Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giới thiệu tài liệu địa chí

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả khai thác nguồn lực thông tin địa chí tại thư viện tỉnh thanh hoá (Trang 65 - 67)

Để có thể phổ biến rộng rãi thông tin về tài liệu địa chí, cũng như giá trị, tầm quan trọng của chúng tới đông đảo bạn đọc, thư viện tỉnh Thanh Hóa cần:

Tăng cường giới thiệu tài liệu địa chí qua các phương tiện đài, báo, truyền thông. Bởi đây là kênh thông tin rất hiệu quả, phổ biến thông tin một cách rộng rãi, nhanh chóng nhất tới bạn đọc của thư viện và nhân dân trong

61

toàn tỉnh, thậm chí là trong cả nước. Phạm vi giới thiệu tài liệu địa chí qua phương tiện đài, báo, phương tiện truyền thông là không giới hạn. Cùng một thông tin, cùng một thời điểm có thể giới thiệu tới rất nhiều người ở rất nhiều nơi, đây là những ưu điểm nổi bật mà hình thức khác không có được.

Tổ chức thường xuyên các hình thức tuyên truyền, giới thiệu trực tiếp của thư viện như triển lãm, trưng bày, nói chuyện, tọa đàm… về tài liệu địa chí. Tổ chức thêm nhiều các cuộc triển lãm theo từng chuyên đề, lĩnh vực riêng của tỉnh nhà.

Tổ chức thêm nhiều cuộc triển lãm, trưng bày theo chuyên đề như “Lịch sử Đảng bộ Thanh Hóa”, hay “ Sự nghiệp giáo dục của tỉnh Thanh Hóa”, “ Kinh tế Thanh Hóa” trong thời kỳ đổi mới… giúp bạn đọc có điều kiện tìm hiểu và nghiên cứu chuyên sâu về từng lĩnh vực, sự kiện của địa phương, cũng như giúp bạn đọc tìm kiếm được những tài liệu phù hợp với những công việc hay những công trình nghiên cứu của họ.

Tổ chức hiệu quả các buổi nói chuyện về tài liệu địa chí, tránh trường hợp chỉ có người nói mà không có hoặc rất ít người nghe theo đúng nghĩa, chuyển hóa các buổi nói chuyện đó thành các buổi trao đổi, mạn đàm, đóng góp ý kiến của bạn đọc cho thư viện. Không chỉ có các chuyên gia, các diễn giả là người giới thiệu tài liệu địa chí mà bạn đọc cũng chính là người đưa ra ý kiến đóng góp, hay những thắc mắc về vấn đề nào đó. Qua những cuộc nói chuyện như thế này thư viện có thể tiếp thu những ý kiến giới thiệu về một tài liệu nào đó hay, có giá trị, đáp ứng được nhu cầu của độc giả thư viện mình để kịp thời bổ sung, nâng cao chất lượng kho tài liệu địa chí.

Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về địa phương, không chỉ ở những vấn đề lớn và đã quá quen thuộc, mỗi năm nên tổ chức các cuộc thi có nội dung khác nhau, về những vấn đề, sự kiện mới của địa phương chứ không dừng lại ở những nhân vật, sự kiện trong quá khứ. Có thể là cuộc thi tìm hiểu về kinh tế

62

Thanh Hóa hiện nay, hay tìm hiểu về những sự kiện chính trị nổi bật trong tỉnh trong thời gian gần đây… cần làm cho các cuộc thi trở nên phong phú cả về hình thức và nội dung thi, thu hút đông đảo bạn đọc cũng như nhân dân trong tỉnh tham gia.

Chú ý trưng bày, giới thiệu tài liệu địa chí mới của thư viện, tránh trường hợp những tài liệu đã được thư viện bổ sung nhưng bạn đọc không biết thông tin sử dụng.

Đối với những đối tượng khác nhau về ngành nghề hay độ tuổi thì cũng cần có những hình thức giới thiệu khác nhau, lựa chọn những nội dung giới thiệu khác nhau khi giới thiệu tài liệu địa chí tới độc giả. Ví dụ như, với đối tượng là các em học sinh, thư viện nên giới thiệu các tài liệu có nội dung ca ngợi những truyền thống tốt đẹp của quê hương đất nước, những anh hùng dân tộc, những danh nhân có nhiều đóng góp cho quê hương… từ đó giúp các em tìm đọc những tài liệu có ích nhằm trau dồi kiến thức và học tập noi theo; đối với những đối tượng có trình độ cao, nghiên cứu chuyên sâu thì nội dung giới thiệu cũng sẽ khác.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả khai thác nguồn lực thông tin địa chí tại thư viện tỉnh thanh hoá (Trang 65 - 67)