Các giải pháp về thể chế

Một phần của tài liệu Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức - Liên hệ thực tiễn tại huyện Phú Xuyên, Thành phố Hà Nội (Trang 56 - 57)

- Nguyên nhân hạn chế :

3.2.1Các giải pháp về thể chế

Thứ nhất: Trên cơ sở các quan điểm định hướng của Đảng, Nhà nước

và của Thành phố Hà Nội về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức trong giai đoạn hiện nay, cần nghiên cứu ban hành các chương trình, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cụ thể phù hợp với đặc điểm, điều kiện của địa phương.

Chương trình đào tạo, bồi dưỡng cần có tầm nhìn xa, trong đó xác định rõ mục tiêu của từng giai đoạn ( trong năm, năm năm, mười năm), đối với từng đối tượng cán bộ, công chức ( cán bộ, lãnh đạo, quản lý, công chức thừa hành,

cán bộ chuyên trách, bán chuyên trách cấp xã, thị trấn, công chức xã, thị trấn),

từ đó làm cơ sở để cụ thể hóa thành các kế hoạch thực hiện trong từng năm. Để xây dựng được một chương trình “ tổng thể” đảm bảo tính khoa học, khả thi, toàn diện đòi hỏi phải xác định chính xác nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng của đội ngũ cán bộ, công chức của huyện trong từng giai đoạn cụ thể. Đây là một nội dung quan trọng, là bước khởi đầu trong quy trình đào tạo, bồi dưỡng.

Thứ hai: Cần nghiên cứu sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành các văn bản

về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cho phù hợp với tình hình thực tế của địa phương đồng thời đáp ứng yêu cầu xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong giai đoạn hiện nay, chủ yếu tập trung vào các vấn đề sau:

- UBND huyện cần dựa trên cơ sở các văn bản chỉ đạo về công tác đào tạo, bồi dưỡng của các cơ quan cấp trên để ban hành các văn bản mang tính định hướng, chỉ đạo cho hoạt động của này trong những giai đoạn cụ thể. Đây là công việc có vai trò quan trọng ảnh hưởng đến sự thành bại của hoạt động này. Sở dĩ có điều này là vì khi nghiên cứu căn cứ pháp lý cho hoạt động đào

tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức tại huyện thì thấy rằng các văn bản do huyện ban hành liên quan đến định hướng, chỉ đạo công tác này trong giai đoạn hiện nay là chưa có.

- Nghiên cứu điều chỉnh chính sách, chế độ đào tạo theo hướng khuyến khích cán bộ, công chức chủ động học tập nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng và năng lực thực thi công vụ. Có thể điều chỉnh lại các khoản chi, điều kiện chi, mức chi cho phù hợp với tình hình hiện nay do các khoản chi, điều kiện chi, mức chi được ban hành trước đây không còn phù hợp, không khuyến khích được học viên.

Một phần của tài liệu Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức - Liên hệ thực tiễn tại huyện Phú Xuyên, Thành phố Hà Nội (Trang 56 - 57)