Đào tạo người dùng tin là một phần không thể thiếu được trong việc nâng cao chất lượng hoạt động của cơ quan thư viện nói chung và nâng cao chất lượng phục vụ của bộ máy tra cứu thông tin nói riêng. Đào tạo người dùng tin hiểu về bản chất hoạt động thư viện, bản chất bộ máy tra cứu thông tin và biết sử dụng nguồn tin là vô cùng cần thiết.
Căn cứ vào điều kiện thực tế, kỹ năng sử dụng thư viện của người dùng tin (đặc biệt là đối tượng bạn đọc là sinh viên) chưa đạt hiệu quả. Theo số liệu thống kê, vẫn còn có người dùng tin không tra tìm tài liệu bằng máy tính điện tử (chiếm 8%). Vì họ chưa có kỹ năng sử dụng thành thạo máy vi tính và kỹ năng tra cứu tìm kiếm thông tin. Vì thế cần tổ chức các hình thức sau đây để nâng cao trình độ người dùng tin:
- Hàng năm vào đầu năm học mới, thư viện mở các lớp hướng dẫn cho sinh viên năm thứ nhất, giúp họ hiểu biết chung về có chế hoạt động của bộ máy tra cứu thông tin truyền thống và hiện đại, các sản phẩm và dịch vụ TV- TT, kỹ năng khai thác nguồn tin.
- Tổ chức các lớp học ngắn hạn có cấp chứng chỉ hướng dẫn cho người dùng tin hiểu biết cơ bản về cách sử dụng và khai thác bộ máy tra cứu thông tin truyền thống và hiện đại như sử dụng tủ mục lục, tài liệu tra cứu, cơ sở dữ liệu, mạng thông tin, các vật mang tin điện tử.
- Tổ chức các buổi trao đổi, tọa đàm giữa lãnh đạo trường, Ban giám đốc thư viện, cán bộ thư viện với người dùng tin. Qua đó, giải đáp các thắc mắc, hỗ trợ người sử dụng sử dụng tối đa tiện ích thư viện có hiệu quả.
- Đào tạo người dùng tin cần phải diễn ra thường xuyên, liên tục và kịp thời. Việc đào tạo người dùng tin không những do một cán bộ có kỹ năng sư phạm dạy trực tiếp mà còn là nhiệm vụ của tất cả cán bộ thư viện nhằm hướng dẫn mọi lúc, mọi nơi, mọi thời điểm. Vì sứ mạng của thư viện là phục vụ bạn đọc [18], [16].
Người dùng tin được đào tạo hướng dẫn sẽ giúp cho người dùng tin sử dụng dễ dàng công cụ tra cứu. Qua đó, nâng cao tính chủ động sáng tạo và nghiên cứu, biến quá trình đào tạo thành quá trình tự học.
KẾT LUẬN
Trải qua quá trình thình thành và phát triển, Thư viện Trường ĐHHV đã đóng những góp to lớn trong sự nghiệp đổi mới giáo dục và đào tạo của nhà trường. Đó là quá trình đổi mới căn bản toàn diện từ mục tiêu đào tạo đến nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy chỉ đóng vai trò là người hướng dẫn mà mà phương pháp tự học, tự nghiên cứu của sinh viên là trọng điểm. Vì thế sự nghiệp thư viện lại đặt ở vị thế cao hơn, quyết định đến chất lượng đào tạo của nhà trường.
Sự thay đổi to lớn đó có ảnh hưởng trực tiếp tác động đến nhu cầu và tập quan sử dụng của các đối tượng người dùng tin nhà trường. Nhu cầu của bạn đọc càng cao thì đòi hỏi cần phải phong phú nguồn tin và đa dạng hóa các sản phẩm và dịch vụ thư viện thông tin. Qua đó, hoàn thiện bộ máy tra cứu thông tin theo hướng khoa học hiện đại tạo điều kiện cho việc tra cứu, khai thác và tìm kiếm thông tin, đảm bảo cung ứng nguồn tin hiệu quả cao nhanh chóng, chính xác và kịp thời cho người dùng tin.
Có thể nói, thành tựu lớn nhất trong thời gian qua của Thư viện Trường là ứng dụng thành công tin học trong toàn bộ hoạt động thư viện, cùng với việc kết hợp hài hòa và hiệu quả của bộ máy tra cứu thông tin truyền thống và hiện đại đã tạo nên một bước ngoặt mới trên con đường đổi mới và phát triển công tác thư viện nhà trường.
Tuy còn một số hạn chế nhất định, nên thư viện cần thực hiện một hệ thống giải pháp đồng bộ trên tất cả các phương diện. Với sự phấn đấu nỗ lực của tập thể cán bộ, công nhân viên thư viện, tôi tin chắc rằng bộ máy tra cứu thông tin sẽ hoàn chỉnh hơn, khoa học hơn, hiện đại hơn. Thư viện sẽ đáp ứng được mọi nhu cầu của người dùng tin và góp phần phục vụ đắc lực cho công tác đào tạo nhà trường và đáp ứng được những yêu cầu của thời kỳ đổi mới giáo dục.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Dương Phan Châu Hà (2008). "Từng bước khẳng định vai trò-vị thế",
Đại học Hùng Vương 5 năm một chặng đường, (Số 1), tr.22-28.
2. Nguyễn Văn Hào (2008), "Phát huy truyền thống tốt đẹp 47 năm Hùng Vương vũng mạnh", Đại học Hùng Vương 5 năm một chặng đường, (Số 1), tr.13-18.
3. Nguyễn Thị Hồng Hạnh (2004), Tổ chức và sử dụng bộ máy tra cứu thông tin tại Trung tâm Thư viện và mạng thông tin Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, Hà Nội.
4. Phạm Thị Linh (2006), Tìm hiểu bộ máy tra cứu của Thư viện Trường Đại học Giao thông Vận tải, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, Hà Nội. 5. Nguyễn Thanh Nga (2010), Thực trạng và một số giải pháp phát triển
vốn tài liệu tại thư viện Trường Đại học Hùng Vương, Trường Đại học Hùng Vương, Phú Thọ.
6. Nguyễn Thị Minh Ngọc (2008), Hoàn thiện bộ máy tra cứu của Thư viện Trường Đại học sư phạm Hà Nội 1, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, Hà Nội.
7. Nguyễn Thị Hồng Nhung A (2001), Tổ chức và sử dụng hệ thống lưu trữ thông tin tại Thư viện Trường Đại học Y Hà Nội, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, Hà Nội.
8. Quy định tổ chức thực hiện khóa luận tốt nghiệp của Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2 số 140/2006/ĐT ngày 05 tháng 06 năm 2006.
9. Quyết định của phòng Tổ chức cán bộ Trường Đại học Hùng Vương số 116/QĐ-ĐHHV-TCCB&CTCT ngày 16 tháng 4 năm 2007.
10. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 81/2003/QĐ-TTg, ngày 29 tháng 4 năm 2004.
11. Vũ Văn Sơn (2000), Giáo trình biên mục mô tả, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
12. Đoàn Phan Tân (2000), Thông tin học, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, Hà Nội.
13. Đoàn Phan Tân (2009), Tin học tư liệu, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 14. Tạ Thị Thịnh (1999). Phân loại và tổ chức mục lục phân loại, Đại học
Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
15. Bùi Loan Thùy, Lê Văn Viết (2001), Thư viện học đại cương, Đại học quốc gia Hồ Chí Minh, Tp. Hồ Chí Minh.
16. Đặng Thanh Thủy (2005), Tìm hiểu bộ máy tra cứu tại Thư viện Trường Đại học Luật Hà Nội, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, Hà Nội.
17. Đặng Thị Thu Thủy (2005), Tìm hiểu bộ máy tra cứu tin của Trung tâm Thông tin Tư liệu Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, Hà Nội.
18. Nguyễn Thị Thu Thủy (2007), Khảo sát bộ máy tra cứu tại Thư viện Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, Hà Nội.
19. Thư viện Quốc gia Việt Nam (1994), Tài liệu hướng dẫn tổ chức mục lục, Hà Nội.
20. Trường Đại học Hùng Vương (2011), Năm mươi năm truyền thống nhà trường (1961-2011), Phú Thọ.
21. Trường Đại học sư phạm Thái Nguyên (2011), "Hướng dẫn trình bày nghiên cứu khoa học và luận văn tốt nghiệp của sinh viên", http://dhsptn.edu.vn/index.php, trích dẫn 04/05/2011.
22. Nguyễn Thị Việt (2005), Tìm hiểu bộ máy tra cứu tin của Thư viện Học viện Kỹ thuật Quân sự, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, Hà Nội. 23. Lê Văn Viết (2000), Cẩm nang nghề thư viện, Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
PHỤ LỤC 1
MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ BỘ MÁY TRA CỨU TẠI THƢ VIỆN TRƢỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƢƠNG
Hình 13: Hộp phích mục lục chữ cái tại Thư viện Trường ĐHHV
Hình 15: Giao diện phần mềm ILIB Thư viện Trường ĐHHV
Hình 17: Giao diện trang Thư viện Trường ĐHHV
Hình 18: Phòng đọc tài liệu điện tử tại cơ sở 1 Thành phố Việt Trì
Hình 19: Phòng đọc tài liệu điện tử tại cơ sở 2 Thị xã Phú Thọ
PHỤ LỤC 2
PHIẾU ĐIỀU TRA NHU CẦU TIN
Để hoàn thiện bộ máy tra cứu thông tin của Thư viện, đáp ứng tốt hơn nhu cầu tra tìm tài liệu cho thầy và trò Trường Đại học Hùng Vương. Thư viện tiến hành nghiên cứu, tìm hiểu lấy ý kiến và nguyện vọng của bạn đọc về bộ máy tra cứu thông tin của Thư viện trường.
Rất mong các thầy (cô) và các bạn sinh viên vui lòng trả lời một số câu hỏi dưới đây: (bằng cách đánh dấu X vào ô lựa chọn)
1. Xin thầy (cô) và các bạn sinh viên cho biết thông tin về bản thân: Nghề nghiệp:
Cán bộ lãnh đạo quản lý Cán bộ giảng viên
Sinh viên Tuổi:...
2. Thầy (cô) và các bạn sinh viên có thường xuyên sử dụng thư viện hay không?
Thường xuyên
Thỉnh thoảng Không sử dụng
3. Thầy (cô) và các bạn sinh viên tra tìm tài liệu thông qua phương tiện tra cứu nào?
Bộ máy tra cứu thông tin truyền thống Bộ máy tra cứu thông tin hiện đại Phương tiện tra cứu khác
4. Thầy (cô) và các bạn sinh viên nhận xét gì về hệ thống mục lục truyền thống tại thư viện trường?
Dễ sử dụng Bình thường Khó sử dụng Mục lục chữ cái
Mục lục phân loại
5. Theo thầy (cô) và các bạn sinh viên tra tìm tài liệu bằng máy tính điện tử có cần thiết hay không?
Có Không Cho biết lý do:
Tra tìm nhanh Tốn thời gian Thuận tiện Không thuận tiện
Chính xác Không chính xác
6. Thầy (cô) và các bạn sinh viên có nhận xét gì về kho tài liệu tra cứu tại thư viện trường?
Đầy đủ tài liệu Bình thường Thiếu tài liệu
7. Xin thầy (cô) và các bạn sinh viên đưa ra một vài ý kiến đề xuất về bộ máy tra cứu thông tin tại Thư viện Trường Đại học Hùng Vương?
... ... ... ... ... ...
Xin gửi lại phiếu này khi điền đủ thông tin Xin trân trọng cảm ơn!
PHỤ LỤC 3
KẾT QUẢ ĐIỀU TRA NHU CẦU SỬ DỤNG BỘ MÁY TRA CỨU THÔNG TIN TẠI THƢ VIỆN TRƢỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƢƠNG
1. Thông tin về bản thân Số lƣợng
(100) Tỉ lệ (%) Nghề nghiệp Cán bộ lãnh đạo, quản lý 10 10.0 Cán bộ giảng viên 15 15.0 Sinh viên 75 75.0 Tổng cộng 100 100 Tuổi Từ 18-30 61 61.0 Từ 30-50 23 23.0 Trên 50 16 16.0 Tổng cộng 100 100 2. Mức độ sử dụng thƣ viện Mức độ sử dụng Nhóm CBQL (10) Nhóm CBGV (30) Nhóm sinh viên (60) Tổng số (100) SL % SL % SL % SL % Thường xuyên 6 60.0 23 76.7 45 75.0 74 74.0 Thỉnh thoảng 4 40.0 7 23.3 11 28.3 22 22.0 Không sử dụng 0 0.0 0 0.0 4 6.7 4 4.0 Tổng cộng 10 100 30 100 60 100 100 100
3. Phƣơng tiện tra cứu
Phƣơng tiện tra cứu
Nhóm CBQL (10) Nhóm CBGV (30) Nhóm sinh viên (60) Tổng số (100) SL % SL % SL % SL % Bộ máy tra cứu thông tin
truyền thống 3 30.0 14 46.7 28 46.7 45 45.0 Bộ máy tra cứu thông tin
hiện đại 7 70.0 16 53.3 32 53.3 55 55.0 Phương tiện khác 0 0.0 0 0.0 0 0.0 0 0.0 Tổng cộng 10 100 30 100 60 100 100 100 4. Hệ thống mục lục truyền thống Hệ thống mục lục Nhóm CBQL (10) Nhóm CBGV (30) Nhóm sinh viên (60) Tổng số (100) SL % SL % SL % SL % Mục lục chữ cái Dễ sử dụng 4 40.0 15 50.0 35 58.3 54 54.0 Bình thường 6 60.0 15 50.0 24 40.0 45 45.0 Khó sử dụng 0 0.0 0 0.0 1 1.7 1 1.0 Tổng cộng 10 100 30 100 60 100 100 100 Mục lục phân loại Dễ sử dụng 4 40.0 18 60.0 20 33.3 42 42.0 Bình thường 6 60.0 12 40.0 29 48.3 47 47.0 Khó sử dụng 0 0.0 0 0.0 11 18.4 11 11.0 Tổng cộng 10 100 30 100 60 100 100 100
5. Tra tìm bằng máy tính điện tử Tra tìm bằng máy tính điện tử Nhóm CBQL (10) Nhóm CBGV (30) Nhóm sinh viên (60) Tổng số (100) SL % SL % SL % SL % Có vì: 8 80.0 28 93.3 56 93.4 92 92.0 Tra tìm nhanh 5 50.0 12 40.0 26 43.3 43 43.0 Thuận tiện 2 20.0 9 30.0 20 33.4 31 31.0 Chính xác 1 10.0 7 23.3 10 16.6 18 18.0 Không vì: 2 20.0 2 6.7 4 6.6 8 8.0 Tốn thời gian 0 0.0 0 0.0 0 0.0 0 0.0 Không thuận tiện 2 20.0 2 6.7 1 1.6 5 5.0 Không chính xác 0 0.0 0 0 3 5.0 3 3.0 Tổng cộng 10 100 30 100 60 100 100 100
6. Kho tài liệu tra cứu
Kho tài liệu tra cứu
Nhóm CBQL (10) Nhóm CBGV (30) Nhóm sinh viên (60) Tổng số (100) SL % SL % SL % SL % Đấy đủ 2 20.0 2 6.7 10 16.7 14 14.0 Bình thường 2 20.0 9 30.0 21 35.0 32 32.0 Thiếu tài liệu 6 60.0 19 63.3 29 48.3 54 54.0 Tổng cộng 10 100 30 100 60 100 100 100
7. Những ý kiến đề xuất:
- Nên bổ sung thêm tài liệu tra cứu. - Bổ sung mục lục chủ đề.
- Bổ sung máy vi tính.
- Thường xuyên kiểm tra mục lục truyền thống và hiệu đính lại phiếu mô tả. - Hướng dẫn tra cứu trên mục lục máy cụ thể.