Giới thiệu về Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác chấm điểm tín dụng và xếp hạng tín dụng khách hàng nhằm giảm thiểu rủi ro tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh khánh hòa (Trang 43 - 55)

5. Kết cấu của đồ án

2.1.2Giới thiệu về Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh

Hòa

2.1.2.1 Giới thiệu sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Khánh Hòa

- Tên tiếng Anh: Bank for investment and Development of VietNam - KhanhHoa Branch.

- Địa chỉ: Trụ sở chính 35 đường 2/4, Phường Vạn Thắng, Thành phố Nha Trang, Tỉnh Khánh Hoà. - Điện thoại: 058.382.3495 - Fax: 0583.812.350 - Webside: www.bidv.com.vn - Email: Khanhhoa@bidv.com.vn

- Phương châm “chia sẻ cơ hội, hợp tác thành công”

“share opportunities, share success”

Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu Tư và Phát Triển Khánh Hòa được thành lập năm 1976, tiền thân của Ngân hàng là phòng cấp phát vốn xây dựng cơ bản tỉnh Phú Khánh. Từ đó đến nay phù hợp với sự phát triển chung của Ngân hàng TMCP ĐT&PT Việt Nam, Chi nhánh đã lần lược mang những tên:

- Chi nhánh Ngân hàng Kiến Thiết tỉnh Phú Khánh

- Chi nhánh Ngân hàng Đầu Tư và Xây dựng tỉnh Phú Khánh

- Chi nhánh Ngân hàng Đầu Tư và Phát triển tỉnh Phú Khánh

- Chi nhánh Ngân hàng Đầu Tư và Phát triển tỉnh Khánh Hòa

- Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Khánh Hòa

2.1.2.2 Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, chi nhánh Khánh Hòa

- Giai đoạn 1976 - 1995

Những năm 1976 - 1994, chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Khánh Hòa chỉ hoạt động trong lĩnh vực cấp phát vốn và cho vay vốn đầu tư và xây dựng cơ bản theo kế hoạch của Nhà nước để cấp cho các dự án phát triển kinh tế, kĩ thuật và huy động vốn trung và dài hạn trong và ngoài nước để cho vay trung và dài hạn là chủ yếu, không kinh doanh như một ngân hàng thương mại.

Đến năm 1995, do yêu cầu đòi hỏi khách quan của nền kinh tế cũng như tốc độ phát triển của xã hội, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Khánh Hòa bắt đầu chuyển đổi. Sau khi tách khỏi cục đầu tư, chi nhánh BIDV Khánh Hòa đã chuyển sang kinh doanh như một ngân hàng đa năng, tổng hợp theo mô hình của

một ngân hàng thương mại. Do địa bàn tỉnh có đầy đủ 4 ngân hàng thương mại quốc doanh cho nên khi chuyển sang ngân hàng thương mại, ngân hàng đã gặp không ít khó khăn, quy mô nhỏ, lực lượng còn yếu, chưa có kinh nghiệm, bạn hàng chưa biết đến nhiều, cho nên chi nhánh đã không có nhiều lợi thế cạnh tranh và không có khả năng mở rộng quy mô hoạt động, cơ sở vật chất còn thiếu thốn, nguồn vốn nhỏ bé.

Theo số liệu thống kê của chi nhánh thì tổng tài sản của chi nhánh lúc đó chỉ có 54 tỉ đồng, tổng vốn huy động 8,4 tỉ đồng, tổng dư nợ cho vay 37,4 tỉ đồng chỉ chiếm 5% thị phần trên địa bàn tỉnh lúc bấy giờ. Khách hàng chủ yếu của chi nhánh là các khách hàng thuộc lĩnh vực xây lắp: Công trình xây dựng cầu đường 505, 510, xí nghiệp cấp thoát nước 202, công ty vật liệu may Khánh Hòa, công ty xây dựng thủy lợi…Số khách hàng lớn rất ít vì đã đặt quan hệ với các ngân hàng thương mại khác.

- Giai đoạn năm 1996 đến nay

Ngân hàng Đầu tư và phát triển chi nhánh Khánh Hòa đã hoạt động tích cực hơn trong lĩnh vực đầu tư và phát triển cho nhiều dự án, công trình trọng điểm, chương trình dự án lớn của tỉnh, chương trình phủ điện nông thôn, chương trình phát triển nhà ở, chương trình đánh bắt cá xa bờ, đầu tư phát triển du lịch. Chi nhánh đã triển khai cho vay nhiều dự án lớn và tiếp tục giải ngân như dự án mía đường Cam Ranh với công suất 6000 tấn mía/ngày, nhà máy nhôm của công ty xây dựng 76 vay đầu tư nhà máy với công suất 5000 tấn/ngày, với tổng vốn vay gần 100 tỷ đồng, dự án công viên nước Phù Đổng hơn 21 tỷ đồng, công ty thương mại đầu tư vay trên 5,1 triệu USD, dự án du lịch Hòn Tre. Việc cho vay các dự án lớn có tính khả thi cao sẽ tạo điều kiện cho ngân hàng tăng trưởng tín dụng ổn định, hạn chế rủi ro, tăng khả năng thu lãi đúng như tính toán và giữ được mối quan hệ lâu dài với khách hàng. Chi nhánh đã xác định yếu tố quyết định để thực hiện chiến lược kinh doanh là phải có vốn, đây là điều kiện tiên quyết để đạt được mục tiêu đề ra. Vì vậy, biện pháp huy động vốn tại chỗ là biện pháp tối ưu nhất để đảm bảo đủ vốn, phục vụ cho khách hàng. Ngay từ đầu, chi nhánh đã tiến hành mở rộng các hình thức huy động vốn như trái phiếu, tiết kiệm trong dân cư, tranh thủ nguồn vốn tài trợ của nước ngoài. Nhờ việc đa dạng hóa các hình thức huy động vốn cho các dự

án đầu tư và phát triển theo định hướng của Nhà nước, của địa phương và các khoản tín dụng thương mại khác.

2.1.2.3 Chức năng, nhiệm vụ, vai trò và vị trí của BIDV Khánh Hòa

Chức năng, nhiệm vụ của BIDV Khánh Hòa

Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Khánh Hòa là một thành viên trực thuộc ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam nên thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ của ngân hàng trung ương giao cho. Nếu trước đây, chi nhánh BIDV Khánh Hòa với nghiệp vụ truyền thống là huy động vốn dưới hình thức ngắn hạn và chiết khấu thương phiếu là chính, đối tượng cho vay chủ yếu là các doanh nghiệp xây lắp thì ngày nay chi nhánh BIDV Khánh Hòa là một ngân hàng mang đầy đủ tính chất của một ngân hàng thương mại, thực hiện hầu hết các nghiệp vụ ngân hàng mà các ngân hàng trên địa bàn tỉnh cùng thực hiện, được phép kinh doanh đa năng, tổng hợp chức năng, trung gian tín dụng trong thanh toán, cung cấp tín dụng và quản lí các phương tiện thanh toán, cung cấp các dịch vụ tài chính.Ngân hàng trực tiếp giao dịch với các tổ chức kinh tế cá nhân, doanh nghiệp nhận tiền gửi của khách hàng và sử dụng số tiền đó cho các doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức khác có nhu cầu đi vay. Tuy nhiên, nét nổi bật của chi nhánh Ngân hàng và Phát triển Khánh Hòa là tập trung huy động vốn và tiến hành cho vay vốn trung và dài hạn cho các doanh nghiệp vì sự nghiệp phát triển đất nước, vì mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Cụ thể có một số chức năng, nhiệm vụ sau:

- Huy động vốn ngắn hạn, trung và dài hạn từ mọi thành phần kinh tế, cá

nhân, các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp bằng nhiều hình thức như tiền gửi tiết kiệm có kì hạn hay không kì hạn, tranh thủ nguồn vốn huy động có chi phí rẻ như nguồn vốn tài trợ của Trung ương hay của nước ngoài. Đây là hoạt động chủ yếu của chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Khánh Hòa.

- Đầu tư thông qua hình thức góp vốn cổ phần hoặc cùng các ngân hàng

- Cho vay: cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, cho vay tài trợ xuất nhập khẩu, chiết khấu chứng từ có giá, cho vay theo chỉ định của chính phủ, cho vay tiêu dùng đối với cán bộ công nhân viên.

- Thanh toán trong và ngoài nước.

- Thấu chi, chiết khấu thương phiếu, trái phiếu.

- Dịch vụ ngân hàng, nhận kiểm đếm tiền mặt, chi trả lương, mua bán ngoại (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

tệ, dịch vụ kiều hối, chuyển tiền nhanh, thanh toán thẻ tín dụng, séc du lịch.

- Các dịch vụ khác: tư vấn đầu tư ngân hàng tại nhà, nhận gửi tài sản quý

hiếm, chứng từ có giá.

Vai trò, vị trí của BIDV chi nhánh Khánh Hòa

- Là nơi cung cấp tín dụng cho nền kinh tế, là cấu nối giữa tiết kiệm và đầu tư.

- Giúp cho các nhà kinh doanh trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

- Ngân hàng khuyến khích tiết kiệm trong nền kinh tế.

- Hoạt động ngân hàng có tác dụng điều tiết sự dịch chuyển của vốn đầu tư

dẫn đến bình quân hóa tỉ trọng lợi nhuận, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát triển vùng.

- Hoạt động của ngân hàng góp phần chống lạm phát.

- Ngân hàng tài trợ cho các hoạt động xuất nhập khẩu, thúc đẩy phát triển

2.1.2.4 Cơ cấu tổ chức quản lí của BIDV Khánh Hòa

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lí NHTMCP Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam chi nhánh Khánh Hòa

BAN GIÁM ĐỐC Khối quan hệ KH Khối quản lý rủi ro Khối tác nghiệp Khối trực thuộc Khối quản lý nội bộ Phòng QHKH doanh nghiệp Phòng quản lý rủi ro Phòng quản trị tín dụng Phòng dịch vụ khách hàng Phòng thanh toán quốc tế Phòng quản lý - dịch vụ ngân quỹ Phòng tài chính - kế toán Phòng tổ chức hành chính - điện toán Phòng kế hoạch - tổng hợp Phòng QHKH cá nhân Phòng giao dịch -Xóm Mới -Binh Tân -Vĩnh Hải -Thống Nhất -Ninh Hòa -Cam Ranh -Lộc Thọ Phòng nghiệp vụ thẻ

Nhận thức được những khó khăn và thách thức, ngay từ ngày đầu ban lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ công nhân viên trong Chi nhánh đã cùng nhau đề ra chiến lược kinh doanh thích hợp để hội nhập và phát triển. Trong chiến lược Chi nhánh đặc biệt coi trọng chiến lược phát triển nguồn lực, bởi con người là yếu tố quyết định, nhất là trong hoạt động ngân hàng cần phải có những cán bộ có trình ðộ, có năng lực phẩm chất và tâm huyết với nghề nghiệp. Hiện tại cơ cấu tổ chức và tình hình về cán bộ nhân viên trong Chi nhánh như sau:

Đứng đầu là ban Giám đốc, dưới ban Giám đốc được chia ra năm khối, mỗi khối có các phòng ban:

- Khối tác nghiệp: gồm phòng quản trị tín dụng, phòng dịch vụ khách hàng,

phòng quản lý dịch vụ ngân quỹ, phòng thanh toán quốc tế, phòng nghiệp vụ thẻ.

- Khối quan hệ khách hàng: gồm phòng quan hệ khách hàng cá nhân, phòng

quan hệ khách hàng Doanh nghiệp.

- Khối quản lý rủi ro: gồm phòng quản lý rủi ro.

- Khối quản lý nội bộ: gồm phòng tài chính - kế toán, phòng tổ chức - hành

chính - điện toán, phòng kế hoạch tổng hợp.

- Khối trực thuộc: gồm phòng giao dịch Thống Nhất, phòng giao dịch Bình

Tân, phòng giao dịch Xóm Mới, phòng giao dịch Vĩnh Hải, phòng giao dịch Ninh Hòa, phòng giao dịch Cam Ranh, phòng giao dịch Lộc Thọ.

2.1.2.5 Chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban

Ban giám đốc

Ban giám đốc của chi nhánh bao gồm 1 giám đốc và 2 phó giám đốc

- Giám đốc: Là người đại diện cho chi nhánh, có trách nhiệm quản lí vĩ mô

toàn bộ hoạt động kinh doanh và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Phó giám đốc: hỗ trợ cho giám đốc trong công tác quản lý,phụ trách các

mảng nghiệp vụ khác của ngân hàng và chịu trách nhiệm trước giám đốc và pháp luật về những quyết định đưa ra.

-Là thành phần đi đầu và hướng dẫn mọi công việc của chi nhánh, chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước NHNN về tính tuân thủ pháp luật trong toàn bộ các mảng hoạt động của chi nhánh, có trách nhiệm quản lí và tổ chức thực hiện các hoạt động của chi nhánh để đảm bảo vai trò và chức năng của một NHTM để hoàn thành xuất sắc các mục tiêu đề ra.

Phòng Quản trị tín dụng

- Trực tiếp thực hiện tác nghiệp và quản trị cho vay, bảo lãnh đối với khách

hàng theo quy định, quy trình của ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

- Thực hiện tính toán, trích lập, dự phòng rủi ro theo kết quả phân loại nợ

của phòng quan hệ khách hàng theo đúng quy định của ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Chịu trách nhiệm hoàn toàn về an toàn trong tác nghiệp của phòng, tuân thủ quy trình kiểm soát nội bộ trước khi giao dịch được thực hiện, giám sát khách hàng tuân thủ các điều kiện của hợp đồng tín dụng.

- Đầu mối lưu giữ chứng từ giao dịch, hồ sơ nghiệp vụ tín dụng, bảo lãnh và

tài sản đảm bảo nợ, quản lí thông tin (thu thập, xử lí) và lập các loại báo cáo, thống kê về quản trị tín dụng theo quy định.

- Tham gia đóng góp ý kiến vào các văn bản quản trị tín dụng.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của Giám Đốc chi nhánh.

Phòng dịch vụ khách hàng

Trực tiếp quản lí tài khoản và giao dịch khách hàng

- Trực tiếp bán sản phẩm/dịch vụ tại quầy, giao dịch với khách hàng và thực

hiện tác nghiệp theo quy định.

- Quản lí tài khoản, thu thập thông tin khách hàng và hạch toán kế toán các

giao dịch với khách hàng và các giao dịch khác.

- Thực hiện giải ngân vốn vay cho khách hàng trên cơ sở hồ sơ giải ngân

được phê duyệt. Thực hiện thu nợ, thu lãi theo yêu cầu của phòng quản trị tín dụng.

- Trực tiếp thực hiện các giao dịch về thẻ: tiếp nhận, hướng dẫn thủ tục, xử

- Trực tiếp chi trả kiều hối đối với khách hàng, thông báo và in chứng từ cho khách hàng. Tiếp nhận hồ sơ khách hàng chuyển tiền quốc tế từ khách hàng hoặc các phòng có liên quan tại chi nhánh để chuyển về trụ sở chính.

- Tiếp nhận ý kiến phản hồi của khách hàng về sản phẩm, dịch vụ, thủ tục,

phong cách giao dịch để phản ánh với lãnh đạo. Tiếp thu, cải tiến phong cách phục vụ để không ngừng đáp ứng sự hài lòng của khách hàng.

- Thực hiện công tác phòng chống rửa tiền đối với các giao dịch phát sinh

theo quy định của Nhà nước và của Ngân hàng, phát hiện, báo cáo và xử lí kịp thời các giao dịch có dấu hiệu đáng ngờ trong tình huống khẩn cấp.

Chịu trách nhiệm

- Kiểm tra tính pháp lí, tính đầy đủ, đúng đắn của các chứng từ giao dịch.

- Thực hiện đúng các quy định, các quy trình nghiệp vụ, thẩm quyền và các

quy định về bảo mật trong mọi hoạt động giao dịch với khách hàng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Thực hiện đầy đủ các biện pháp kiểm soát nội bộ trước khi hoàn tất một

giao dịch với khách hàng.

- Chịu trách nhiệm hoàn toàn về việc tự kiểm tra tính tuân thủ các quy định

của Nhà nước và của ngân hàng trong hoạt động tác nghiệp của Phòng, đảm bảo an toàn về tiền và tài sản của ngân hàng và khách hàng.

- Quản lí, lưu trữ hồ sơ, thông tin (thu thập, lưu trữ, bảo mật) thuộc nhiệm vụ

của phòng và lập các báo cáo, thống kê nghiệp vụ phục vụ quản trị điều hành theo quy định.

Phòng quản lí dịch vụ ngân quỹ

- Trực tiếp thực hiện nghiệp vụ về quản lí kho và xuất (nhập) quỹ.

- Đề xuất, tham mưu với Giám Đốc chi nhánh về các biện pháp, điều kiện

đảm bảo an toàn kho, quỹ và an ninh tiền tệ, phát triển các dịch vụ về kho, quỹ, thực hiện đúng quy chế quản lí khi quỹ. Chịu trách nhiệm hoàn toàn về bảo đảm an toàn kho, quỹ và an ninh tiền tệ, bảo đảm an toàn tài sản của chi nhánh và của khách hàng:

- Theo dõi, tổng hợp, lập báo cáo tiền tệ, an toàn kho quỹ theo quy định.

- Tham gia ý kiến, xây dựng chế độ, quy trình về công tác tiền, kho quỹ để

- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của Giám Đốc.

Phòng quản lí rủi ro

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác chấm điểm tín dụng và xếp hạng tín dụng khách hàng nhằm giảm thiểu rủi ro tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh khánh hòa (Trang 43 - 55)