Kế toán chi phí quản lý kinh doanh

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH công nghệ viễn thông TNC (Trang 30)

- TK kế toán sử dụng: TK 642- Chi phí quản lý kinh doanh, có 2 tài khoản cấp 2: + TK 6421 - Chi phí bán hàng

+ TK 6422- Chi phí quản lý doanh nghiệp

* Chi phí bán hàng là toàn bộ các chi phí phát sinh trong quá trình bán sản phẩm, hàng hoá và cung cấp dịch vụ, bao gồm:

- Chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương của nhân viên bán hàng, nhân viên đóng gói, bảo quản sản phẩm, hàng hoá, vận chuyển đi tiêu thụ.

- Chi phí vật liệu dùng bảo quản, đóng gói…trong bán hàng.

- Chi phí đồ dùng, dụng cụ dùng trong bán hàng và cung cấp dịch vụ.

- Chi phí khấu hao tài sản cố định để phục vụ cho quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá và cung cấp dịch vụ.

- Chi phí dịch vụ mua ngoài phát sinh phục vụ cho quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ như: thuê tài sản, thuê kho, bốc dỡ, vận chuyển, tiền hoa hồng đại lý…

- Chi phí bảo hành sản phẩm, hàng hoá.

- Chi phí khác bằng tiền như: chi hội nghị, tiếp khách, quảng cáo…

* TK sử dụng: TK 6421- Chi phí bán hàng và tình hình kết chuyển chi phí bán hàng sang TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh.

* Chi phí quản lý doanh nghiệp là toàn bộ chi phí liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh, quản lý hành chính và một số khoản khác có tính chất chung toàn doanh nghiệp, bao gồm:

- Chi phí nhân viên quản lý: gồm tiền lương, phụ cấp phải trả cho Ban Giám đốc, nhân viên các phòng ban của doanh nghiệp và khoản trích BHXH,

BHYT, KPCĐ trên tiền lương nhân viên quản lý theo tỷ lệ quy định.

- Chi phí vật liệu quản lý: là trị giá thực tế các loại vật liệu, nhiên liệu xuất dùng cho hoạt động quản lý của Giám đốc và các phòng ban nghiệp vụ của doanh nghiệp cho việc sửa chữa TSCĐ.

- Chi phí đồ dùng văn phòng.

- Chi phí KH TSCĐ dùng chung cho doanh nghiệp như: văn phòng làm việc, kho tàng, vật kiến trúc.

- Thuế, phí và lệ phí: là các khoản thuế như thuế nhà đất, thuế môn bài,… và các khoản phí, lệ phí giao thông, cầu phà.

- Chi trích dự phòng như các khoản dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng phải tính vào chi phí sản xuất kinh doanh.

- Chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ chung toàn doanh nghiệp như: tiền điện, tiền nước, thuê sửa chữa TSCĐ.

- Chi phí bằng tiền khác: các khoản chi khác bằng tiền ngoài các khoản đã kể như hội nghị, tiếp khách, chi công tác phí.

* TK sử dụng: TK 6422-Chi phí quản lý doanh nghiệp.

Sơ đồ 1.9: Sơ đồ hạch toán chi phí quản lý kinh doanh

TK 334, 338 TK 642(6421,6422) TK 111, 112…

Chi phí nhân viên Ghi giảm chi phí QLDN

TK 152, 153 (611) Chi phí vật liệu, CCDC TK 911 K/c CPBH, CPQLDN TK 214 để xác định kết quả Chi phí KH TSCĐ dùng cho BH, quản lý DN TK 111, 112, 331, 333 TK 352 Thuế, phí và lệ phí Hoàn nhập dự phòng bảo Chi phí bằng tiền khác hành sản phẩm và tái cơ

TK 351,352

Trích quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm, dự phòng nợ phải trả

TK 142, 242,335

Phân bổ dần hoặc trích trước vào chi phí quản lý kinh doanh TK1592

Số trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi

12.7. Kế toán chi phí tài chính và doanh thu tài chính 1.2.7.1. Kế toán chi phí tài chính

* Kế toán chi phí tài chính sử dụng các tài khoản chủ yếu sau:

- TK 635 - Chi phí tài chính. Tài khoản này dùng để phản ánh những khoản chi phí hoạt động tài chính bao gồm các khoản chi phí hoặc các khoản lỗ liên quan đến các hoạt động đầu tư tài chính, chi phí cho vay và đi vay vốn, chi phí góp vốn liên doanh, liên kết, lỗ chuyển nhượng chứng khoán ngắn hạn, chi phí giao dịch bán chứng khoán….; Dự phòng giảm giá đầu tư chúng khoán, khoản lỗ phát sinh khi bán ngoại tệ, lỗ tỷ giá hối đoái…

- TK 121, TK 128, TK 129, TK 221, TK 228, TK 229……. và một số tài khoản khác có liên quan.

* Các nghiệp vụ phát sinh chủ yếu:

Sơ đồ 1.10: Sơ đồ hạch toán chi phí tài chính

TK 111, 112, 131 TK635

Chi phí liên quan đến vốn vay Chiết khấu thanh toán

TK 111,112,335,242

Lãi tiền vay phải trả, phân bổ lãi Mua hàng trả chậm, trả góp

TK911

TK121,221

Cuối kỳ kết chuyển chi phí Bán các khoản đầu tư tài chính phát sinh trong kỳ

TK 1591,229

TK 1591, 229 Lập dự phòng giảm giá đầu tư

Tài chính Hoàn nhập clệch dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn, dài hạn TK 413

Kết chuyển lỗ tỷ giá do đánh giá Lại các khoản mục cuối kỳ

1.2.7.2. Kế toán doanh thu hoạt động tài chính

Sơ đồ 1.11: Sơ đồ hạch toán doanh thu hoạt động tài chính

TK 911 TK515 TK111,112,138

Thu lãi tiền gửi, lãi tiền cho vay thu lãi cổ phiếu, trái phiếu, cổ tức được chia

Lãi thanh toán chứng khoán đến hạn Bán trái phiếu, tín phiếu

TK121,221

Giá gốc

Cuối kỳ, k/c doanh thu TK 121,221 hoạt động tài chính Lợi nhuận được chia bổ sung VGLD

đầu tư vào cty liên kết, đầu tư dài hạn

Chiết khấu thanh toán mua hàng được hưởng TK 3387 Phân bổ dần lãi do bán hàng trả chậm, lãi nhận trước TK 413 K/c lãi tỷ giá hối đoái do đánh giá lại

số dư ngoại tệ cuối kỳ

TK 331

Chiết khấu thanh toán được hưởng do Mua hàng

1.2.8. Kế toán chi phí khác, thu nhập khác1.2.8.1. Kế toán chi phí khác 1.2.8.1. Kế toán chi phí khác

Sơ đồ 1.12: Sơ đồ hạch toán chi phí khác

TK 111,112 TK 811 TK 911

Các chi phí khác bằng tiền (Chi hoạt động thanh lý, nhượng bán TSCĐ…) TK338,331 Khi nộp phạt Khoản bị phạt do vi phạm hợp đồng TK 214 TK 211

Cuối kỳ kết chuyển chi phí Ghi giảm TSCĐ Giá trị khác để xác định kết quả kinh nhượng bán, thanh lý còn lại doanh

TK214 TK2111,2113

Nguyên Giá trị

giá hao mòn

TK 2212,2213 Giá trị vốn góp

liên doanh, liên kết

Chênh lệch giữa giá đánh giá lại < giá trị còn lại của TSCĐ TK152,155,156 TK2212,2213

Góp vốn liên doanh, liên kết bằng vật tư, hàng hóa

Số chênh lệch giữa giá đánh

1.2.8.2. Kế toán thu nhập khác

Sơ đồ 1.13: Sơ đồ hạch toán thu nhập khác

TK 911 TK711 TK111,112…

Thu phạt khách hàng vi phạm hợp đồng kinh tế, tiền thu đc do các tổ chức bảo hiểm bồi thường

Thu nhượng bán, thanh lý TSCĐ TK 3331

TK338,344

Cuối kỳ, k/c thu nhập Tiền phạt tính trừ vào khoản nhận ký quỹ khác để xác định kết ký cược ngắn hạn, dài hạn

quả kinh doanh TK 152,156,211…

TSCĐ TK 111,112 Thu được khoản phải thu khó đòi đã xóa

sổ (đồng thời ghi có TK 004)

TK331,338

Tính vào thu nhập khác khoản nợ phải trả không xác định được chủ

TK 111,112

Các khoản thuế xuất nhập khẩu, thuế Tiêu thụ đặc biệt NSNN hoàn lại

1.2.9. Kế toán chi phí thuế TNDN.

Thuế TNDN bao gồm toàn bộ số thuế thu nhập tính trên thu nhập chịu thuế TNDN, kể cả các khoản thu nhập nhận được từ hoạt đọng sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ tại nước ngoài mà Việt Nam chưa ký hiệp định về tránh đánh thuế hai lần. Thuế TNDN bao gồm các loại thuế liên quan khác được khấu trừ tại nguồn đối với các tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt đọng tại Việt Nam không có cơ sở thường trú tại Việt Nam được thanh toán bởi công ty liên doanh, liên kết hay công ty con tính trên khoản phân phối cổ tức, lợi nhuận (nếu có); hoặc thanh toán dịch vụ cung cấp cho đối tác cung cấp dịch vụ nước ngoài theo quy định của luật thuế TNDN hiện hành.

Căn cứ tính thuế TNDN là: Thu nhập tính thuế và thuế suất Xác định thu nhập tính thuế thu nhập doanh nghiệp

- Thu nhập tính thuế trong kỳ tính thuế được xác định bằng thu nhập chịu thuế trừ đi thu nhập được miễn thuế và các khoản lỗ được kết chuyển từ các năm trước.

-Thu nhập chịu thuế bằng doanh thu trừ các khoản chi được trừ của hoạt động sản xuất, kinh doanh cộng thu nhập khác, kể cả thu nhập nhận được ở ngoài Việt Nam.

-Thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản phải xác định riêng để kê khai nộp thuế.

* Kế toán chi phí thuế TNDN sử dụng các TK chủ yếu sau:

- TK 821 - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp. Tài khoản này dùng để phản ánh chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp của doanh nghiệp phát sinh trong năm làm căn cứ xác định kết quả hoạt động kinh doanh sau thuế của doanh nghiệp trong năm tài chính.

- TK 3334 - Thuế thu nhập doanh nghiệp: Tài khoản này dùng để phản ánh số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp, đã nộp và còn phải nộp vào Ngân sách Nhà nước.

* Các nghiệp vụ phát sinh chủ yếu:

Sơ đồ 1.14: Sơ đồ hạch toán chi phí thuế TNDN

TK 333 (3334) TK8211 TK911 Tạm tính thuế TNDN phải nộp Kết chuyển chi phí thuế

điều chỉnh bổ sung thuế TNDN TNDN phải nộp

Điều chỉnh giảm thuế TNDN trong trường hợp số thuế tạm phải nộp trong năm lớn hơn số phải nộp xác định cuối năm

1.2.10. Kế toán xác định kết quả kinh doanh:

* Phương pháp xác định kết quả kinh doanh:

Kết quả hoạt động kinh doanh là kết quả cuối cùng của hoạt động kinh doanh thông thường và các hoạt động khác của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định, biểu hiện bằng số tiền lãi hay lỗ.

Kết quả hoạt động kinh doanh bao gồm: (1) Kết quả từ hoạt động sxkd (bán hàng, cung cấp dịch vụ) = Tổng DT thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ - Giá vốn của hàng xuất đã bán và Chi phí thuế TNDN - CPBH và CPQLDN (2) Kết quả từ hoạt động tài chính = Tổng DT thuần từ hoạt động tài chính - Chi phí về hoạt động tài chính

(3) Kết quả hoạt động khác = Thu nhập thuần khác

- Chi phí khác

Trong đó, doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ tính bằng tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trừ đi (-) các khoản giảm trừ (chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, doanh thu hàng đã bán bị trả lại).

* Kế toán xác định kết quả kinh doanh sử dụng các TK chủ yếu sau:

- TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh: Tài khoản này dùng để xác định kết quả hoạt động kinh doanh trong các doanh nghiệp.

- TK 421 - Lợi nhuận chưa phân phối: Tài khoản này dùng để phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh và tình hình phân phối, xử lý kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. TK này có 2 TK cấp hai:

+ TK 4211: Lợi nhuận năm trước + TK 4212: Lợi nhuận năm nay

- TK 821 - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp. Tài khoản này dùng để phản ánh chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp của doanh nghiệp phát sinh trong năm làm căn cứ xác định kết quả hoạt động kinh doanh sau thuế của doanh nghiệp trong năm tài chính.

* Các nghiệp vụ phát sinh chủ yếu:

Cuối kỳ, tiến hành kết chuyển doanh thu thuần, giá vốn, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp để xác định kết quả. Trình tự kế toán xác định kết quả được thể hiện thông qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 1.15: Sơ đồ hạch toán xác định kết quả kinh doanh

TK 632 TK 911 TK 511,512,515 K/c giá vốn hàng bán K/c doanh thu

TK 641, 642 K/c CPBN, CPQLDN TK 711 K/c thu nhập khác TK 811, 635 K/c chi phí khác TK 421 K/c chi phí tài chính TK 821 Kết chuyển lỗ CP thuế thu nhập DN Kết chuyển lãi

1.3. Tổ chức hệ thống sổ kế toán:

Hệ thống sổ kế toán sử dụng trong doanh nghiệp để ghi chép, hệ thống hoá thông tin từ các chứng từ kế toán phù hợp với hình thức kế toán doanh nghiệp áp dụng. Tuỳ theo hình thức kế toán doanh nghiệp áp dụng mà hệ thống sổ kế toán ở mỗi doanh nghiệp khác nhau.

1.3.1. Hệ thống sổ kế toán trong hình thức kế toán Nhật ký chung bao gồm:+ Sổ Nhật ký chung, sổ nhật ký đặc biệt + Sổ Nhật ký chung, sổ nhật ký đặc biệt

+ Sổ cái TK 632, 511, 512, 531, 532, 521, 641, 642, 911,….

+ Các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan như sổ chi tiết bán hàng, sổ chi tiết phải thu của khách hàng, sổ chi tiết chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, sổ chi tiết theo dõi kết quả kinh doanh….

Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán nhật ký chung

Sơ đồ 1.16: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký chung

Sổ, thẻ kế toán chi tiết Sổ Nhật ký đặc biệt SỔ NHẬT KÝ CHUNG SỔ CÁI Bảng cân đối số phát sinh Bảng tổng hợp chi tiết Chứng từ kế toán

Ghi chú: Ghi hàng ngày

Ghi cuối tháng, hoặc định kỳ Quan hệ đối chiếu, kiểm tra

(1) Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra được dùng làm căn cứ ghi sổ, trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ nhật ký chung, sau đó căn cứ số liệu đã ghi trên sổ nhật ký chung để ghi vào Sổ cái theo các tài khoản kế toán phù hợp. Nếu đơn vị có mở sổ, thẻ kế toán chi tiết thì đồng thời với việc ghi sổ Nhật ký chung, các nghiệp vụ phát sinh được ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan.

Trường hợp đơn vị mở các sổ nhật ký đặc biệt thì hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ được dùng làm căn cứ ghi sổ, ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký đặc biệt liên quan. Định kỳ (3, 5, 10 … ngày) hoặc cuối tháng, tùy khối lượng nghiệp vụ phát sinh, tổng hợp từng sổ Nhật ký đặc biệt lấy số liệu để ghi vào các tài khoản phù hợp trên Sổ cái, sau khi đã loại trừ số trùng lặp do một nghiệp vụ được ghi đồng thời vào nhiều sổ Nhật ký đặc biệt (nếu có).

(2) Cuối tháng, cuối quý, cuối năm, cộng số liệu ghi trên Sổ cái, lập bảng cân đối số phát sinh. Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các Sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập các Báo cáo tài chính.

1.3.2. Hệ thống sổ kế toán trong hình thức kế toán Nhật ký - Sổ cái bao gồm:+ Sổ Nhật ký-sổ cái + Sổ Nhật ký-sổ cái

Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký - Sổ Cái: Các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh được kết hợp ghi

chép theo trình tự thời gian và theo nội dung kinh tế (theo tài khoản kế toán) trên cùng một quyển sổ kế toán tổng hợp duy nhất là sổ Nhật ký - Sổ Cái. Căn cứ để ghi vào sổ Nhật ký - Sổ Cái là các chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại.

1.3.3. Hệ thống sổ kế toán trong hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ bao gồm:+ Sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ + Sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ

+ Sổ cái TK 632, 511, 512, 521, 531, 532, 641, 642, 911, 421,…. + Các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan.

Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ: Căn cứ trực tiếp để ghi sổ kế toán tổng hợp là “Chứng từ ghi sổ”.

Việc ghi sổ kế toán tổng hợp bao gồm:

• Ghi theo trình tự thời gian trên Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ.

• Ghi theo nội dung kinh tế trên Sổ Cái.

Chứng từ ghi sổ do kế toán lập trên cơ sở từng chứng từ kế toán hoặc Bảng Tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại, có cùng nội dung kinh tế.

Chứng từ ghi sổ được đánh số hiệu liên tục trong từng tháng hoặc cả năm

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH công nghệ viễn thông TNC (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w