Công tác huy động vốn trong những năm gần đây

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác chấm điểm tín dụng và xếp hạng tín dụng khách hàng nhằm giảm thiểu rủi ro tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh khánh hòa (Trang 60 - 63)

5. Kết cấu của đồ án

2.2.3 Công tác huy động vốn trong những năm gần đây

Trong những năm qua thị trường huy động vốn diễn ra rất phức tạp do sự thay đổi liên tục của giá vàng, giá dầu và lãi suất. Mặt khác, các tổ chức tín dụng cũng đưa ra sự cạnh tranh mạnh mẽ. Trước tình hình đó, chi nhánh đã cố gắng giữ vững và tăng trưởng nguồn vốn huy động

Bảng 2.2: Kết quả huy động vốn năm 2013 - 2014

Đvt: triệu đồng CHỈ TIÊU Năm 2012 Năm 2013 Năm

2014

2013/2012 2014/2013 (+)/(-) % (+)/(-) % A- Tổng huy động 3,843,477 4,291,023 4,926,844 447,546 11.64 635,821 14.82

c. Theo loại tiền

Huy động vốn VND 3,603,590 4,034,272 4,692,428 430,682 11.95 658,156 16.31 Huy động vốn USD 239,887 256,751 234,416 16,864 7.03 (22,335) -8.70 a. Theo thành phần kinh tế - Huy động từ TCTD, TCTC 291,167 472,176 301,771 181,009 62.17 (170,405) -36.09 - Huy động vốn từ KBNN 78,354 30,000 50,000 (48,354) -61.71 20,000 66.67 - Huy động từ tổ chức kinh tế 727,852 759,341 953,349 31,489 4.33 194,008 25.55 - Tiền gửi dân cư 2,746,104 3,029,506 3,621,724 283,402 10.32 592,218 19.55

b. Theo kỳ hạn

- Huy động vốn Không kỳ hạn 456,294 463,141 617,137 6,847 1.50 153,996 33.25 - Huy động vốn Ngắn hạn 2,604,885 1,402,181 2,204,123 (1,202,704) -46.17 801,942 57.19 - Huy động vốn Trung dài hạn 782,298 2,425,701 2,105,585 1,643,403 210.07 (320,116) -13.20

Kể từ khi thành lập cho đến nay, ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Khánh Hòa đã gây dựng được uy tín trong dân cư, có mối quan hệ mật thiết với nhiều doanh nghiệp lớn nhỏ trong địa bàn tỉnh Khánh Hòa. Huy động vốn được coi là yếu tố quan trọng đầu tiên để quyết định sự tồn tại và phát triển của một ngân hàng. Hiện nay với sự ra đời của nhiều ngân hàng khác nhau trên thị trường thì triển khai huy động vốn từ những khoản tiền tiết kiệm nhỏ trong dân cư đến các khoản tiền thanh toán lớn của doanh nghiệp. Qua bảng số liệu trên cho thấy:

Cơ cấu huy động vốn theo loại tiền

Tổng nguồn vốn huy động của của BIDV tăng lên qua các năm. Năm 2012, tổng vốn huy động được là 3,843,477 triệu đồng trong đó nguồn vốn huy động từ nguồn nội tệ là 3,603,590 triệu đồng, chiếm 93.76% trong tổng huy động vốn và từ nguồn ngoại tệ là 239,887 triệu đồng, chiếm 6.24% trong tổng huy động vốn. Sang năm 2013, chi nhánh huy động được 4,291,023 triệu đồng, tăng 447,546 triệu đồng,

tương đương tăng 11.64% so với năm 2012. Trong đó vốn huy động từ nội tệ là 4,034,272 triệu đồng, chiếm 94.02% trong tổng huy động vốn và vốn huy động từ ngoại tệ là 256,751 triệu đồng, chiếm 5.98% trong tổng huy động vốn. Sang năm 2013 chi nhánh huy động thêm được 635,821 triệu đồng, nâng số vốn huy động lên

4,926,844 triệu đồng, tăng 14.82% so với năm 2013.

Cơ cấu huy động vốn theo thành phần kinh tế

Cơ cấu huy động vốn theo đối tượng khách hàng: có chuyển biến theo hướng tích cực, tỷ trọng tiền gửi của nhóm khách hàng dân cư tăng nhanh và chiếm tỉ trọng lớn (hơn 70% trong tổng vốn huy động), tiếp đến là tiền gửi của các TCKT (chiếm khoảng 17% -18% trong tổng vốn huy động), còn lại là tiền gửi của các TCTD, TCTC, KBNN chiếm tỉ trọng không đáng kể (chiếm khoảng 10% trong tổng vốn huy động)

Cụ thể, năm 2012 tổng số vốn huy động từ dân cư là 2,746,104 triệu đồng, sang đến năm 2013 là 3,029,506 triệu đồng, tăng 283,402 triệu đồng, tương đương tăng 10.32% so với năm 2012. Năm 2014 tăng thêm 592,218 triệu đồng làm cho số tiền gửi đạt 3,621,724 triệu đồng.

Tiền gửi từ các tổ chức kinh tế có xu hướng tăng, năm 2012 là 727,852 triệu đồng, năm 2013 đạt 759,341 triệu đồng, tăng 31,489 triệu đồng, tương đương tăng 4.33% so với năm 2012. Sang năm 2014 đạt 953,349 triệu đồng, tăng 194,008 triệu đồng, tương đương tăng 25.55% so với năm 2013.

Nguốn vốn huy động được từ các TCTC, TCTD năm 2012 đạt 291,167 triệu đồng, sang năm 2013 đạt 472,176 triệu đồng, tăng 181,009 triệu đồng, tương đương tăng 62.17% so với năm 2012. Sang năm 2014 lại có xu hướng giảm, vốn huy động đạt được 301,771 triệu đồng, giảm 170,405 triệu đồng, tương đương giảm 36.09% so với năm 2013.

Nguồn vốn huy động từ KBNN năm 2012 là 78,354 triệu đồng, năm 2013 là 30,000 triệu đồng, giảm 48,354 triệu đồng, tương đương giảm 61.71% so với năm 2012. Sang năm 2014 đạt được 50,000 triệu đồng, tăng 20,000 triệu đồng, tương đương tăng 66.67% so với năm 2013. Nói chung tình hình huy động vốn của BIDV

chi nhánh Khánh Hòa có những chuyển biến tích cực, đạt được kết quả như vậy là do ngay từ đầu năm chi nhánh tập trung nguồn lực đẩy mạnh huy động vốn, thiết kế, triển khai các sản phẩm mới tương đối đa dạng, đáp ứng nhu cầu của khách hàng, các chương trình dự thưởng có sáng tạo về hình thức lẫn cơ cấu giải thưởng.

Huy động vốn theo thời hạn của chi nhánh

Có những chuyển biến đáng kể, vốn huy động thường ở dưới dạng tiền gửi ngắn hạn (dưới 12 tháng), tỷ trọng của nhóm này có xu hướng giảm dần qua từng năm, đến năm 2014 chiếm khoảng 42,7% trong tổng vốn huy động. Năm 2012, huy động vốn ngắn hạn là 2,604,885 triệu đồng, sang năm 2013 là 1,402,181 triệu đồng, tương đương giảm 46.17% so với năm 2013, năm 2014 đạt 801,942 triệu đồng, tương đương tăng 57.19% so với năm 2013. Huy động vốn trung và dài hạn tăng mạnh nhất vào năm 2013, tăng 210% và chiếm 56,5% trong tổng huy động vốn, sang đến năm 2014 là 2,105,585 triệu đồng, giảm 320,116 triệu đồng, tương đương giảm 13.2% so với năm 2013.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác chấm điểm tín dụng và xếp hạng tín dụng khách hàng nhằm giảm thiểu rủi ro tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh khánh hòa (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)