Hoạt động thông tin tuyên truyền tài liệu địa chí

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả khai thác nguồn lực thông tin địa chí tại thư viện tỉnh thanh hoá (Trang 51 - 54)

Ngoài việc tổ chức phục vụ bạn đọc tại chỗ, photo hay dịch tài liệu địa chí theo yêu cầu của độc giả thì thư viện tỉnh Thanh Hóa còn chủ động tiến hành các hoạt động thông tin, tuyên truyền tài liệu địa chí phục vụ bạn đọc.

Qua khảo sát cho thấy, thư viên đã tiến hành thông tin, tuyên truyền tài liệu địa chí theo ba hình thức chủ yếu là:

- Trưng bày, triển lãm tài liệu địa chí.

- Nói chuyện giới thiệu tài liệu đại chí.

- Thi tìm hiểu về Thanh Hóa, về nhân vật, sự kiên của Thanh Hóa. Những hình thức này được tổ chức xen kẽ, hỗ trợ nhau, làm cho thông tin tuyên truyền tài liệu địa chí của thư viện trở nên sinh động, có sức thu hút đối với đông đảo bạn đọc.

47

2.2.5.1. Trưng bày triển lãm tài liệu địa chí

Thư viện tỉnh Thanh Hóa đặc biệt chú trọng đến việc tổ chức các cuộc trưng bày, triển lãm giới thiệu tài liệu địa chí. Hàng năm thư viện tổ chức nhiều cuộc trưng bày triển lãm tài liệu địa chí theo định kỳ hoặc nhân dịp kỉ niệm các ngày lễ lớn, kỷ niệm trọng đại của địa phương.

Tài liệu triển lãm được tập hợp theo từng chủ đề. Ví dụ như triển lãm sách nhân dịp kỷ niệm ngày sinh của Lê Lợi (10/09/1385); triển lãm sách nhân dịp ngày kỉ niêm thành lập thành phố (1/5/1994)… và gần đây nhất là hai cuộc triển lãm lớn với tên gọi “50 năm Thanh Hóa – Quảng Nam nghĩa nặng , tình sâu”, nhân dịp kỷ niệm 50 năm kết nghĩa Thanh Hóa - Quảng Nam (1960-2010) và cuộc triển lãm “Ký ức Hàm Rồng” nhân dịp 45 năm chiến thắng Hàm Rồng (03,04/04/1965 - 03,04/04/2010).

Thư viện tỉnh Thanh Hóa cũng tổ chức các tủ sách trưng bày, pano apphich tuyên truyền giới thiệu sách tới quần chúng nhân dân.

Tuy nhiên thư viện tỉnh Thanh Hóa cũng cần quan tâm nhiều hơn nữa tới việc triển lãm sách báo theo chuyên đề riêng biệt như kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật theo địa phương… đồng thời cũng cần thông báo rộng rãi về các cuộc trưng bày triển lãm sách báo tới đông đảo quần chúng nhân dân thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng nhằm phổ biến kiến thức địa chí tới đông đảo nhân dân trong tỉnh, nâng cao hiệu quả của công tác địa chí tại thư viện nói chung.

2.2.5.2. Nói chuyện giới thiệu về tài liệu địa chí

Cùng với việc trưng bày triển lãm sách báo về địa phương, hàng năm, hàng quý, thư viên tỉnh Thanh Hóa còn thường xuyên tổ chức các buổi nói chuyện giới thiệu về tài liệu địa chí, phục vụ cho các vấn đề mà người dân địa phương quan tâm hoặc trao đổi, tạo đàm về các tài liệu do các tác giả là địa phương viết. Diễn giả trong các buổi nói chuyện giới thiệu về tài liệu địa chí

48

này thường là các nhà khoa học, các nhà văn, nhà thơ, nhà nghiên cứu lý luận có uy tín. Hàng loạt các tên tuổi như: Giáo sư Hoàng Thiếu Sơn, giáo sư Hoàng Phương, nhà văn Sơn Tùng, nhà văn Lê Lựu… đã trở nên thân thiết với các bạn đọc thư viện tỉnh Thanh Hóa qua các đề tài nói chuyện hấp dẫn và bổ ích.

Qua những lần tiếp xúc này giúp cho bạn đọc có cơ hội hiểu hơn về tầm quan trọng của thư viện và ý nghĩa của tài liệu địa chí. Bạn đọc cũng có thể thẳng thắn bày tỏ quan điểm của mình về lĩnh vực quan tâm cũng như đưa ra ý kiến thắc mắc để giải đáp. Qua những cuộc nói chuyện như vậy sẽ giúp cho ‘khoảng cách” giữa bạn đó và thư viện trở nên ngắn lại và bạn đọc sẽ thấy được thư viện thực sự có ý nghĩa với mình.

Đây là một hoạt động thiết thực và rất có ý nghĩa vì vậy thư viện cần phát huy hơn nữa thế mạnh của nó trong công tác phục vụ bạn đọc, trong việc khai thác tài liệu địa chí ở thư viện.

2.2.5.3. Thi tìm hiểu về địa phương

Cùng với việc tổ chức các buổi nói chuyện về tài liệu địa chí thì cuộc thi tìm hiều về Thanh Hóa, về nhân vật, sự kiện của Thanh Hóa cũng là một phương thức tuyên truyền, phục vụ bạn đọc hiệu quả của thư viện tỉnh Thanh Hóa, đóng góp không nhỏ trong công cuộc khai thác tài liệu địa chí tại thư viện. Và cũng thông qua đó giáo dục về niềm tự hào về quê hướng, đặc biệt là truyền thống cách mạng của tỉnh nhà cho thanh thiếu niên.

Hàng năm, thư viện tỉnh Thanh Hóa tổ chức nhiều cuộc thi tìm hiểu về địa phương với những đề tài thiết thực, có thể lấy ví dụ:

- Bác hồ với Thanh Hóa

- “Tìm hiểu về Đoàn, Đội’’

49

Các cuộc thi như vậy đã giúp bạn đọc nói chung, đặc biệt là các bạn học sinh phổ thông (học sinh, sinh viên và các nhân vật trong tỉnh) tăng thêm sự hiểu biết của mình về quá khứ lịch sử, truyền thông của địa phương trên cơ sở tìm đọc tài liệu để trả lời các câu hỏi trong cuộc thi.

Từ những nghiên cứu trên chúng ta có thể thấy, đáp ứng nhu cầu đa dạng, khác nhau về tài liệu địa chí, thư viện tỉnh Thanh Hóa đã có nhiều phương thức phục vụ không ngừng nâng cao số lượng tài liệu cũng như hiệu quả phục vụ nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu của đọc giả địa chí. Đây cũng là một mục tiêu được thư viện tỉnh đặt lên hàng đầu trong kế hoạch xây dựng và phát triển của mình. Bên cạnh những ưu điểm nổi bật đó thì công tác phục vụ tài liệu địa chí tại thư viện tỉnh cũng còn một số hạn chế như: việc sao chép tài liệu theo nhu cầu của bạn đọc còn gặp khó khăn, do nhiều tài liệu đã cũ, bị hư hỏng nặng không thể photo được, hay việc photo tài liệu còn chậm khiến độc giả phải chờ lâu, làm chậm tiến trình công việc cũng như không thỏa mãn được nhu cầu của bạn đọc; sở dĩ như vậy do cơ sở vật chất còn hạn chế, cả thư viện chỉ có một máy photo thường bị hỏng hóc, không sửa chữa kịp thời khiến phục vụ bạn đọc bị chậm trễ… hay trong hình thức phục vu thông tin thư mục địa chí cũng vậy: đối với các lĩnh vực kinh tế, văn hóa xã hội và đặc biệt là các lĩnh vực khoa học kĩ thuật luôn có những thay đổi hàng ngày, hàng giờ, điều này cũng đỏi hỏi cán bộ địa chí thường xuyên phải cập nhật thông tin về những thay đổi đó, nắm bắt và bổ sung kịp thời những tài liệu chứa đựng thông tin mới, đáp ứng nhu cầu của bạn đọc…

Thư viện tỉnh Thanh Hóa cần nhanh chóng khắc phục những tồn tại này, từ đó nâng cao hơn hiệu quả phục vụ của công tác địa chí hay cụ thể hơn là hiệu quả khai thác tài liệu địa chí tại thư viên.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả khai thác nguồn lực thông tin địa chí tại thư viện tỉnh thanh hoá (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)