0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu, xác định giá trị nguồn lực thông

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ KHAI THÁC NGUỒN LỰC THÔNG TIN ĐỊA CHÍ TẠI THƯ VIỆN TỈNH THANH HOÁ (Trang 72 -72 )

thông tin địa chí tại thư viện tỉnh Thanh Hoá

Tại thư viện tỉnh Thanh Hoá, có một thực tế là vốn tài liệu địa chí vẫn chưa được xác định giá trị một cách hệ thống và hoàn chỉnh. Việc xác định giá trị, khảo sát, thống kê chi tiết vốn tài liệu địa chí có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá, tránh trùng lặp lãng phí, cũng như tuyên truyền, phổ biến và đặt ra các tiêu chuẩn ưu tiên trong các công tác nghiệp vụ để có quy chế bảo quản và khai thác tài liệu hợp lí.

Để thẩm định đầy đủ giá trị vốn tài liệu địa chí, các thư viện cần lên kế hoạch và thành lập Hội đồng thẩm định bao gồm các chuyên gia thư viện, chuyên gia về tài liệu địa chí, nhà khoa học, nhà nghiên cứu về lịch sử, văn hoá… Việc thẩm định cần được tiến hành triệt để nhằm phân loại, lên danh mục tài liệu địa chí, thuộc dạng độc bản, quý hiếm.

Các tiêu chí để thẩm định giá trị tài liệu địa chí có thể là :

- Những điểm đặc biệt về giá trị hình thức và tầm quan trọng về nội dung mà tài liệu địa chí phản ánh?

68

- Gía trị tài liệu địa chí mang tính cục bộ , quốc gia hay quốc tế?

- Các tài liệu này có liên quan gì đến các tài liệu cùng chủ đề đang lưu giữ tại thư viện và các thư viện khác?

- Thông tin trong các tài liệu đó là duy nhất hay là sao chép lại từ các nguồn được lưu giữ ở những nơi khác?

- Tính chính xác và nguồn gốc của các tài liệu như thế nào(xác minh bằng văn bản).

3.6.2. Hoàn thiện công tác xử lí hình thức và xử lí nội dung tài liệu

Hiện nay ở thư viện Thanh Hoá, các công tác chuyên môn nghiệp vụ đều được hỗ trợ ít nhiều bởi công nghệ thông tin từ khâu xử lí đến tra cứu phục vụ NDT. Vấn đề đặt ra là các thư viện cần tiếp tục đầu tư hoàn thiện các công cụ này và tập trung tiến hành xử lí hồi cố toàn bộ vốn tài liệu địa chí, hoàn chỉnh các công cụ tra cứu nhằm phục vụ hiệu quả hơn cho công tác quản lí và khai thác tài liệu địa chí.

Mặt khác, các thư viện cần có sự đầu tư thuê chuyên gia về tài liệu địa chí để xử lí nội dung tài liệu (tóm tắt, lược dịch, lược thuật, thậm chí dịch toàn văn đối với những tài liệu địa chí có giá trị đặc biệt, về lâu dài phải hướng tới việc biên dịch toàn bộ vốn thư tịch cổ, đặc biệt là thư tịch Hán – Nôm của tỉnh).

3.6.3. Nâng cao hiệu quả công tác bảo quản

Trong công tác thư viện và lưu trữ, công tác bảo quản tài liệu luôn giữ một vị trí quan trọng, đặc biệt là việc bảo quản đặc biệt đối với các tài liệu quý hiếm.

Thư viện tỉnh Thanh Hoá đã có nhiều cố gắng nhằm bảo quản lâu dài vốn tài liệu địa chí. Tuy nhiên, trong điều kiện hoàn cảnh còn khó khăn về kinh phí, trang thiết bị và nguồn nhân lực, phần lớn các tài liệu địa chí tại những thư viện này đều đang đứng trong tình trạng xuống cấp nghiêm trọng.

69

Trong thời gian tới, các thư viện cần quan tâm hơn nữa công tác này bằng cách:

- Đào tạo đội ngũ cán bộ bảo quản có trình độ chuyên môn cao, am hiểu về tài liệu địa chí, làm chủ và vận hành hiệu quả thiết bị hiện đại.

- Tiếp tục chú trọng công tác bảo quản bằng phương pháp truyền thống, tránh tình trạng làm qua loa, chiếu lệ, sử dụng các phương pháp sao cho gần giống nhất với bản gốc. Chẳng hạn đựng tài liệu trong các hộp bảo quản làm bằng chất liệu đặc biệt; bồi vá tài liệu rách nát, đóng lại bìa; có tủ đựng thiết bị chuyên dụng cho các tài liệu địa chí dạng bản đồ, tranh ảnh , văn bia… có kích cỡ lớn; xếp giá và bảo quản trong môi trường có nhiệt độ, độ ẩm thích hợp, vệ sinh kho thường xuyên không để tài liệu bị tổm hại bởi các loại côn trùng, sinh vật, bụi bẩn… ngoài việc sử dụng hoá chất để bảo quản có thể khai thác các chất liệu bảo quản dân gian như dùng lá cây mần tưới, bọ mắm, nghẹn răm… sao chụ toàn bộ tài liệu địa chí để phục vụ người đọc dưới dạng bản sao, giảm thiểu tổn hại đến tài liệu gốc…

- Trang bị thêm công cụ để có thể tiến hành bảo quản bằng phương pháp hiện đại như: chụp microfilm, số hoá, sử dụng hệ thống điều hào trung tâm kết hợp với phần mềm chuyên dụng để kiểm soát nhiệt độ và độ ẩm qua máy tính…

- Tuyên truyền về bảo quản tài liệu cho độc giả để nâng cao ý thức giữ gìn và bảo vệ tài liệu địa chí trong quá trình sử dụng.

3.6.4. Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị của thư viện

Để nâng cao hiệu quả phục vụ nhu cầu khai thác vốn tài liệu địa chí của người dùng tin tại thư viện, thư viện tỉnh Thanh Hoá cũng cần tăng cường cơ sở vật chất và trang thiết bị, điều kiện và môi trường phục vụ, cụ thể:

- Tổ chức bộ sưu tập tài liệu địa chí thành một bộ phận (phòng) chuyên biệt để thuận tiện cho việc bảo quản, quản lí và phục vụ.

70

- Tăng cường cơ sở vật chất, cải thiện môi trường cho thư viện nói chung và phòng phục vụ tài liệu địa chí nói riêng nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho người dùng tin khai thác sử dụng.

- Đầu tư thêm thiết bị, máy móc hỗ trợ việc khai thác các tài liệu địa chí đã được chuyển dạng vi phim, vi phiếu hay số hoá.

- Tăng cường các trang thiết bị phục vụ cho phục chế, sửa chữa tài liệu, nâng cấp, củng cố kho tàng…

3.6.5. Đào tạo người dùng tin

Đào tạo NDT cũng được xem là một biện pháp hữu ích nhằm nâng cao hiệu quả khai thác vốn tài liệu địa chí tại thư viện tỉnh Thanh Hoá.

Vấn đề đào tạo người NDT, cung cấp và nâng cao kiến thức, kĩ năng thông tin cho NDT đang là một nội dung được nhiều thư viện ở Việt Nam quan tâm.

Đối với nhóm bạn đọc là sinh viên, học viên và một số đối tượng khác, mặc dù họ cũng được cung cấp những kiến thức, kĩ năng tìm kiếm, khai thác thông tin trong trường Đại học, Cao đẳng, song việc các thư viện cần tiến hành các chương trình đào tạo giúp họ hiểu biết hơn về nguồn lực của thư viện, cách thức khai thác, sử dụng các công cụ tra cứu, tìm tin, các dịch vụ thư viện… vẫn là điều nên làm.

Đối với nhóm bạn đọc là cán bộ nghiên cứu, giảng dạy, là những người sử dụng thông tin phục vụ trực tiếp cho các hoạt động nghiên cứu, đào tạo, họ có kiến thức và kĩ năng sử dụng, khai thác các dịch vụ và sản phẩm của thư viện để khai thác tài liệu phục vụ nhu cầu của mình. Tuy nhiên, trên thực tế, các thư viện vẫn cần có những chương trình giới thiệu những công cụ - sản phẩm, dịch vụ mới triển khai đến nhóm đối tượng này.

71

3.6.6. Nâng cao trình độ cán bộ thư viện thông tin

Việc nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ thư viện – thông tin trong giai đoạn hiện nay là hết sức cần thiết, đặc biệt trong giai đoạn các thư viện và cơ quan thông tin đang nỗ lực chuyển đổi mô hình hoạt động từ truyền thống sang hiện đại.

Trong môi trường thư viện hiện đại, những phẩm chất và năng lực của cán bộ thư viện thông tin càng giữ vai trò quyết định chất lượng của hoạt động thư viện thông tin.

Người làm công tác thư viện nói chung và trực tiếp đảm nhận công tác tổ chức, bảo quản, xử lí, phục vụ khai thác vốn tài liệu địa chí nói riêng cần phải được trang bị đầy đủ kiến thức về các kĩ năng thư viện truyền thống và hiện đại, có trình độ về tin học, ngoại ngữ và đặc biệt là phải am tường về tài liệu địa chí cũng như các lĩnh vực liên quan. Thư viện tỉnh Thanh Hoá cần quan tâm hơn nữa và có các chính sách thích hợp nhằm phát triển nguồn nhân lực, ưu đãi cán bộ có nhiều cống hiến, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ thư viện kế cận, khuyến khích việc học tập nâng cao trình độ và tạo điều kiện để cán bộ thư viện có cơ hội tham dự các khoá đào tạo ngắn hạn, dài hạn, trau dồi kinh nghiệm qua các hội thảo, các lớp tập huấn trong và ngoài nước. Đó sẽ là tiền đề để các cán bộ thư viện đủ sức đảm đương việc quản lí, khai thác và phục vụ có hiệu quả hơn nhu cầu sử dụng vốn tài liệu địa chí của người dùng tin.

72

KẾT LUẬN

Đối với cấp tỉnh, công tác địa chí là sự bảo tồn,quảng bá và phát huy trí tuệ của Thanh Hóa vì sự phát triển bền vững. Để làm tốt nhiệm vụ này, điều đầu tiên là phải nâng cao hiệu quả khai thác nguồn lực thông tin địa chí. Cùng với hoạt động khác thì hoạt động địa chí của thư viện tỉnh đã được quan tâm và đạt được những kết quả nhất định: Xây dựng được vốn tài liệu địa chí đáng kể trong khả năng kinh phí không nhiều, xây dựng được bộ máy tra cứu, biên soạn các loại thư mục địa chí, từng bước ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động địa chí như xây dựng cơ sở dữ liệu địa chí... giúp các cơ quan và bạn đọc nghiên cứu những tài liệu cần thiết để giải quyết nhiệm vụ phục vụ công cuộc xây dựng và phát triển mọi mặt của địa phương. Đồng thời tác động trực tiếp đến bạn đọc, từ đó hình thành hứng thú tìm tòi học hỏi và sự hiểu biết về quê hương.

Mặt khác, hoạt động thông tin địa chí của thư viện tỉnh còn có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phát huy vốn văn hóa cổ truyền của dân tộc trong hệ thống thông tin tư liệu quốc gia, có nhiệm vụ giữ gìn bản sắc riêng của địa phương. Hiện nay hoạt động thông tin địa chí càng nổi bật rõ hơn nữa tính đặc thù của thư viện tỉnh, tạo cho thư viện tỉnh có diện mạo khác mà không có một thư viện nào trên địa bàn hoặc trung ương có thể thay thế được. Chính hoạt động này đã làm nổi bật vai trò của thư viện tỉnh Thanh Hóa trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đia phương, góp phần không nhỏ vào sự phát triển của đất nước.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành quả đáng tự hào, trong quá trình phát triển hoạt động địa chí của mình, thư viện tỉnh Thanh Hóa vẫn còn bộc lộ nhiều thiếu sót, đặc biệt là khả năng bao quát nguồn tài liệu địa chí, chưa tập hợp được đội ngũ cộng tác viên làm công tác địa chí, chưa tranh thủ được sự

73

giúp đỡ của các ban ngành trong hoạt động này, tổ chức nhiều loại dịch vụ thông tin tài liệu địa chí khác nhau.

Nhu cầu thông tin địa chí ở Thanh Hóa cũng như nhiệm vụ yêu cầu đối với hoạt động thông tin địa chí của thư viện tỉnh hiện nay phải có những đổi mới trong hoạt động tổ chức của mình, để hoàn thành sứ mệnh là cầu nối giữa thư viện và người dùng tin, tổ chức tốt việc phục vụ thông tin địa chí làm cho thư viện tỉnh thực sự là trung tâm thông tin tư liệu về Thanh Hóa sẽ thực hiện trong một tương lai gần.

Để hoạt động thông tin địa chí củng cố, tăng cường vốn tài liệu địa chí, nâng cao chất lượng xử lý tài liệu, hoàn thiện bộ máy tra cứu tài liệu địa chí, đa dạng các sản phẩm và dịch vụ thông tin địa chí, khai thác triệt để nguồn lực thông tin địa chí phục vụ bạn đọc, tăng cường đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất cho hoạt động thông tin địa chí đồng thời có kế hoạch đào tạo cán bộ thư viện và người dùng tin địa chí… của đội ngũ cán bộ tỉnh Thanh Hóa mà còn có sự quan tâm của các cơ quan: Đứng trước những nhiệm vụ như vậy, đòi hỏi không chỉ là sự cố gắng thư viện Quốc gia Việt Nam; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Vụ Thư viện; Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa và nhiều cá nhân, cơ quan ban ngành trong toàn tỉnh. Chỉ như vậy hoạt động thông tin địa chí của tỉnh mới phát huy được hết tiềm năng phát triển vốn có của mình.

74

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Quyết định số 102 của Bộ trưởng ban hành quy chế lưu chiểu xuất bản phẩm.-H.: 2006.

2. Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI.- H.: Nxb.Sự thật, 1986.

3. Nguyễn Văn Cần (2009), Công tác địa chí trong thư viện tỉnh: giáo trình dành cho sinh viên các trường đại học và cao đẳng ngành thư viện_thông tin, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà nội.

4. Nguyễn Văn Cần.Công tác địa chí thư viện tỉnh, thành phố đồng bằng sông Hồng. Luận văn thạc sĩ thư viện.-H.: Trường Đại học Văn hóa Hà

Nội, 1994.- 105tr.

5. Nguyễn Văn Cần (2001), “Địa chí văn hóa trong phát triển văn hóa hiện nay”, tập san văn hóa nghệ thuật, (số 8).

6. Nguyễn Văn Cần. Công tác địa chí trong thư viện.-H.: Đại học Quốc

gia Hà Nội, 2009.- 185tr.

7. Địa chí Thanh Hóa (2000), Nxb Thanh Hóa, Thanh Hóa.

8. Nguyễn Tiến Hiển, Kiều Văn Hốt. Tổ chức và báo quản tài liệu.-H.:

Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, 2005.- 207tr.

9. Lê Gia Hội, Nguyễn Hữu Viêm.Bảng phân loại tài liệu địa chí.-H.: Vụ

Văn hóa quần chúng.- Thư viện xb, 1993.

10. Đoàn Phan Tân. Tin học trong hoạt động thông tin - thư viện.-H.: Đại

học Quốc gia Hà Nội, 2001.

11. Nguyễn Xuân Thanh(2008), Cảm nhận về công tác sách báo và thư viện, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

75

12. Thư viện Quốc gia Việt Nam. Phương hướng và nhiệm vụ phát triển ứng dụng công nghệ thông tin của hệ thống thư viện công cộng (2005- 2010).- H.: Thư viện, 2005.

13. Đào Huy Phụng (1998), “công tác địa chí ở thư viện tỉnh Thanh Hóa”, Tập san thư viện, (số 2)

14. Đào Huy Phụng (2009). Phát triển vốn sách phục vụ bạn đọc và tổ chức kho tài liệu địa chí ở thư viện tỉnh Thanh Hóa, Thư viện tỉnh Thanh Hóa.

15. Lê Văn Viết. Cẩm nang nghề thư viện.-H.: Văn hóa thông tin, 2000.-

630tr.

16. Lê Văn Viết (2002), ‘một số vấn đề bổ sung tài liệu địa chí của thư viện tỉnh, thành phố’’, tập san thư viện, (số 2).

17. Lê Văn Viết (1999), “ Xu hướng phát triển thư viện trong 20 năm tới

và phương pháp đào tạo cán bộ thư viện ở Việt Nam, Tạp chí Thông tin tư liệu

18. Bùi Văn Vựng. Công tác địa chí thư viện tỉnh.-H.: Thư viện Quốc gia

Việt Nam, 1991.

19. Bùi Văn Vựng. Nghiên cứu đổi mới công tác địa chí thư viện tỉnh, thành phố vùng đồng bằng Bắc Bộ. Luận văn thạc sĩ thư viện.-H.:

1996.

20. 40 năm thư viện Khoa học tổng hợp tỉnh Thanh Hóa (1997), sở Văn hóa Thông tin Thanh Hóa, Thanh Hóa.

76 PHỤ LỤC 1

Một số hình ảnh trưng bày, triển lãm tài liệu địa chí tại thư viện tỉnh Thanh Hóa

78

PHỤ LỤC 2

PHIẾU ĐIỀU TRA NHU CẦU ĐỌC TÀI LIỆU ĐỊA CHÍ

Để nâng cao hiệu quả khai thác nguồn lực thông tin địa chí, đáp ứng tốt hơn nhu cầu sử dụng tài liệu địa chí ngày càng cao của bạn đọc trong thời gian tới. Thư viện tiến hành nghiên cứu, tìm hiểu nhu cầu thông tin địa chí và những đánh giá về hoạt động địa chí của Thư viện tỉnh Thanh Hóa.

Rất mong sự hợp tác của bạn đọc và trả lời một số câu hỏi dưới đây (bằng cách đánh dấu X vào ô lựa chọn)

1. Xin bạn cho biết một vài thông tin về bản thân: 1.1. Giới tính:  Nam  Nữ

1.2. Lứa tuổi:  Dưới 18  Từ 18- 60  Trên 60

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ KHAI THÁC NGUỒN LỰC THÔNG TIN ĐỊA CHÍ TẠI THƯ VIỆN TỈNH THANH HOÁ (Trang 72 -72 )

×