Tiêu chí đánh giá

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả khai thác nguồn lực thông tin địa chí tại thư viện tỉnh thanh hoá (Trang 55)

“Hiệu quả” được từ điển Tiếng việt định nghĩa là ‘‘kết quả như yêu cầu của việc làm mang lại”. Nói cách khác, đề cập tới ‘‘hiệu quả” là đề cập tới việc đánh giá xem mục tiêu đặt ra được hoàn thành tốt, xấu thế nào và ở mức độ nào.

“Khái niệm hiệu quả hoạt động khi xem xét luôn được gắn với bối cảnh thực và con người thực”. Những nhà kinh tế cho rằng, hiệu quả hoạt động gắn với việc mang lại lợi nhuận hoặc tỉ lệ thu hồi cao. Đối với những nhà quản lý sản xuất trực tiếp, hoạt động có hiệu quả được đo bằng tổng số và chất lượng

51

của sản phẩm làm ra. Những nhà khoa học thường diễn đạt hiệu quả bằng tổng số phát minh, các sáng chế hoặc sản phẩm mới được đưa ra thị trường và được thị trường chấp nhận. Đối với nhiều nhà lãnh đạo công đoàn, hoạt động có hiệu quả nghĩa là sự an toàn lao động, người làm công được trả lương cao, được thỏa mãn trong công việc và chất lượng cuộc sống.

Như vậy, hiệu quả mô tả các kết quả được thực hiện đích thực và rõ rệt như thế nào so với mục tiêu đề ra của một cơ quan tổ chức. Trong hoạt động thư viện, mục tiêu cuối cùng của mọi chu trình, quá trình thư viện - thông tin là để phục vụ và thỏa mãn tối đa nhu cầu đọc, nhu cầu tin của người dùng tin. Mức độ thực hiện mục tiêu này như thế nào chính là thước đo hiệu quả của hoạt động thư viện.

Vốn tài liệu địa chí được lưu giữ, bảo quản, tổ chức tại các thư viện không nằm ngoài mục tiêu phục vụ nhu cầu tìm hiểu, khai thác của người dùng tin. Hiệu quả khai thác vốn tài liệu địa chí của thư viện Tỉnh Thanh Hóa vì thế sẽ được đánh giá bằng mức độ đáp ứng (thỏa mãn) nhu cầu của người dùng tin của thư viện.

Từ những phân tích và nhận định nêu trên, để đánh giá hiệu quả khai thác vốn tài liệu địa chí tại thư viện tỉnh Thanh Hóa, khóa luận đề xuất bốn tiêu chí cơ bản sau:

1. Mức độ thỏa mãn nhu cầu tin của người dùng tin thể hiện thông qua những nhận định và đánh giá của người dùng tin về hệ thống các sản phẩm và dịch vụ thông tin được thư viện cung cấp.

2. Vòng quay trung bình của vốn tài liệu địa chí được tình bằng cách chia tổng số lượt tài liệu đại chí cho mượn cho tổng số tài liệu địa chí của thư viện đó.

3. Số lượt người sử dụng vốn tài liệu địa chí tại các thư viện được thống kê trên cơ sở các phiếu yêu cầu thư viện lưu giữ được.

52

4. Các công trình khoa học thành công có sự đóng góp phần của việc khai thác vốn tài liệu địa chí tại thư viện.

Trên thực tế, việc đánh giá dựa trên tiêu chí thứ nhất là hoàn toàn thực hiện được trên cơ sở tiến hành điều tra nhu cầu tin của người dùng tin như khóa luận đã thực hiện và phân tích ở các nội dung trên. Tuy nhiên,đối với các tiêu chí thứ 2 và thứ 3 lại không dễ dàng bởi nguồn lấy thông tin chính xác phải là nguồn từ kết quả báo cáo, thống kê của thư viện.

2.3.2. Hiệu quả khai thác tài liệu địa chí

Thông qua việc khảo sát, nghiên cứu tình hình hoạt động của thư viện, khóa luận đã rút ra một số nhận xét về hiệu quả khai thác vốn tài liệu địa chí như sau:

• Ưu điểm

(1) Thỏa mãn một phần nhu cầu khai thác tài liệu địa chí của người dùng tin

Trải qua một khoảng thời gian dài với biết bao tâm huyết và công sức của nhiều thế hệ cán bộ thư viện, nhà khoa học, nhà nghiên cứu, thư viện tỉnh Thanh Hóa đã tập hợp được một vốn tài liệu đa dạng , phong phú về hình thức và vô cùng giá trị về nội dung, xứng đáng với vị trí là trung tâm văn hóa của cả tỉnh.

Nhìn chung, nhận thức được tầm quan trọng của việc giữ gìn, bảo quản lâu dài và tổ chức khai thác, phát huy giá trị di sản văn hóa thành văn của dân tộc, các thư viện đã chủ động xây dựng được một hệ thống sản phẩm và dịch vụ thông tin được người dùng tin đánh giá là khá đa dạng và có chất lượng tương đối tốt. Xu hướng hình thành và phát triển thế hệ sản phẩm và dịch vụ thông tin mới đang trở nên rõ rệt. Ngoài các sản phẩm và dịch vụ truyền thông, các thư viện đã chú trọng đến việc triển khai các hình thức hiện đại hơn như xây dựng các cơ sở dữ liệu thư mục, cơ sở dữ kiệu toàn văn, khai

53

thác các cơ sở dữ liệu, tra cứu, tìm tin thông qua mạng internet… trong quá trình tạo lập các cơ sở dữ liệu, vấn đề áp dụng các chuẩn nghiệp vụ và công nghệ đã từng bước được quan tâm nhằm tạo thuận lợi cho việc kế thừa các kết quả đã có và chia sẻ nguồn lực giữa các thư viện. Nhờ vậy, thư viện Thanh Hóa đã giúp cho người dùng tin có thể truy cập tới vốn tài liệu địa chí của thư viện bằng nhiều phương thức, phương pháp, qua nhiều kênh thông tin khác nhau, đáp ứng phần nào nhu cầu khai thác tài liệu địa chí của bạn đọc. Nếu như trước đây, bộ phận tài liệu địa chí quý hiếm chỉ phục vụ phân biệt thì ngày nay tại thư viện đã tổ chức phục vụ đông đảo bạn đọc quan tâm đến vốn tài liệu địa chí. Điều này đã góp phần tạo cơ hội tiếp cận với vốn di sản quý của cha ông cho nhiều đối tượng, thu hút nhiều thành phần bạn đọc đến thư viện.

(2) Đóng góp cho sự thành công của nhiều công trình khoa học

Việc khai thác, sử dụng vốn tài liệu địa chí tại thư viện tỉnh Thanh Hóa đã có những đóng góp không nhỏ cho việc tìm hiểu thông tin của người dùng tin nói chung và trong công tác nghiên cứu của các nhà khoa học, nhà nghiên cứu nói riêng. Nhiều gia đình, dòng họ quê hương đã có điều kiện tìm lại được những tác phẩm của cha ông viết trước cách mạng tháng tám làm tư liệu truyền thống cho gia đình, dòng họ, quê hương mình.

Ngoài ra còn có hàng trăm công trình nghiên cứu lớn nhỏ và nhiều luận án tiến sĩ đã bảo vệ thành công có sự góp phần của việc khai thác vốn tài liệu địa chí tại thư viện tỉnh Thanh Hóa.

• Hạn chế

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, mặc dù đội ngũ những người làm công tác thư viện - thông tin tại thư viện đã có những cố gắng không nhỏ trong nhiều năm nhưng vấn đề khai thác tài liệu địa chí tại thư viện tỉnh Thanh Hóa còn tồn tại một số hạn chế sau:

54

(1) Chưa phát huy hết giá trị vốn tài liệu địa chí

Nguồn tài liệu địa chí tại thư viện nhìn chung là khá phong phú và đồ sộ. Tuy nhiên, số lượng và thành phần nội dung vốn tài liệu địa chí vẫn chưa xác định được cụ thể do thiếu kinh phí thuê chuyên gia khảo cứu. Chưa có sự bảo quản tốt do thiếu điều kiện về kinh phí,trang thiết bị, cán bộ chuyên trách; chế độ và phương pháp bảo quản còn đơn giản... số lượng tài liệu địa chí được chuyển dạng vi phim, vi phiếu, sao chụp hoặc số hóa còn quá thấp, số còn lại vẫn để nguyên dạng, bảo quản thủ công với điều kiện như tài liệu bình thường. Tình trạng tài liệu địa chí xuống cấp ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả khai thác phục vụ độc giả.

(2) Chưa thu hút được nhiều người sử dụng

Vốn tài liệu địa chí còn lưu giữ được là những di sản vô giá, có ý nghĩa lớn trong việc nghiên cứu, tìm hiểu về lịch sử, văn hóa, khoa học… tuy nhiên, trên thực tế, thư viện chưa thu hút được đông dảo người đọc sử dụng các tài liệu này cho việc nghiên cứu, tìm hiểu về địa phương. Vì vậy, chưa sử dụng đựơc hết giá trị của vốn tài liệu địa chí tại thư viện.

• Nguyên nhân

Những hạn chế trên đây là do một số nguyên nhân sau:

- Chưa có sự phối hợp, chia sẻ các sản phẩm và dịch vụ thông tin giữa các thư viện.

Về cơ bản, các sản phẩm và dịch vụ thông tin phục vụ nhu cầu khai thác vốn tài liệu địa chí được tạo lập tại thư viện đã không ngừng được phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng. Tuy nhiên, phần lớn các sản phẩm dịch vụ được phát triển một cách tự phát, còn hết sức rời rạc, tồn tại một cách biệt lập với nhau, chưa có nhiều sản phẩm, dịch vụ thông tin chất lượng cao. Rõ ràng,bên cạnh việc chú trọng tạo lập sản phẩm và dịch vụ, thư viện chưa thực sự quan tâm đến việc marketing sản phẩm và dịch vụ, nói cách khác là quảng

55

bá sản phẩm, dich vụ đến nhiều người để nâng cao nhu cầu khai thác và sử dụng; đồng thời tạo lập sản phẩm, dịch vụ xuất phát từ góc độ và quyền lợi của người dùng tin.

- Chất lượng một số sản phẩm và dịch vụ chưa cao

Việc đổi mới các sản phẩm và dịch vụ thông tin tại các thư viện đáng lẽ phải được tiến hành một cách liên tục thì hầu như lại không được quan tâm đông đều tại thư viện. Dễ nhận ra rằng hệ thống mục lục truyền thống mặc dù vẫn phát huy được tác dụng nhưng đều đã cũ và nếu tiếp tục duy trì thì cần được làm mới, cũng cố lại; hệ thống các cơ sở dữ liệu được tạo lập tuy khá đa dạng về chủng loại và phong phú về nội dung, song đa phần đều đang trong quá trình củng cố và hoàn thiện; các dịch vụ thông tin về cơ bản vẫn còn đơn điệu, giản lược không có sự khác biệt nhiều so với thời gian đầu được triển khai.

- Cán bộ phục vụ có mặt còn hạn chế

Đội ngũ cán bộ thư viện đảm đương việc xử lý, bảo quản, phục vụ vốn tài liệu địa chí nhìn chung đã được người dùng tin đánh giá là đạt yêu cầu. Tuy nhiên, đặc thù của vốn tài liệu địa chí tạo ra nhiều rào cản trong viêc tìm hiểu nghiên cứu, lĩnh hội, chính vì vậy, cần phải có đội ngũ những người cán bộ thư viện chuyên nghiệp, am hiểu về tài liệu địa chí, tường tận về công nghệ thông tin để có thể hỗ trợ tốt nhất cho người dùng trong việc khai thác vốn tài liệu địa chí của tỉnh.

- Người dùng tin chưa có kĩ năng sử dụng các sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện

Một bộ phận người dùng tin chưa có thói quen và kĩ năng khai thác vốn tài liệu địa chí thông qua các sản phẩm và dịch vụ thông tin hiện đại. Hơn nữa họ lại chưa có đủ lòng tin vào nằng lực của cán bộ thư viện, chưa tin cậy vào nhiều sản phẩm và dịch vụ thông tin mà thư viện tạo ra.

56 - Cơ sở vật chất kĩ thuật còn hạn chế

Cơ sở vật chất kĩ thuật của thư viện, bao gồm cơ sở hạ tầng thông tin (cho phép triển khai các dịch vụ thông tin trên cơ sở nguồn tin dạng số và các dịch vụ mạng), các điều kiện về trụ sở và trang thiết bị kĩ thuật khác nhìn chung chưa đủ điều kiện để tạo lập các ấn phẩm có chất lượng cũng như triển khai các dịch vụ thông tin một cách chủ động và ổn định

Vốn tài liệu địa chí tại thư viện tỉnh Thanh Hóa bằng nhiều hình thức và phương pháp khác nhau đã và đang được đưa ra phục vụ nhu cầu khai thác của người dùng tin trên địa bàn tỉnh, trong nước và ngoài nước, góp phần giữ gìn và phổ biến những giá trị văn hóa quý báu của tỉnh.

Trong giai đoạn hiện nay, để đáp ứng được nhu cầu người dùng tin và nâng cao hiệu quả khai thác vốn tài liệu địa chí, thư viện tỉnh Thanh Hóa cần phát huy những thế mạnh và khắc phục những điểm còn hạn chế của mình.

57 CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KHAI THÁC TÀI LIỆU ĐỊA CHÍ TẠI THƯ VIỆN TỈNH THANH HÓA

3.1. Xây dựng, phát triển nguồn thông tin địa chí phong phú, đa dạng Nguồn thông tin địa chí (Vốn tài liệu địa chí) đóng một vai trò rất quan Nguồn thông tin địa chí (Vốn tài liệu địa chí) đóng một vai trò rất quan trọng trong hoạt động của thư viện tỉnh Thanh Hóa, đây là nền tảng của hoạt động địa chí tại thư viện. Chính vì thế, nếu muốn nâng cao hiệu quả khai thác tài liệu địa chí tại thư viện thì trước hết cần nâng cao chất lượng của tài liệu địa chí cả về số lượng và nội dung tài liệu. Phải thực hiện tốt từ khâu bổ sung tài liệu cho đến xử lý, bảo quản, tổ chức sắp xếp tài liệu.

Với vốn tài liệu địa chí như hiện nay, thư viện tỉnh Thanh Hóa cần đầu tư nhiều hơn nữa trong công tác bổ sung tài liệu địa chí, nâng cao số lượng đầu sách cũng như các nội dung tài liệu, bổ sung thêm những tài liệu có nội dung theo từng chuyên đề, từng lĩnh vực của địa phương đáp ứng tốt hơn nhu cầu của độc giả có mục đích nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực, ngành nghề khác nhau của tỉnh nhà. Bổ sung tài liệu chính xác, kịp thời theo nhu cầu của độc giả.

Với hình thức phục vụ là kho mở, thư viện cần sắp xếp, tổ chức tài liệu hợp lý và khoa học hơn, để giúp bạn đọc có thể nhanh chóng tìm thấy tài liệu mình cần mà không mất nhiều thời gian công sức, cũng tránh được trường hợp tài liệu nằm sai vị trí nên mặc dù có trong kho nhưng lại không phục vụ được bạn đọc. Cán bộ thư viện nên nhận lại tài liệu sau khi bạn đọc sử dụng và trực tiếp sắp xếp lên giá, tránh được những trường hợp bạn đọc xếp nhầm vị trí của tài liệu.

Thư viện cần quan tâm hơn nữa đến mảng tài liệu quý hiếm là các tài liệu Hán – Nôm và tài liệu bằng tiếng Pháp. Cần dịch các tài liệu này sang

58

tiếng Việt để có thể phục vụ bạn đọc hiệu quả và tăng cường giới thiệu vốn tài liệu này tới độc giả nhằm phát huy được giá trị của tài liệu. Phải có những hình thức bảo quản đặc biệt đối với mảng tài liệu này, nhất là các tài liệu chép tay, nguyên bản… đã quá cũ và đang đứng trước nguy cơ bị hủy hoại.

Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chí một cách đầy đủ, gồm cả cơ sở dữ liệu thư mục, dữ liệu và toàn văn, nhằm phát huy hiệu quả của việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác địa chí của thư viện, giúp thuận lợi hơn cho bạn đọc trong quá trình tìm tòi, nghiên cứu tài liệu địa chí.

Cần có sự quan tâm và đầu tư hợp lý hơn đối với những tài liệu là báo, tạp chí và đây cũng là mảng tài liệu rất có giá trị và được rất nhiều bạn đọc quan tâm. Liên tục tập hợp danh mục các báo, tạp chí có nội dung viết về Thanh Hóa để phục vụ bạn đọc.

3.2. Hoàn thiện bộ máy tra cứu tài liệu địa chí

Đây cũng là một giải pháp quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả khai thác tài liệu địa chí, bộ máy tra cứu có tốt, có hoàn thiện thì mới có thể giúp bạn đọc tìm kiếm và sử dụng tài liệu một cách nhanh chóng và chính xác.

- Về phương tiện tra cứu truyền thống:

Xây dựng hệ thống mục lục hoàn thiện và cập nhật thông tin thường xuyên vào phiếu mục lục để thể hiện đầy đủ vốn tài liệu địa chí có trong thư viện đồng thời xây dựng phiếu chỉ chỗ cho những báo, tạp chí đã đổi tên. Tiếp tục thực hiện tốt việc xây dựng hộp phiếu trích báo, tạp chí.

Tạo lập mục lục chuyên đề để giới thiệu những vấn đề mang tính thời sự đang diễn ra trên địa bàn tỉnh như ở các lĩnh vực kinh tế, xã hội, chính trị …

Biên soạn thêm nhiều thư mục địa chí chuyên đề nhằm phục vụ nhu cầu

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả khai thác nguồn lực thông tin địa chí tại thư viện tỉnh thanh hoá (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)