Kế toán thu nhập khác

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH công nghệ viễn thông TNC (Trang 37)

Sơ đồ 1.13: Sơ đồ hạch toán thu nhập khác

TK 911 TK711 TK111,112…

Thu phạt khách hàng vi phạm hợp đồng kinh tế, tiền thu đc do các tổ chức bảo hiểm bồi thường

Thu nhượng bán, thanh lý TSCĐ TK 3331

TK338,344

Cuối kỳ, k/c thu nhập Tiền phạt tính trừ vào khoản nhận ký quỹ khác để xác định kết ký cược ngắn hạn, dài hạn

quả kinh doanh TK 152,156,211…

TSCĐ TK 111,112 Thu được khoản phải thu khó đòi đã xóa

sổ (đồng thời ghi có TK 004)

TK331,338

Tính vào thu nhập khác khoản nợ phải trả không xác định được chủ

TK 111,112

Các khoản thuế xuất nhập khẩu, thuế Tiêu thụ đặc biệt NSNN hoàn lại

1.2.9. Kế toán chi phí thuế TNDN.

Thuế TNDN bao gồm toàn bộ số thuế thu nhập tính trên thu nhập chịu thuế TNDN, kể cả các khoản thu nhập nhận được từ hoạt đọng sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ tại nước ngoài mà Việt Nam chưa ký hiệp định về tránh đánh thuế hai lần. Thuế TNDN bao gồm các loại thuế liên quan khác được khấu trừ tại nguồn đối với các tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt đọng tại Việt Nam không có cơ sở thường trú tại Việt Nam được thanh toán bởi công ty liên doanh, liên kết hay công ty con tính trên khoản phân phối cổ tức, lợi nhuận (nếu có); hoặc thanh toán dịch vụ cung cấp cho đối tác cung cấp dịch vụ nước ngoài theo quy định của luật thuế TNDN hiện hành.

Căn cứ tính thuế TNDN là: Thu nhập tính thuế và thuế suất Xác định thu nhập tính thuế thu nhập doanh nghiệp

- Thu nhập tính thuế trong kỳ tính thuế được xác định bằng thu nhập chịu thuế trừ đi thu nhập được miễn thuế và các khoản lỗ được kết chuyển từ các năm trước.

-Thu nhập chịu thuế bằng doanh thu trừ các khoản chi được trừ của hoạt động sản xuất, kinh doanh cộng thu nhập khác, kể cả thu nhập nhận được ở ngoài Việt Nam.

-Thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản phải xác định riêng để kê khai nộp thuế.

* Kế toán chi phí thuế TNDN sử dụng các TK chủ yếu sau:

- TK 821 - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp. Tài khoản này dùng để phản ánh chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp của doanh nghiệp phát sinh trong năm làm căn cứ xác định kết quả hoạt động kinh doanh sau thuế của doanh nghiệp trong năm tài chính.

- TK 3334 - Thuế thu nhập doanh nghiệp: Tài khoản này dùng để phản ánh số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp, đã nộp và còn phải nộp vào Ngân sách Nhà nước.

* Các nghiệp vụ phát sinh chủ yếu:

Sơ đồ 1.14: Sơ đồ hạch toán chi phí thuế TNDN

TK 333 (3334) TK8211 TK911 Tạm tính thuế TNDN phải nộp Kết chuyển chi phí thuế

điều chỉnh bổ sung thuế TNDN TNDN phải nộp

Điều chỉnh giảm thuế TNDN trong trường hợp số thuế tạm phải nộp trong năm lớn hơn số phải nộp xác định cuối năm

1.2.10. Kế toán xác định kết quả kinh doanh:

* Phương pháp xác định kết quả kinh doanh:

Kết quả hoạt động kinh doanh là kết quả cuối cùng của hoạt động kinh doanh thông thường và các hoạt động khác của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định, biểu hiện bằng số tiền lãi hay lỗ.

Kết quả hoạt động kinh doanh bao gồm: (1) Kết quả từ hoạt động sxkd (bán hàng, cung cấp dịch vụ) = Tổng DT thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ - Giá vốn của hàng xuất đã bán và Chi phí thuế TNDN - CPBH và CPQLDN (2) Kết quả từ hoạt động tài chính = Tổng DT thuần từ hoạt động tài chính - Chi phí về hoạt động tài chính

(3) Kết quả hoạt động khác = Thu nhập thuần khác

- Chi phí khác

Trong đó, doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ tính bằng tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trừ đi (-) các khoản giảm trừ (chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, doanh thu hàng đã bán bị trả lại).

* Kế toán xác định kết quả kinh doanh sử dụng các TK chủ yếu sau:

- TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh: Tài khoản này dùng để xác định kết quả hoạt động kinh doanh trong các doanh nghiệp.

- TK 421 - Lợi nhuận chưa phân phối: Tài khoản này dùng để phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh và tình hình phân phối, xử lý kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. TK này có 2 TK cấp hai:

+ TK 4211: Lợi nhuận năm trước + TK 4212: Lợi nhuận năm nay

- TK 821 - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp. Tài khoản này dùng để phản ánh chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp của doanh nghiệp phát sinh trong năm làm căn cứ xác định kết quả hoạt động kinh doanh sau thuế của doanh nghiệp trong năm tài chính.

* Các nghiệp vụ phát sinh chủ yếu:

Cuối kỳ, tiến hành kết chuyển doanh thu thuần, giá vốn, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp để xác định kết quả. Trình tự kế toán xác định kết quả được thể hiện thông qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 1.15: Sơ đồ hạch toán xác định kết quả kinh doanh

TK 632 TK 911 TK 511,512,515 K/c giá vốn hàng bán K/c doanh thu

TK 641, 642 K/c CPBN, CPQLDN TK 711 K/c thu nhập khác TK 811, 635 K/c chi phí khác TK 421 K/c chi phí tài chính TK 821 Kết chuyển lỗ CP thuế thu nhập DN Kết chuyển lãi

1.3. Tổ chức hệ thống sổ kế toán:

Hệ thống sổ kế toán sử dụng trong doanh nghiệp để ghi chép, hệ thống hoá thông tin từ các chứng từ kế toán phù hợp với hình thức kế toán doanh nghiệp áp dụng. Tuỳ theo hình thức kế toán doanh nghiệp áp dụng mà hệ thống sổ kế toán ở mỗi doanh nghiệp khác nhau.

1.3.1. Hệ thống sổ kế toán trong hình thức kế toán Nhật ký chung bao gồm:+ Sổ Nhật ký chung, sổ nhật ký đặc biệt + Sổ Nhật ký chung, sổ nhật ký đặc biệt

+ Sổ cái TK 632, 511, 512, 531, 532, 521, 641, 642, 911,….

+ Các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan như sổ chi tiết bán hàng, sổ chi tiết phải thu của khách hàng, sổ chi tiết chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, sổ chi tiết theo dõi kết quả kinh doanh….

Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán nhật ký chung

Sơ đồ 1.16: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký chung

Sổ, thẻ kế toán chi tiết Sổ Nhật ký đặc biệt SỔ NHẬT KÝ CHUNG SỔ CÁI Bảng cân đối số phát sinh Bảng tổng hợp chi tiết Chứng từ kế toán

Ghi chú: Ghi hàng ngày

Ghi cuối tháng, hoặc định kỳ Quan hệ đối chiếu, kiểm tra

(1) Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra được dùng làm căn cứ ghi sổ, trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ nhật ký chung, sau đó căn cứ số liệu đã ghi trên sổ nhật ký chung để ghi vào Sổ cái theo các tài khoản kế toán phù hợp. Nếu đơn vị có mở sổ, thẻ kế toán chi tiết thì đồng thời với việc ghi sổ Nhật ký chung, các nghiệp vụ phát sinh được ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan.

Trường hợp đơn vị mở các sổ nhật ký đặc biệt thì hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ được dùng làm căn cứ ghi sổ, ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký đặc biệt liên quan. Định kỳ (3, 5, 10 … ngày) hoặc cuối tháng, tùy khối lượng nghiệp vụ phát sinh, tổng hợp từng sổ Nhật ký đặc biệt lấy số liệu để ghi vào các tài khoản phù hợp trên Sổ cái, sau khi đã loại trừ số trùng lặp do một nghiệp vụ được ghi đồng thời vào nhiều sổ Nhật ký đặc biệt (nếu có).

(2) Cuối tháng, cuối quý, cuối năm, cộng số liệu ghi trên Sổ cái, lập bảng cân đối số phát sinh. Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các Sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập các Báo cáo tài chính.

1.3.2. Hệ thống sổ kế toán trong hình thức kế toán Nhật ký - Sổ cái bao gồm:+ Sổ Nhật ký-sổ cái + Sổ Nhật ký-sổ cái

Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký - Sổ Cái: Các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh được kết hợp ghi

chép theo trình tự thời gian và theo nội dung kinh tế (theo tài khoản kế toán) trên cùng một quyển sổ kế toán tổng hợp duy nhất là sổ Nhật ký - Sổ Cái. Căn cứ để ghi vào sổ Nhật ký - Sổ Cái là các chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại.

1.3.3. Hệ thống sổ kế toán trong hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ bao gồm:+ Sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ + Sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ

+ Sổ cái TK 632, 511, 512, 521, 531, 532, 641, 642, 911, 421,…. + Các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan.

Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ: Căn cứ trực tiếp để ghi sổ kế toán tổng hợp là “Chứng từ ghi sổ”.

Việc ghi sổ kế toán tổng hợp bao gồm:

• Ghi theo trình tự thời gian trên Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ.

• Ghi theo nội dung kinh tế trên Sổ Cái.

Chứng từ ghi sổ do kế toán lập trên cơ sở từng chứng từ kế toán hoặc Bảng Tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại, có cùng nội dung kinh tế.

Chứng từ ghi sổ được đánh số hiệu liên tục trong từng tháng hoặc cả năm (theo số thứ tự trong Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ) và có chứng từ kế toán đính kèm, phải được kế toán trưởng duyệt trước khi ghi sổ kế toán.

1.3.4. Hệ thống sổ kế toán trong hình thức kế toán máy bao gồm:

Đặc trưng cơ bản của Hình thức kế toán trên máy vi tính là công việc kế toán được thực hiện theo một chương trình phần mềm kế toán trên máy vi tính. Phần mềm kế toán không hiển thị đầy đủ quy trình ghi sổ kế toán, nhưng phải in được

đầy đủ sổ kế toán và báo cáo tài chính theo quy định.

Các loại sổ của Hình thức kế toán trên máy vi tính: Phần mềm kế toán được thiết kế theo hình thức kế toán nào sẽ có các loại sổ của hình thức kế toán đó nhưng không bắt buộc hoàn toàn giống mẫu sổ kế toán ghi bằng tay.

Theo quy trình của phần mềm kế toán, các thông tin được tự động nhập vào sổ kế toán tổng hợp (Sổ Cái hoặc Nhật ký - Sổ Cái...) và các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan.

Chương 2 :

THỰC TRẠNG KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ VIỄN THÔNG TNC 2.1. Đặc điểm chính của công ty TNHH Công Nghệ Viễn Thông TNC

2.1.1. Đặc điểm hình thành phát triển của công ty:

Công ty TNHH Công Nghệ Viễn Thông TNC thành lập theo giấp phép kinh doanh số 192043000046 ngày 27 tháng 07 năm 2008 phù hợp với quy định của luật doanh nghiệp năm 2005.Cơ cấu tổ chức của công ty cụ thể như sau:

Cơ cấu tổ chức của công ty bao gồm: Ban giám đốc, phòng tài chính kế toán, phòng tư vấn chăm sóc khách hàng, phòng kinh doanh, phòng hành chính nhân sự và phòng kĩ thuật.

Ban giám đốc: Quyết định các vấn đề hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty.Quyết định các vấn đề liên quan đến phương án đầu tư kinh doanh và chính sách trong từng thời kì của Công ty.Ban giám đốc là người quyết định những vấn đề quan trọng nhất liên quan đến hoạt động của công ty.Hai phó Gíam đốc chịu trách nhiệm trước Giám đốc trên các phần công việc được giao.

Phòng tài chính-kế toán: Thực hiện ghi chép,xử lý,cung cấp số liệu về tình hình tài chính;huy động,phân phối giám sát các nguồn vốn,bảo toàn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn,tổ chức trả lương cho cán bộ công nhân viên.

Phòng tư vấn chăm sóc khách hàng: Tiếp nhận và giải quyết các yêu cầu và thắc mắc của khách hàng.Tạo mối quan hệ với khách hàng tiềm năng,lưu giữ hồ sơ,khai thác thông tin phục vụ phòng kinh doanh

Phòng kinh doanh: Tham mưu cho Ban giám đốc về các vấn đề:Thị trường tiêu thụ,kế hoạch kinh doanh ngắn hạn,trung hạn,dài hạn.

Phòng hành chính nhân sự: Tuyển dụng,xây dựng đội ngũ nhân viên,đảm bảo các bộ phận thực hiện đúng nhiệm vụ,không chồng chéo,không bỏ sót.

Phòng kỹ thuật: Chịu trách nhiệm về các vấn đề kĩ thuật liên quan đến hàng hóa như: lắp ráp,bảo hành,...

Có thể khái quát cơ cấu tổ chức công ty qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 2.1 : Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý

2.1.2: Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của công ty :

Giám đốc Phó giám đốc 1 Phó giám đốc 2 Phòng tài chính - kế toán Phòng kinh doanh Phòng tư vấn chăm sóc khách hàng Phòng hành chính nhân sự Phòng kỹ thuật

Phòng kế toán công ty là nơi tập trung xử lý và tổng hợp số liệu kế toán của công ty . Công tác kế toán của công ty quản lý trực tiếp bởi trưởng phòng tài chính kế toán , dưới sự chỉ đạo của ban giám đốc .

Phòng tài chính , kế toán của công ty gồm năm người , mỗi kế toán viên phụ trách việc theo dõi ghi chép một số sổ và các tài liệu liên quan đến phần việc của mình .

- Kế toán trưởng : Chịu trách nhiệm tổ chức bộ máy kế toán đơn giản , gon nhẹ phù hợp với yêu cầu quản lý , hướng dẫn , chỉ đạo , kiểm tra công việc kế toán viên thực hiện , tổ chức lập báo có theo yêu cầu quản lý , chịu trách nhiệm trước ban giám đốc và cấp trên về thông tin kế toán.

- Kế toán TSCĐ , hàng hóa : Theo dõi số hiện có , tình hình biến động của từng loại vật tư , TSCĐ xác định chi phí vật liệu cho từng công trình cũng đồng thời theo dõi tình hình thanh toán công nợ với khách.

- Kế toán tiền lương và các khoản trích thao lương : Tiến hành tính lương và BHXH phải trả cho người lao động trong doanh nghiệp đồng thời ghi chép tổng hợp tiền lương trong doanh nghiệp.

- Kế toán tiền , các khoản công nợ : Có nhiệm vụ mở sổ chi tiết theo dõi các khoản thu chi tiền mặt , các khoản thanh toán trong công ty .

- Thủ quỹ : Quản lý quỹ tiền mặt của công ty , hằng ngày căn cứ vào phiếu thu , phiếu chi tiền mặt để nhập hoặc xuất quỹ tiền mặt . Ghi số quỹ các khoản thu, chi . Tổng hợp , đố chiếu với số kế toán liên quan.

Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của công ty có thể khái quát như sau:

Sơ đồ 2.2 : Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán : Kế toán trưởng Kế toán tiền lương Kế toán tài sản cố Kế toán tiền và Thủ quỹ

Các chính sách kế toán áp dụng tại công ty :

-Chế độ kế toán áp dụng : Công ty áp dụng chế độ kế toán ban hành thao quyết định 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2006

- Đơn vị tiền tệ sử dụng : Đồng Việt Nam (VND)

- Kỳ kế toán năm : Bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc 31/12 hàng năm

- Phương pháp kế toán hàng tồn kho : Đơn vị hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên . Hàng tồn kho được xác định trên cơ sở giá gốc.

- Phương pháp tính thuế GTGT : Công ty tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.

- Kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên.

- Tính giá vốn hàng bán theo phương pháp bình quân gia quyền cuối kỳ. - Hình thức kế toán áp dụng : Kế toán thủ công theo hình thức Nhật ký chung

2.1.3 . Tổ chức tài khoản kế toán tại công ty:

Sử dụng hệ thống tài khoản phù hợp với nhu cầu quản lý của công ty dựa trên cơ sở hệ thống tài khoản theo QĐ 48/2006/QĐ-BTC. Cụ thể :

Hệ thống tài khoản cấp 1 được áp dụng thống nhất thep quyết định 48/2006/QĐ-BTC

Công ty ít sử dụng Loại TK 0: TK ngoài bảng.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH công nghệ viễn thông TNC (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w