Nguyễn Văn Linh - Gia Lâm và thanh toán tiền chênh lệch về tài sản cho anh Tuấn là 684.000.000đồng. Với lý do, dù chị Yến chỉ là nội trợ trong gia đình nhưng chị được quyền nuôi con và phải chăm sóc mẹ anh Tuấn đang chạy thận nhân tạo nên cần có tài sản để đảm bảo cuộc sống và nuôi dạy con cái. Như vậy, trong quá trình xét xử, Toà án nhân dân thành phố Hà Nội đã vận dụng đúng đắn các quy định của pháp luật và đưa ra phán quyết phù hợp, đảm bảo quyền & lợi ích hợp pháp của các bên.

Trường hợp, Anh Nguyễn Văn Thắng, trú tại 455, Bồ Sơn - Thị xã Bắc Ninh và chị Nguyễn Thị Lăng, trú tại 457, Bồ Sơn - Thị xã Bắc Ninh kết hôn trên cơ sở tự nguyện có đăng kí kết hôn tại UBND xã.

Về tài sản: vợ chồng anh Thắng, chị Lăng có 2 căn nhà tại số 455 và 457 Bồ Sơn và các tài sản khác trị giá khoảng 100 triệu đồng, tiền mặt vợ

chồng có 1 tỉ đồng trong đó chị Lăng cầm 260 triệu đồng còn lại anh Thắng cầm, về nợ chung, vợ chồng không nợ ai và không ai nợ vợ chồng.

Trong tài sản của vợ chồng anh Thắng có một phần tài sản của vợ chồng bà Ngô Thị Nguyệt (mẹ anh Thắng). Vợ chồng anh Thắng thống nhất chia số tiền trên làm 3 phần: mẹ anh Thắng 400 triệu đồng, vợ chồng anh mỗi người 300 triệu đồng; về bất động sản: anh Thắng sở hữu ngôi nhà số 455, chị Lăng sở hữu ngôi nhà số 457, còn đất nông nghiệp anh đề nghị Toà án giải quyết theo quy định của pháp luật.

Căn cứ Điều 89, 91, 92, 95 và Điều 97 Luật HN&GĐ và NĐ, bản án số 03/DSST ngày 13/1/2005 của Toà án nhân dân thị xã Bắc Ninh: anh Thắng được sở hữu ngôi nhà số 455 cấp 3A, 3 tầng và các công trình gắn liền với ngôi nhà và sử dụng ô đất ở 75,25 m2- tại thửa đất số 61 + 62 tờ bản đồ số 06 thôn Bồ Sơn và 400 triệu đồng. Chị Lăng sở hữu ngôi nhà số 457 cấp 3A, hai tầng cùng các công trình gắn liền với ngôi nhà và sử dụng ô đất 64,75 m2 thửa đất số 62, tờ bản đồ số 06 thôn Bồ Sơn, chị Lăng được sở hữu toàn bộ đồ dùng sinh hoạt trong nhà trị giá 100 triệu đồng và 400 triệu tiền mặt ( chị đã cầm 260 triệu), anhThắng phải trả thêm cho chị 140 triệu. Trích trả công sức của ông Nguyễn Văn Sở (đã chết), bà Ngô Thị Nguyệt (bố mẹ anh Thắng) 200 triệu, anh Thắng có trách nhiệm trả cho bà Nguyệt.

Ngày 25/01/2005, chị Lăng làm đơn kháng cáo về việc chia tài sản của Toà án sơ thẩm là không công bằng, trích trả công sức đóng góp cho bà Nguyệt là quá nhiều và đề nghị Toà án xem xét khoản nợ tại Ngân hàng Công thương là 450 triệu, 30 m2 đất phía sau nhà số 457 ở cấp sơ thẩm chị đã không kê khai.

Sau khi xem xét lời trình bày của các bên đương sư, điều tra, xác minh vụ việc, Toà án nhân dân tỉnh Bác Ninh, quyết định huỷ án dân sự sơ thẩm số 03/DSST của Toà án nhân dân thị xã Bắc Ninh. Như vậy, bản án sơ thẩm chia tài sản chung của vợ chồng anh Thắng chi Lăng là chưa hợp lý nên không thuyết phục được các bên. Vì vậy, Tòa án cấp phúc cần phải tiến hành xác định nguồn gốc tài sản, công sức đóng góp của các bên để chia, hạn chế được các khiếu kiện kéo dài qua nhiều cấp xét xử.

Mặt khác, khi chia tài sản chung vợ chồng ngoài việc xác định công sức đóng góp của các bên, cần quán triệt nguyên tắc bảo vệ quyền lợi chính đáng của các bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để họ có điều kiện tiếp tục lao động có thu nhập, như: trường hợp chị Lê Thị Thu và anh Nguyễn Văn Kiên kết hôn năm 1998. Sau khi kết hôn họ có mua 180m2 đất để làm nhà. Anh Kiên là bộ đội đóng quân xa nhà nên việc mua đất, xây dựng nhà cửa do chị Thu thực hiện còn anh chỉ đóng góp tiền bạc. Sau đó chị Thu mở cửa hàng tạp hoá tại nhà. Do cuộc sống chung không hoà hợp nên tháng 12/2006, chị Thu làm đơn yêu cầu xin ly hôn với anh Kiên. Cả hai vợ chồng chị đều có yêu cầu chia diện tích đất có ngôi nhà trên đó.

Sau khi điều tra, Toà án nhân dân huyên YK, xác định ngôi nhà 60m2/180m2 đất là tài sản chung vợ chồng. Tại bản án số 02/HNST ngày 20/2/2007, Toà án nhân dân huyện YK quyết định chia cho mỗi bên một nửa diện tích đất trên trong đó chị Thu được sở hữu 90m2 đất trên đó có ngôi nhà. Với lý do, chị Thu có công sức đóng góp nhiều hơn trong việc mua đất, xây nhà và nuôi dạy con cái, hơn nữa thu nhập từ việc bán hàng là nguồn sống duy nhất của mẹ con chị, chị lại là người trực tiếp nuôi dạy các con. Còn anh Kiên sở hữu 90m2 đất phía trong ngôi nhà.

Như vậy, bản án của Toà án nhân dân huyện YK là hoàn toàn hợp lý, giải quyết theo đúng nguyên tắc chia tài sản chung, bảo vệ lợi ích của vợ, con chưa thành niên, lợi ích của sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên, trên thực tế cũng có những bản án chưa quán triệt các nguyên tắc này nên đưa ra các phán quyết không phù hợp như trường hợp: Ông Đỗ Quốc Việt và Bà Trần Thị Quyết kết hôn với nhau năm 1984 tại xã X - Từ Liêm - Hà Nội. Sau khi kết hôn chị Quyết tiếp tục làm công nhân tại công ty S còn anh Việt ở nhà làm nông nghiệp. Năm 1997 chị Quyết xin nghỉ việc hưởng trợ cấp 1 lần và ở nhà làm nông nghiệp cùng chồng. Tháng 5/2006 anh Việt xin ly hôn, và yêu cầu chia tài sản chung vợ chồng.

Tại bản án số 85/2006/QĐST - LH ngày 10/11/2006 Toà án nhân dân huyện Từ Liêm công nhận sự thuận tình ly hôn và thoả thuận về nuôi con của anh Việt, chị Quyết. Về tài sản, xác định ngôi nhà cấp 4 là của ông Đ (bố anh

Việt), giao toàn bộ diện tích đất nông nghiệp cho anh Việt quản lý và anh Việt có trách nhiệm thanh toán phần tài sản chênh lệch và công sức đóng góp của chị Quyết. Vì cho rằng, diện tích đất là tiêu chuẩn của bố con anh Việt, chị Quyết trước đây là công nhân nên không được giao quyền sử dụng đất. Bản án này đã không quán triệt nguyên tắc bảo vệ lợi ích của các bên trong sản xuất, kinh doanh để họ ổn định cuộc sống sau khi ly hôn. Vì thực tế, chị Quyết đã nghỉ việc từ lâu và hiện tại đang làm nông nghiệp cùng chồng mà không có công ăn, việc làm gì khác để tạo thu nhập.

Đối với tài sản riêng: Mặc dù, Luật HN&GĐ quy định rất cụ thể căn cứ

để xác định tài riêng, tài sản chung vợ chồng nhưng trên thực tế việc áp dụng các quy định này để xác định tài sản riêng, tài sản chung không phải lúc nào cũng dễ dàng. Vì tài sản của vợ chồng có từ nhiều nguồn khác nhau, hoặc khi chung sống hòa thuận thường không có sự phân biệt rạch ròi giữa tài sản riêng và tài sản chung,… Nếu các bên đã có sự thoả thuận về việc xác định tài sản riêng thì Toà án tôn trọng và ghi nhận sự thoả thuận đó. Tuy nhiên, trên thực tế sự thoả thuận này rất ít khi xảy ra vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của các bên nên họ không thừa nhận hoặc nếu thừa nhận đó là tài sản riêng của bên kia thì lại cho rằng họ đã nhập tài sản đó vào khối tài sản chung của gia đình. Trong khi đó, các quy định về việc nhập hay không nhập tài sản riêng vào tài sản chung chưa rõ ràng nên trong quá trình xét xử, ở mỗi cấp Toà án lại đưa ra các phán quyết khác nhau: Như trường hợp anh Nguyễn Đăng Minh được chị gái cho 35.000.000đồng, anh đã mua xe máy và 01 máy tính xách tay để thuận tiện cho việc đi lại của gia đình cũng như công việc của mình. Khi ly hôn chị Đỗ Thị Thanh không thừa nhận đó là tài sản riêng của anh Minh mà nói đó là tài sản chung vợ chồng và anh Minh đã không chứng minh được các tài sản sản đó có nguồn gốc từ tài sản được tặng cho riêng . Vì thế, tại bản án số 07/LHST ngày 05/08/2007 Tòa án huyện YK (Ninh Bình), xác định đó là tài sản chung của vợ chồng nên quyền và lợi ích của anh không được đảm bảo.

Ngoài ra, trường hợp vợ chồng không tự nguyện nhập tài sản riêng vào tài sản chung nhưng trong quá trình chung sống, giá trị tài sản riêng đã tăng

lên nhiều lần do họ dùng tài sản chung để tu sửa thì Tòa án xác định phần giá trị tăng thêm và nhập vào tài sản chung để chia. Hoặc tài sản riêng ở trong tình trạng hư hỏng nặng, gần như không còn giá trị sử dụng và người có tài sản riêng đã dùng tài sản chung để khôi phục lại giá trị của tài sản thì khi ly hôn Tòa án cần xác định đó là tài sản chung của vợ chồng để chia. Hoặc trường hợp tài sản riêng có thể chuyển đổi thành tài sản khác có giá trị tương đương mà vợ (hoặc chồng) không đồng ý nhập vào khối tài sản chung thì khi ly hôn về nguyên tắc đó là tài sản riêng.

Ông Trần Văn Hùng và bà Nguyễn Thị Vinh kết hôn năm 1990. Trong quá trình chung sống vợ chồng phát sinh mâu thuẫn, tháng 3/1999 bà Vinh xin ly hôn, ông Hùng yêu cầu được đoàn tụ, sau đó lại đồng ý ly hôn.

Về con chung: trong thời gian chung sống họ có một con chung là Trần Văn Dũng, sinh năm 1992.

Về tài sản: Trước khi kết hôn ông Hùng được bố mẹ cho căn nhà tại thôn Đồng - huyện Y, bà Vinh được bố mẹ cho 3028,1 m2 đất nông nghiệp. Sau khi kết hôn, hai vợ chồng đã bỏ ra 12.000.000đồng để tu sửa lại căn nhà và canh tác tại diện tích đất trên và mua sắm được một số tài sản gồm: một xe máy Dream, 1tivi, 2 giường, 10 triệu đồng tiền mặt do bà Vinh giữ. Khi ly hôn, bà Vinh yêu cầu chia tài sản chung, ông Hùng yêu cầu được chia một phần diện đất nông nghiệp.

Theo bản án sơ thẩm số 12/HNST của Tòa án nhân dân huyện Y, chấp nhận yêu cầu chia tài sản chung của bà Vinh. Theo đó, bà được quyền sử dụng 3028,1 m2 và 10 triệu tiền mặt còn ông Hùng được quyền sở hữu 01 xe máy, 01 tivi, 02 giường và toàn bộ giá trị tài sản làm thêm tại căn nhà mà ông được bố mẹ cho và phải thanh toán phần giá trị tài sản chênh lệch cho bà Vinh là 1.655.568 đồng.

Không đồng ý với quyết định trên của Tòa án, bà Vinh làm đơn kháng cáo yêu cầu được chia lại toàn bộ khối tài sản chung.

Tại phiên tòa phúc thẩm cả hai vợ chồng ông Hùng đều xác định toàn bộ căn nhà và 3028.1 m2 đất nông nghiệp là tài sản chung vợ chồng. Nhưng để đảm bảo cho các bên ổn định cuộc sống, hai bên tự nguyện thỏa thuận việc (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

chia khối tài sản chung của vợ chồng. Theo đó, bản án phúc thẩm số 05 /HNPT, Tòa án nhân dân thành phố K, đã sửa một phần bản án sơ thẩm, công nhận sự thỏa thuận của các đương sự như sau: bà Vinh được quyền sử dụng diện tích đất nông nghiệp trên,01 tivi và 10 triệu đồng tiền mặt, ông Hùng được sở hữu căn nhà, 01 xe máy, 02 giường và không phải thanh toán phần chênh lệch còn các tài sản khác ai đang quản lý thì thuộc về người đó.

Hiện nay, có nhiều trường hợp vợ (hoặc chồng) vay mượn tiền bạc, tài sản của người khác để chi dùng cho mục đích riêng hoặc thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng thì phải thanh toán các khoản nợ đó bằng tài sản riêng của mình. Nhưng trong quá trình xét xử, Tòa án thường gặp vướng mắc trong việc xác định các khoản nợ mà một bên vay trong thời kì hôn nhân để phục vụ cho

Một phần của tài liệu Một số vấn đề về hậu quả pháp lý của lyhôn theo Luật hôn nhân và gia đình 2000 (Trang 48 - 55)