Tăng cường hợp tác giữa các thư viện trong việc khai thác tài liệu địa

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả khai thác nguồn lực thông tin địa chí tại thư viện tỉnh thanh hoá (Trang 64 - 65)

tin của độc giả. Cung cấp không chỉ những thông tin thư mục mà còn cả các thông tin toàn văn.

3.3. Tăng cường hợp tác giữa các thư viện trong việc khai thác tài liệu địa chí chí

Việc phối hợp, mở rộng quan hệ hợp tác giữa các thư viện trên thế giới đã có lịch sử hàng trăm năm nay nhưng nó chỉ thực sự phát triển mạnh từ cuối thế kỉ XIX. Những hình thức phối hợp trong thời gian dài là biên soạn mục lục liên hợp, trao đổi sách, mượn giữa các thư viện... Trong những năm 40, 50 của thế kỉ XX còn thêm phối hợp bổ sung và hiện nay là tạo lập các CSD… Sự phối hợp, hợp tác giữa các thư viện mang lại nhiều lợi ích và hiệu quả như tiết kiệm được một số khoản tài chính, nhân lực… và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các thư viện thành viên. Ở Việt Nam, việc phối hợp giữa các thư viện và cơ quan thông tin đã được triển khai kể từ những năm 1970 với sự kiện thành lập Hội đồng thư viện trực thuộc Bộ Văn hoá (1972).

Mặc dù hầu hết các thư viện và trung tâm thông tin đều nhận thức rất rõ về lợi ích và tầm quan trọng của việc hợp tác và chia sẻ nguồn lực thông tin , nhưng những khó khăn đặt ra do sự khác biệt, chênh lệch về công nghệ, nguồn kinh phí, trình độ đội ngũ cán bộ… đã tạo nên một rào cản đáng kể khiến cho việc phối hợp, hợp tác giữa các thư viện chưa thực sự khả quan.

Từ nhiều năm nay, Thư viện tỉnh Thanh Hoá đã có sự hợp tác, phối hợp với các thư viện khác trong việc sưu tầm, tập hợp các nguồn tài liệu địa chí cũng như triển khai một số dịch vụ quảng bá, tuyên truyền cho vốn tài liệu này. Tuy nhiên, những hoạt động triển khai chưa thực sự được triển khai một cách hệ thống, thường xuyên và mang lại nhiều hiệu quả. Mặt khác, ở Việt

60

Nam, vốn tài liệu địa chí không chỉ tồn tại trong các thư viện mà còn có mặt tại các Trung tâm lưu trữ Quốc gia, bộ sưu tập của các cá nhân, gia đình, dòng họ… trên thế giới, tài liệu địa chí về Việt Nam và của Việt Nam có trong bộ sưu tập của nhiều thư viện, bảo tàng và cá nhân. Vì vậy, trong thời gian tới, nhằm hoàn thiện bộ sưu tập tài liệu địa chí. Thư viện cần tiến hành kiểm kê tổng thể kho tài liệu địa chí của thư viện mình, đồng thời lên kế hoạch hợp tác, chia sẻ tài liệu với các thư viện khác bằng cách :

- Đặt quan hệ hợp tác với các thư viện, trung tâm thông tin, cơ quan lưu trữ, những nơi có tài liệu địa chí ở trong và ngoài nước để có kế hoạch bổ khuyết những tài liệu địa chí còn thiếu hoặc đã hư hỏng và cả những tài liệu địa chí đã được chuyển dịch sang ngôn ngữ hiện hành.

- Tiếp tục triển khai việc sưu tầm tài liệu địa chí trong nhân dân để làm phong phú và đầy đủ thêm vốn tài liệu địa chí tại thư viện.

- Thống nhất các chuẩn về tài liệu địa chí trong biên mục, xây dựng CSDL, xây dựng các thư viện điện tử, thư viện số cho vốn tài liệu này để tạo điều kiện thuận lợi cho việc chia sẻ nguồn lực thông tin giữa các thư viện.

- Các thư viện trung tâm về tài liệu địa chí như Thư viện Quốc gia Việt Nam, Viện Thông tin Khoa học Xã hội, Viện nghiên cứu Hán –Nôm… Cần hướng tới việc phối hợp xây dựng những công cụ kiểm soát thư mục bao quát vốn tài liệu đại chí tại thư viện nói riêng và các thư viện trên cả nước nói chung nhằm quản lí và phục vụ khai thác hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả khai thác nguồn lực thông tin địa chí tại thư viện tỉnh thanh hoá (Trang 64 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)