- Nguyên nhân hạn chế :
3.2.4 Các giải pháp về tài chính
Thứ nhất: Cần bố trí nguồn kinh phí đáp ứng đấy đủ các yêu cầu của
công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức. Xác định đầu tư cho đào tạo là đầu tư cho sự phát triển và cho tương lai, do vậy không nên vì quá tiết kiệm kinh phí mà tổ chức các khóa đào tạo chưa đạt hiệu quả như thời gian qua ( có nhiều
lớp tổ chức học trong giờ hành chính, lớp học quá đông, quy mô lớn, tình trạng dạy và học “ chay” còn phổ biến). Trong thời gian tới, để việc đào tạo,
bồi dưỡng theo vị trí công việc đạt được kết quả, các khóa học chỉ nên tổ chức với quy mô vừa phải, sử dụng các thiết bị phục vụ giảng dạy hiện đại, phù hợp, mời chuyên gia, giảng viên có nhiều kinh nghiệm, tổ chức đi khảo sát và nghiên cứu thực tế ở nhiều nơi…
Thứ hai: Nghiên cứu xây dựng chế độ, chính sách mới cho việc quản
lý, sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng sao cho phù hợp với phương thức đào tạo, bồi dưỡng mới hiện đại theo vị trí công việc và chế độ bồi dưỡng bắt buộc tối thiểu kiến thức, kỹ năng chuyên ngành hàng năm đối với cán bộ, công chức (chẳng hạn như chuyển từ cách quản lý kinh phí đào tạo chung
của toàn huyện hiện nay sang hình thức phân bổ theo tỉ lệ % kinh phí thường xuyên của các đơn vị, xã, thị trấn).
Thứ ba: Đầu tư thỏa đáng về cơ sở vật chất và trang thiết bị cho các cơ
sở đào tạo cán bộ, công chức trên địa bàn đạt yêu cầu dạy và học theo phương pháp đào tạo mới.