Về thực hiện theo quy trình đào tạo, bồi dưỡng Về xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng

Một phần của tài liệu Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức - Liên hệ thực tiễn tại huyện Phú Xuyên, Thành phố Hà Nội (Trang 45 - 47)

- Theo loại hình đào tạo

2.6.1Về thực hiện theo quy trình đào tạo, bồi dưỡng Về xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng

Về xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng

Đối với công tác xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng, nhìn chung huyện đã xác định đúng đắn tầm quan trọng, vai trò của bước này đối với cả hoạt động. Cơ sở cho việc xác định kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng được rút ra từ việc xem xét các tiêu chuẩn chức vụ, chức danh, tiêu chuẩn ngạch, bậc của cán bộ, công chức, thực trạng về số lượng, chất lượng cán bộ, công chức, từ kết quả đánh giá cán bộ, công chức hàng năm, kết quả đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức năm trước đó…là hoàn toàn chính xác.

Tuy nhiên việc căn cứ vào những căn cứ đó còn mờ nhạt, bằng chứng là có những năm huyện đã không làm bản đánh giá công chức ( năm 2009), hay bản báo cáo thực trạng số lượng, chất lượng cán bộ công chức hàng năm chưa có mốc quy định về thời gian cụ thể phải lập khiến công tác lập kế hoạch cũng không có thời gian quy định cụ thể.

Các hoạt động tìm hiểu thực trạng thực thi công vụ của cán bộ, công chức, phân tích công việc và phân tích mặt hẫng hụt trong yêu cầu thực thi công vụ đã được nhắc tới nhưng làm chưa dứt điểm, chưa có báo cáo cụ thể. Thêm vào đó, những mong muốn đào tạo của bản thân cán bộ, công chức chưa được quan tâm tìm hiểu kỹ lưỡng, chưa sử dụng hết những phương pháp xác định nhu cầu đào tạo như sử dụng các phiếu điều tra, phỏng vấn trực tiếp cán bộ, công chức, có các bài kiểm tra, sát hạch… nhằm tìm ra sự hẫng hụt và nhu cầu đào tạo thực sự. Từ thực tế đó đã có những khóa học đề xuất mà không thu hút được học viên, có khóa đào tạo thì lại vượt quá số lượng…Điều này phần nào làm giảm đi hiệu quả của hoạt động này.

Về lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng

Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức của huyện đã đáp ứng được những yêu cầu cơ bản nhất đó là việc xác định những mục tiêu, xác định các đối tượng, thời gian, hình thức, phương pháp, các cơ sở và kinh phí đào

tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức. Và trên thực tế những kế hoạch này được thực hiện theo những biêu mẫu đã được quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Nhưng bên cạnh đó, chính vì ở bước xác định nhu cầu còn hạn chế về tính thực tế mà ở kế hoạch này đã có nhiều lớp học đặt ra, nhiều con số đưa ra với khối lượng lớn trên thực tế đã không thực hiện được.

Về tổ chức thực hiện đào tạo, bồi dưỡng

Đây là bước có tính quyết định đối với hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức. Các hoạt động trong bước này đã được huyện làm rất tốt. Đối với những lớp đào tạo được tổ chức thực hiện trên thực tế thì hầu hết đều mang lại kết quả đáng ghi nhận và khả quan. Các nội dung và hoạt động của bước này như đôn đốc, kiểm tra, giám sát các quá trình đào tạo và các cơ quan liên quan… đã được thực hiện tuần tự kể cả việc phối hợp với các cơ quan sử dụng nhân lực sau đào tạo, bồi dưỡng.

Đối với mỗi lớp học mà Phòng Nội vụ thực hiện dưới sự chỉ đạo của UBND huyện đều có sự quan tâm rất sát. Việc tiến hành đăng kí học, liên hệ mở lớp đối với các cơ sở đào tạo được tiến hành nhanh chóng. Đặc biệt, Phòng Nội vụ đã tích cực chủ động, tham mưu mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng đối với ngạch chuyên viên và chuyên viên chính tại địa bàn huyện. Việc học vào các ngày nghỉ tuy có gây ra những khó khăn nhất định xong với địa điểm học gần khiến các học viên rất hào hứng và phấn khởi đăng kí đi học. Bằng chứng là số lượng đăng kí hai lớp học chuyên viên và chuyên viên chính trong năm nay đã nắm trọn những đối tượng đủ điều kiện đi học trong huyện. Và tính đến thời điểm này, lớp học đã đi vào hoạt động dưới sự giảng dạy của các giảng viên của Trường Đại học Nội vụ.

Về đánh giá đào tạo, bồi dưỡng

Sự cần thiết của việc đánh giá đào tạo, bồi dưỡng có lẽ không cần phải bàn nhiều. Công tác này có ý nghĩa rất quan trọng đối với toàn bộ hoạt động, chỉ một kinh nghiệm nhỏ được rút ra và không tái diễn sai phạm cũng đã có thể giúp tiết kiệm rất nhiều kinh phí cho ngân sách.

Việc UBND huyện tiến hành đánh giá hoạt động đào tạo, bồi dưỡng trên cơ sở các số liệu đã được tổng hợp, các báo cáo là cần thiết và hợp lý. Sự nhìn nhận, đánh giá này chính vì dựa trên cơ sở đúng đắn nên đã giúp việc đánh giá chính xác hơn, các bài học kinh nghiệm cũng có sự trải nghiệm thực tế nhiều hơn, việc đánh giá đúng đắn, chính xác các nội dung, các bước hoạt động, các cơ quan, đơn vị… đã giúp cho UBND huyện đưa ra sự khen thưởng, khích lệ cũng như kỷ luật kịp thời. Điều đó đã tạo động lực mạnh mẽ đến các cơ quan, đơn vị, các cán bộ, công chức tiếp tục thực hiện tốt hoạt động đào tạo, bồi dưỡng.

Tuy nhiên, công tác đánh giá được thực hiện định kỳ một năm một lần, việc đánh giá không thực hiện ở các nội dung cụ thể như đã nêu ở chương I mà còn rất chung chung đã không đáp ứng được kỳ vọng. Hoạt động này cần phải được tiến hành thường xuyên hơn nữa, có thể tiến hành định kỳ theo tháng, quý thậm chí là sau mỗi lớp học, khóa học.

Một phần của tài liệu Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức - Liên hệ thực tiễn tại huyện Phú Xuyên, Thành phố Hà Nội (Trang 45 - 47)