Chuẩn hóa xử lý nghiệp vụ chuyên môn nhằm bổ trợ trực tiếp

Một phần của tài liệu Hoàn thiện bộ máy tra cứu thông tin tại thư viện trường đại học hùng vương (Trang 52 - 53)

thiện bộ máy tra cứu thông tin

Xây dựng chuẩn nghiệp vụ là một yếu tố cần thiết không phải chỉ riêng trong việc hoàn thiện bộ máy tra cứu thông tin. Chuẩn hóa nghiệp vụ nhưng phải phù hợp với thư viện mình, phải đảm bảo đúng tiêu chuẩn và không được lệch chuẩn nghiệp vụ TV-TT trong và ngoài nước. Chuẩn nghiệp vụ là một tiến trình của sự tạo lập và áp dụng những tiêu chuẩn, và được định nghĩa như là một sự chuyển tiếp từ ý tưởng cá biệt sang ý tưởng chung, sự chuyển tiếp từ lộn xộn đến sự ngăn nắp và từ sự hành sử theo quy luật. Chuẩn hóa là việc làm cần thiết để thư viện quản lý và tổ chức sử dụng tốt nguồn tin, đặc biệt là để chia sẻ được tài nguyên thông tin với cơ quan khác.

Chuẩn hóa bắt đầu từ khâu bổ sung, khâu xử lý hình thức, xử lý nội dung, cho đến lưu trữ thông tin và cuối cùng là khâu công tác phục vụ bạn đọc.

Đối với khâu bổ sung, nên có kế hoạch và biện pháp hữu hiệu, tìm nguồn kinh phí và ngân sách để phát triển triệt để cả nguồn tin nội sinh và ngoại sinh; Tăng cường và thu thập nhiều loại hình tài liệu, nhiều loại hình báo tạp chí, làm phong phú và đa dạng tài liệu kho tra cứu và các vật mang tin điện tử.

Xử lý hình thức bằng quy tắc tiêu chuẩn mô tả thư mục quốc tế ISBD có kết hợp quy tắc biên mục AACR2 thì chưa được hợp lý. Cần phải tiến tới mô tả thư mục hoàn toàn theo bộ quy tắc biên mục Anh-Mỹ AACR2. Bởi đây là quy tắc được nhiều thư viện nước ngoài sử dụng. Quy tắc biên mục

AACR2 kế thừa ưu điểm tiêu chuẩn mô tả thư mục quốc tế ISBD, lại đơn giản, thuận tiện cho việc tra cứu, linh hoạt và mềm dẻo với mức độ chi tiết có thể áp dụng với nhiều loại hình tài liệu.

Trên thực tế, để dễ dàng hội nhập tiếp cận và trao đổi thông tin trên môi trường cộng đồng thư viện quốc tế, cần lựa chọn khổ mẫu MARC 21. MARC 21 là khổ mẫu cho thế kỉ XXI có 4 khổ mẫu cơ bản (không kể khổ mẫu thông tin cộng đồng) gần gũi và gắn chặt với thực tiễn biên mục truyền thống. Các khổ mẫu có liên quan chặt chẽ với nhau. Trong đó, khổ mẫu thư mục là cơ bản nhất và được sự hỗ trợ của các khổ mẫu kia. Các khổ mẫu phối hợp với nhau tạo thành một biểu ghi thư mục hoàn chỉnh, tạo điều kiện thống nhất tiêu đề mô tả, kiểm soát thuật ngữ theo chủ đề, theo dõi và thông báo vốn tài liệu hiện có gắn liền với công tác bổ sung, lưu thông, hỗ trợ phân loại chính xác, tạo tham chiếu qua lại giữa các tiêu đề và chủ đề... Chính vì lí do đó, Thư viện Trường ĐHHV nên sử dụng chuẩn này trong khâu xử lý tài liệu.

Trong xử lý nội dung, khung phân loại là một phương tiện để tổ chức và truy cập thông tin. Vì thế nên áp dụng một khung phân loại chuẩn chung. Hiện nay, Thư viện nhà trường đã sử dụng nhưng chưa triệt để khung phân loại DDC. Như vậy, cần phải có phương án phân loại chuẩn và đồng nhất. Bởi những ưu điểm của vượt trội của khung phân loại DDC mang tính quốc tế cao, có thể giao lưu và hội nhập nguồn tài nguyên thông tin.

Sử dụng triệt để trong việc xử lý nghiệp vụ những module trong phần mềm tích hợp ILIB. Và đưa ra phục vụ người dùng tin của thư viện trường.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện bộ máy tra cứu thông tin tại thư viện trường đại học hùng vương (Trang 52 - 53)