5. Kết cấu của đồ án
1.2.8 Một số nghiên cứu và kinh nghiệm xếp hạng tín dụng
1.2.8.1 Các nghiên cứu và kinh nghiệm xếp hạng tín dụng trên thị trường tài chính của Mĩ
Các công ty xếp hạng tín nhiệm của Mĩ được hình thành từ rất sớm so với thế giới, bao gồm: những tổ chức chuyên về xếp hạng tín nhiệm các công cụ nợ của doanh nghiệp và xếp hạng tín nhiệm quốc gia hoạt động trên thị trường tài chính quốc tế như: Moody’s và S&P sau đó có thêm Fitch Investor Service. Ngày nay, các tổ chức tín nhiệm này của Mĩ hoạt động trên các thị trường tài chính lớn và cả những thị trường mới nổi trên toàn cầu. Kết quả xếp hạng tín nhiệm của các tổ chức được đánh giá rất cao.
a. Phương pháp xếp hạng tín nhiệm của Moody’s
Phương pháp xếp hạng tín dụng của Moody’s tập trung vào bốn lĩnh vực chính là đánh giá môi trường ngành, đánh giá tình hình tài chính, đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh, đánh giá khả năng quản trị doanh nghiệp chú trọng vào quản trị rủi ro và kiểm soát nội bộ. Đối với Moody’s xếp hạng chất lượng công cụ nợ dài hạn của doanh nghiệp cao nhất từ Aaa sau đó thấp dần đến C được thể hiện ở bảng 1. So với kí hiệu xếp hạng của Moody’s thì S&P có thêm kí hiệu r, nếu kí hiệu xếp hạng doanh nghiệp có kèm theo kí hiệu này có nghĩa cần chú ý những rủi ro phi tín dụng có liên quan.
Bảng 1.1: Hệ thống kí hiệu xếp hạng tín dụng của Moody’s
Xếp hạng Tình trạng
Aaa Chất lượng cao nhất
Đầu tư Aa1 Chất lượng cao Aa2 Aa3 A1
Chất lượng vừa, khả năng thanh toán tốt A2
A3 Baa1
Chất lượng vừa, đủ khả năng thanh toán Baa2
Baa3 Ba1
Khả năng thanh toán không chắc chắn
Đầu cơ Ba2
Ba3 B1
Rủi ro đầu tư cao B2 B3 Caa1 Chất lượng kém Khả năng phá sản Caa2 Caa3
Ca Đầu cơ có rủi ro cao Phá sản hoàn toàn
C Chất lượng kém nhất
Nguồn: http:// www.senate.michigan.gov
b. Phương pháp xếp hạng tín nhiệm của S&P
Phương pháp xếp hạng của S&P bao gồm phân tích định lượng và phân tích định tính. Nó cũng tập trung phân tích dòng tiền và khả năng thanh toán trong quá khứ. Trong quy trình xếp hạng S&P không phân loại theo tính chất của dữ liệu mà phân lợi theo rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính trong ngành/lợi thế kinh tế, khả năng
sinh lợi trong sự so sánh với các doanh nghiệp khác trong nhóm tương đồng, S&P nhấn mạnh nhân tố chính trong rủi ro kinh doanh là khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
Rủi ro tài chính gồm phân tích chính sách tài chính, chính sách và thông tin kế toán, khả năng đáp ứng dòng tiền, cấu trúc vốn, khả năng thanh toán ngắn hạn.
Bảng 1.2 Ý nghĩa các mức xếp hạng của S&P
ST T
Mức xếp
hạng Ý nghĩa
1 AAA Mức xếp hạng cao nhất. Khả năng hoàn trả khoản vay của khách hàng
được xếp hạng này là đặc biệt tốt
2 AA
Khách hàng xếp hạng này có năng lực trả nợ không kém nhiều so với khách hàng được xếp hạng AAA. Khả năng hoàn trả khoản nợ của khách hàng được xếp loại này là rất tốt
3 A
Khách hàng xếp loại này có nhiều khả năng chịu tác động tiêu cực của các yếu tố bên ngoài và các điều kiện kinh tế hơn các khách hàng được xếp hạng cao hơn. Tuy nhiên khả năng trả nợ vẫn được đánh giá tốt
4 BBB
Khách hàng xếp hạng BBB có các chỉ số cho thấy khách hàng có khả năng hoàn trả đầy đủ các khoản vay. Tuy nhiên các điều kiện kinh tế bất lợi và sự thay đổi của các yếu tố bên ngoài có nhiều khả năng hơn trong suy giảm khả năng trả nợ của khách hàng
5 BB
Khách hàng xếp loại BB ít có nguy cơ mất khả năng trả nợ hơn các nhóm từ B đến D. Tuy nhiên các điều kiện kinh tế bất lợi và sự thay đổi các yếu tố bên ngoài có nhiều khả năng hơn trong suy giảm khả năng trả nợ khách hàng
6 B
Khách hàng xếp hạng B có nhiều nguy cơ mất khả năng trả nợ hơn khách hàng nhóm BB. Tuy nhiên,hiện thời khách hàng vẫn có khả năng hoàn trả nợ vay. Các điều kiện kinh doanh, tài chính và kinh tế nhiều khả năng ảnh hưởng đến khả năng hoặc thiện chí trả nợ
7 CCC
Khách hàng xếp loại này hiện thời đang bị suy giảm khả năng trả nợ, khả năng trả nợ của khách hàng phụ thuộc vào độ thuận lợi của các điều kiện kinh doanh, tài chính và kinh tế. Trong trường hợp các yếu tố bất lợi xảy ra, khách hàng có nhiều khả năng không trả được nợ
8 CC Khách hàng xếp hạng này hiện thời đang bị suy giảm khả năng trả nợ
9 C Khách hàng xếp hạng C trong trường hợp đã thực hiện các thủ tục xin
phá sản hoặc có động thái tương tự nhưng việc trả nợ vẫn duy trì
10 D
Khách hàng xếp hạng này trong trường hợp đã mất khả năng trả nợ, các tổn thất đã thực sự xảy ra, không xếp hạng D cho khách hàng mà việc mất khả năng trả nợ chỉ mới là dự kiến
1.2.8.2 Kinh nghiệm xếp hạng của một số ngân hàng thương mại
a. Xếp hạng tín dụng doanh nghiệpcủa Vietinbank
Đánh giá qua hai chỉ tiêu: chỉ tiêu tài chính và chỉ tiêu phi tài chính
Thông thường mỗi chỉ tiêu tài chính đánh giá có khoảng 5 khoảng giá trị tương ứng với 5 mức điểm: 20, 40, 60, 80, 100 (điểm ban đầu). Và mỗi nhóm chỉ tiêu phi tài chính cũng được phân với 5 mức điểm: 4, 8, 12, 16, 20 (điểm ban đầu). Tổng điểm đạt được sau khi đã nhân điểm ban đầu với trọng số sẽ là kết quả để xếp loại sau khi thực hiện tham khảo ý kiến chuyên gia. Mô hình XHTD áp dụng cho doanh nghiệp Vietinbank bao gồm 11 chỉ tiêu tài chính theo hướng dẫn của NHNN Việt Nam, phân theo 4 nhóm ngành và 3 mức quy mô doanh nghiệp . Các nhóm chỉ tiêu phi tài chính trong mô hình đánh giá gồm: Lưu chuyển tiền tê, năng lực kinh nghiệm quản lí, uy tín giao dịch với ngân hàng gồm quan hệ tín dụng và quan hệ phi tín dụng, môi trường kinh doanh và các đặc điểm hoạt động khác.
Hệ thống XHTD của Vietinbank cũng phân loại doanh nghiệp theo ba nhóm là doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, và doanh nghiệp khác để tính điểm trọng số các chỉ tiêu phi tài chính như trình bày trong Bảng 1.3
Bảng 1.3: Điểm trọng số các chỉ tiêu phi tài chính chấm điểm XHTD doanh nghiệp của Vietinbank
Chỉ tiêu phi tài chính
Doanh nghiệp nhà nước
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Doanh nghiệp khác
Lưu chuyển tiền tệ 20% 20% 27%
Năng lực và kinh
nghiệm quản lí 27% 33% 27%
Uy tín giao dịch với
ngân hàng 33% 33% 31%
Môi trường kinh
doanh 7% 7% 7%
Các đặc điểm hoạt
động khác 13% 7% 8%
Để tính tổng điểm đạt được cuối cùng, XHTD của Vietinbank còn phân loại doanh nghiệp theo hai loại là doanh nghiệp đã được kiểm toán như trình bày trong bảng 1.
Bảng 1.4: Điểm trọng số các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính chấm điểm XHTD doanh nghiệp của Vietinbank
Chỉ tiêu Báo cáo tài chính được kiểm toán
Báo cáo tài chính chưa được kiểm toán
Các chỉ tiêu tài chính 35% 30%
Các chỉ tiêu phi tài
chính 65% 70%
Nguồn: Ngân hàng Công thương Việt Nam
Kết quả xếp hạng được phân thành 10 mức theo hệ thống kí hiệu giảm dần từ AA đến C như trình bày trong bảng 1.5
Bảng 1.5: Phân loại Đánh giá xếp hạng theo điểm và xếp hạng doanh nghiệp của Vietinbank
Điểm Xếp hạng Đánh giá xếp hạng
92,4 – 100 AA+ Tình hình tài chính lành mạnh, hoạt động kinh doanh đạt hiệu
quả cao, ổn định, triển vọng phát triển lâu dài. Rủi ro thấp.
84,8 – 92,3
AA . Tình hình tài chính lành mạnh, hoạt động kinh doanh đạt hiệu
quả, ổn định, triển vọng phát triển lâu dài. Rủi ro thấp
77,2 – 84,7 AA-
Tình hình tài chính ổn định nhưng có những hạn chế nhất định, hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả nhưng không ổn định, triển vọng phát triển tốt. Rủi ro thấp.
69,6 – 77,1 BB+
Hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả và có triển vọng trong ngắn hạn, tình hình tài chính ổn định trong ngắn hạn. Rủi ro trung bình.
62 – 69,5 BB
Tiềm lực tài chính trung bình, có những nguy cơ tiềm ẩn. Hoạt động kinh doanh tốt trong hiện tại nhưng dễ bị tổn thất do những biến động lớn. Rủi ro trung bình, khả năng trả nợ có thể bị giảm.
54,4 – 61,9 BB-
Khả năng tự chủ tài chính thấp, dòng tiền biến động theo chiều hướng xấu, hiệu quả hoạt động kinh doanh không cao, dễ tác động lớn từ những biến động nhỏ trong kinh doanh. Rủi ro cao.
46,8 – 54,3 CC+
Hiệu quả hoạt động kinh doanh thấp, không ổn định, năng lực tài chính yếu, bị thua lỗ trong gần đây và đang phải khó khăn để duy trì khả năng sinh lời. Rủi ro cao.
39,2 – 46,7 CC
Hiệu quả hoạt động kinh doanh thấp, năng lực tài chính yếu kém, đã có nợ quá hạn dưới 90 ngày. Rủi ro rất cao, khả năng trả nợ kém.
31,6 – 39,1 CC-
Hiệu quả hoạt động kinh doanh thấp, bị thua lỗ, không có triển vọng phục hồi, năng lực tài chính yếu kém, đã có nợ quá hạn. Rủi ro rất cao.
<31,6
C .
Tài chính yếu kém, bị thua lỗ kéo dài, có nợ khó đòi. Rủi ro đặc biệt cao, mất khả năng trả nợ
b. Xếp hạng tín dụng doanh nghiệp của Ngân hàng TMCP Á Châu
Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ được xây dựng và hiện đang áp dụng cho ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu được tư vấn theo hệ thống xếp hạng tín dụng của công ty kiểm toán quốc tế Erm & Young. Hiện nay, hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ doanh nghiệp của ACB được chia thành hai hệ thống chấm điểm: 1 phân hệ dùng để xét duyệt (scoring xét duyệt) và 1 phân hệ dùng để phân loại nợ (scoring phân loại nợ), trong đó phân hệ xét duyệt gồm các bộ chỉ tiêu khác so với hệ thống phân loại nợ và tỉ trọng điểm khắt khe hơn. Phân hệ xét duyệt được sử dụng khi ra quyết định cấp tín dụng, phân hệ phân loại nợ được cán bộ xếp định kì hàng quý phù hợp với kì phân loại nợ
Hệ thống XHTD nội bộ của ACB sử dụng báo cáo tài chính tròn năm. Việc đánh giá các yếu tố tài chính của doanh nghiệp được xếp hạng dựa trên phương pháp định lượng qua việc phân tích báo cáo tài chính trong năm gần nhất. Các nhóm chỉ tiêu tài chính được xem xét gồm:
Bảng 1.6 Các chỉ tiêu tài chính chấm điểm DN của ACB
Nhóm chỉ tiêu thanh khoản
Khả năng thanh toán hiện hành Khả năng thanh toán nhanh Khả năng thanh toán tức thời
Nhóm chỉ tiêu hoạt động
Vòng quay vốn lưu động Vòng quay hàng tồn kho Vòng quay các khoản phải thu Hiệu suất sử dụng tài sản cố định
Nhóm chỉ tiêu thu nhập
Tổng nợ phải trả/Tổng tài sản Nợ dài hạn/ Vốn chủ sở hữu Lợi nhuận gộp/ Doanh thu thuần
Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh/DT thuần
Các yếu tố phi tài chính được đánh giá kết hợp bằng phương pháp định tính và phương pháp định lượng. Số điểm cho mỗi chỉ tiêu được đánh gái từ 20 đến 100 điểm và tỷ trọng cho từng chỉ tiêu được thay đổi tùy thuộc vào ngành nghề và quy mô doanh nghiệp của khách hàng
Kết quả XHTD nội bộ của ACB có 10 mức xếp hạng từ AAA đến C. Thang điểm cho các mức xếp hạng đăng kí với NHNN theo scoring phân loại nợ và scoring xét duyệt như sau:Mã khách hàng dùng để chấm điểm tín dụng đồng thời cũng là mã trên hệ thống TCBS (phần mềm corebanking). Mã này là duy nhất trên toàn hệ thống, với hệ thống tin học ngân hàng hiện đại đã được vận hành từ năm 2001 đã giúp ích cho hệ thống xếp hạng và việc quản lí khách hàng rất chặt chẽ
Bảng 1.7 Mức xếp hạng theo scoring phân loại nợ và scoring xét duyệt của ngân hàng TMCP Á Châu STT Điểm theo scoring PLN Điểm theo scoringxét duyệt Mức xếp hạng Phân loại nợ
1 Từ 95 – 100 Từ 99 - 100 AAA Đủ tiêu chuẩn
2 Từ 85 < 95 Từ 95 < 99 AA Đủ tiêu chuẩn
3 Từ 72 < 85 Từ 85 < 95 A Đủ tiêu chuẩn
4 Từ 70 < 72 Từ 72 < 85 BBB Cần chú ý
5 Từ 65 < 70 Từ 68 < 72 BB Cần chú ý
6 Từ 59 < 65 Từ 62 <72 B Cần chú ý
7 Từ 56 < 59 Từ 59 < 62 CCC Dưới tiêu chuẩn
8 Từ 53 < 59 Từ 56 < 59 CC Dưới tiêu chuẩn
9 Từ 45 < 53 Từ 48 < 56 C Nợ nghi ngờ
10 Từ 20 < 45 Từ 23 < 48 D Nợ có khả năng mất vốn
c. Hệ thống xếp hạng tín dụng của trung tâm thông tin tín dụng CIC
Trung tâm thông tin tín dụng CIC là tổ chức xếp hạng thuộc NHNN. Có thể nói CIC thuần túy chỉ xếp hạng các khách hàng của TCTD, do vậy kết quả xếp hạng này chủ yếu được CIC cung cấp cho các TCTD phục vụ việc cấp vốn, cho vay của các tổ chức này. Mặt khác căn cứ vào độ tin cậy tín dụng của các DN được khảo sát, cũng có thể xem đây là một gợi ý, một kênh tham khảo về chất lượng DN, biết được bản chất về năng lực kinh doanh, trạng thái DN đó đang ở mức nào để nhà đầu tư đưa ra quyết định đầu tư
Công việc xếp hạng sẽ căn cứ vào các chỉ tiêu tài chính theo các báo cáo tài chính của DN và chỉ tiêu phi tài chính như quản trị điều hành, cơ cấu tổ chức doanh nghiệp…để đánh giá xếp hạng. Các chỉ tiêu được thuần hóa và đưa ra thành điểm.
Từ tổng điểm của các chỉ tiêu, cộng lại thành khung điểm và chia thành 9 loại doanh nghiệp, được xếp hạng từ AAA đến C. Do những hạn chế về nguồn cung cấp thông tin, CIC hiện đang chủ yếu sử dụng các chỉ tiêu tài chính để chấm điểm theo hướng dẫn tại quyết định 57/200/QĐ-NHNN ngày 24/01/2002 của NHNN và xem nhẹ các chỉ tiêu phi tài chính do vậy độ tin cậy và chính xác chưa cao
Bảng1.8: Xếp hạng tín dụng doanh nghiệp theo CIC
Kí hiệu
xếp hạng Thang điểm Ý nghĩa
AAA Từ 139 điểm
trở lên
Doanh nghiệp hoạt động hiệu quả cao, khả năng tự chủ tài chính tài chính rất tốt, triển vọng phát triển lâu dài, tiềm lực tài chính mạnh, lịch sử vay trả nợ tốt, rủi ro thấp nhất.
AA Từ 124 điểm
đến 138 điểm
Loại ưu: doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả và ổn định. Khả năng tự chủ tài chính tốt, triển vọng phát triển tốt. Lịch sử vay trả nợ tốt, rủi ro thấp.
A Từ 109 điểm
đến 123 điểm
Loại tốt: Tình hình tài chính ổn định, hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Lịch sử vay trả nợ tốt, rủi ro tương đối thấp
BBB Từ 94 điểm
đến 108 điểm
Loại khá: Hoạt động tương đối hiệu quả, tình hình tài chính ổn định, có hạn chế nhất định về tiềm lực tài chính. Rủi ro trung bình.
BB Từ 79 điểm
đến 93 điểm
Loại trung bình khá: Doanh nghiệp hoạt động tốt trong hiện tại nhưng dễ bị ảnh hưởng bởi những biến động lớn trong kinh doanh do sức ép cạnh tranh. Tiềm lực tài chính trung bình . Rủi ro trung bình.
B Từ 64 điểm
đến 78 điểm
Loại trung bình: Doanh nghiệp hoạt động chưa có hiệu quả, khả năng tự chủ tài chính thấp. Rủi ro tương đối cao.
CCC Từ 49 điểm
đến 63 điểm
Loại trung bình yếu: doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả thấp, tự chủ tài chính yếu, rủi ro cao
đến 48 điểm chính yếu kém, khả năng trả nợ ngân hàng kém, rủi ro rất cao.
C Dưới 33 điểm
Loại yếu kém: Doanh nghiệp hoạt động yếu kém, thua lỗ