Các vật mang tin điện tử

Một phần của tài liệu Hoàn thiện bộ máy tra cứu thông tin tại thư viện trường đại học hùng vương (Trang 45 - 46)

Các vật mang tin điện tử (vật mang tin phi giấy) chiếm một phần nhỏ trong thư viện. Nhưng không thể đánh giá không cao nó, trái lại nó có ý nghĩa rất quan trọng vừa làm phong phú loại hình tài liệu, vừa là nơi lưu giữ thông tin an toàn nhất. Không lo bị lỗi mạng, hay bị mất dữ liệu thông tin. Vì thế, Thư viện Trường ĐHHV lựa chọn giải pháp an toàn, ngoài việc lưu trữ thông

tin trong bộ nhớ lớn của phần mềm quản trị thư viện tích hợp ILIB, còn sao lưu thông tin, cơ sở dữ liệu thư mục, cơ sở dữ liệu toàn văn vào các vật mang tin điện tử để đảm bảo an toàn dữ liệu tuyệt đối.

Một minh chứng cụ thể cho việc lưu trữ thông tin tại các vật mang tin điện tử an toàn, gọn nén, dễ bảo quản và tránh mất mát là: Vật mang tin bằng CD-ROM dựa trên cơ sở công nghệ điện tử, do đặc tính có dung lượng lớn, khoảng 600 MB thông tin tương đương với khoảng 300.000 trang in (600 quyển sách, mỗi quyển 500 trang). Ứng dụng chính của CD-ROM là dùng để lưu trữ thông tin. Bất cứ dạng dữ liệu nào, chữ viết, âm thanh, hình ảnh tĩnh và động, sau khi được số hóa đều có thể được lưu trữ trên CD-ROM dưới những dạng thức nhất định. Vì vậy sách báo, tạp chí, âm nhạc, phim ảnh, chương trình máy tính v.v... đều có thể ghi vào đĩa CD-ROM. Mỗi đĩa CD- ROM chứa khoảng 700 triệu ký tự hoặc hàng ngàn hình ảnh đồ họa hoặc 18 giờ âm thanh hoặc 74 phút phim với hình ảnh động. Điều đặc biệt có ý nghĩa là mỗi CD-ROM đều có một phần mềm khai thác lưu trữ ngay trên đĩa (thường chiếm khoảng ½ MB), với giao diện sử dụng thích hợp, giúp ta dễ dàng tìm kiếm và truy nhập tới các thông tin ghi trên đĩa [12].

Một phần của tài liệu Hoàn thiện bộ máy tra cứu thông tin tại thư viện trường đại học hùng vương (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)