Đối với tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng

Một phần của tài liệu Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức - Liên hệ thực tiễn tại huyện Phú Xuyên, Thành phố Hà Nội (Trang 64 - 65)

Đổi mới nội dung và phương pháp đào tạo, bồi dưỡng. Trước hết, thông qua khảo sát nhu cầu đào tạo, các cơ quan đào tạo xây dựng danh mục các kỹ năng cần thiết làm cơ sở cho việc đào tạo dựa trên cơ sở năng lực làm việc, xây dựng chương tình đào tạo phát triển năng lực làm việc. Nội dung đào tạo dựa trên năng lực ít chú trọng lý thuyết mà tập trung vào thực hành, dựa trên xử lý tình huống thực tế để đào tạo: “Đổi mới phương thức và nội dung các

chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức sát với thực tế, hướng vào các vấn đề thiết thực đặt ra từ quá trình thực thi công vụ, nâng cao kỹ năng hành chính. Thông qua đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng hành chính bảo đảm tính thống nhất trong hoạt động của cơ quan hành chính, nhất là trong giải quyết các yêu cầu của nhân dân, doanh nghiệp. Thực hiện cơ chế đào tạo tiền công vụ và đào tạo, bồi dưỡng trong công vụ theo định kỳ bắt buộc hàng năm; thực hiện chế độ đào tạo, bồi dưỡng trước khi bổ nhiệm”. (Nghị quyết hội nghị trung ương năm ban chấp hành Trung

ương khóa X Về đẩy mạnh cải cách hành chính,nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước).

Đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng chuyển từ “dạy” sang hướng dẫn, nghe và tiếp thu một cách thụ động sang tự học; chủ yếu là hướng dẫn, trao đổi thông tin, kinh nghiệm công tác, cùng nhau bàn bạc, thảo luận tìm biện pháp giải quyết tối ưu một vấn đề nào đó được đặt ra. Điều này đòi hỏi có sự thay đổi trong nhận thức về vai trò của “ thầy” và “ trò”, giảng viên

được trang bị phương pháp giảng dạy và học tập tích cự, ứng dụng, hỗ trợ của công nghệ, phương tiện giảng dạy và học tập hiện đại.

Phát triển đội ngũ giảng viên chuyên nghiệp, đa dạng. Chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng tùy thuộc rất lớn vào đội ngũ giảng viên. Vì họ tham gia vào việc biên soạn, nội dung, giáo trình, tài liệu bài giảng mà quan trọng

hơn hết là trực tiếp truyền thụ kiến thức cho người học. Định hướng phát triển giảng viên cần thực hiện đồng bộ các việc làm như: hình thành đội ngũ giảng viên chuyên ngành quản lý hành chính nhà nước đủ về số lượng, đáp ứng yêu cầu về chất lượng; xây dựng các tiêu chuẩn về chất lượng giảng viên, có giải pháp thu hút những người lâu năm làm việc trong nhà nước ( đặc biệt là

những người đã từng giữ những chức vụ cao, những người có kinh nghiệm thực tiễn quản lý và được đánh giá là thành công) vào tham gia công tác giảng dạy. Tổ chức hoặc tạo điều kiện cho giảng viên đi học tập, nghiên cứu thực tế định kỳ, xem đây là hoạt động chuyên môn mang tính thường xuyên. Có chính sách đãi ngộ hợp lý cho giảng viên nhất là các lao động nghề nghiệp đặc thù hoặc ở những nơi có điều kiện khó khăn.

Đổi mới công tác tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với đặc điểm học tập của cán bộ, công chức.

Thường xuyên kiểm tra đôn đốc việc tổ chức thực hiện đào tạo, bồi dưỡng theo kế hoạch tổng thể hoặc theo kế hoạch tổ chức lớp học. Cần kiểm tra tất cả các nội dung và tất cả các cơ quan, đơn vị liên quan đến đào tạo, bồi dưỡng. Bên cạnh đó cũng cần thực hiện công tác sơ kết và tổng kết đối với mỗi khóa đào tạo, bồi dưỡng nhằm kịp thời chỉ ra và điều chỉnh một cách có hiệu quả đối với những khó khăn gặp phải ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả của hoạt động đào tạo, bồi dưỡng.

Một phần của tài liệu Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức - Liên hệ thực tiễn tại huyện Phú Xuyên, Thành phố Hà Nội (Trang 64 - 65)