DOANH NGHIỆP NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN TRỊ RỦI RO

Một phần của tài liệu SỬ DỤNG CÁC CÔNG CỤ PHÁI SINH TRONG VIỆC PHÒNG NGỪA RỦI RO TỶ GIÁ TẠI CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN (Trang 102 - 112)

RRTG nói riêng.

 Mở cửa thị trường các công cụ tài chính phái sinh, để tránh tình trạng phổ biến hiện nay là chính phủ chỉ cho hép một số ngân hàng làm thí điểm. Có thể nói “thí điểm” hiện nay là một căn bệnh của các cơ quan hoạch định chính sách. Trong những trường hợp như thế, giá trị hợp lý của các hợp đồng phái sinh sẽ chỉ là độc quyền của một số ngân hàng, và chắc chắn sẽ cao hơn trên thị trường thế giới. Tất cả những bóp méo giá trị các hợp đồng phái sinh sẽ đẩy sang phía người mua gánh chịu. Tác dụng ngược của các độc quyền là hoặc sẽ không tồn tại công cụ phòng ngừa rủi ro trên thực tế, do giá phí quá cao làm nản lòng các nhà đầu tư, hoặc là các nhà đầu tư sẽ càng chấp nhận mạo hiểm cùng tham gia canh bạc với cái giá phải trả rất cao với hy vọng gỡ gạt lại bằng cách hy vọng đầu cơ trên những thị trường bất đầu cơ trên không khí bất ổn của giá cả thị trường. Chính vì thế mà cần xem xét để tạo ra một thị trường tự do, để các định chế tài chính có đủ các điều kiện có thể cung cấp các sản phẩm phái sinh. Và dĩ nhiên đi liền với đó là thiết lập khung quản lý chung cho các định chế này.

3.5. DOANH NGHIỆP NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN TRỊ RỦI RO RO

Với sự biến động khó lường của tỷ giá hối đoái thì các DN XNK rất dễ gặp rủi ro lớn khi không sử dụng các công cụ ngoại hối phái sinh để

phòng ngừa rủi ro tỷ giá. Trên thực tế nhu cầu sử dụng các sản phẩm tài chính phái sinh trong việc phòng ngừa rủi ro tỷ giá chỉ ở mức độ tiềm năng khi phần lớn các DN đều cho rằng biến động tỷ giá trên thị trường không quá lớn. Như vậy, việc đầu tiên và cốt yếu trong việc đẩy mạnh ứng dụng các công cụ phái sinh tiền tệ là cần phải có sự thay đổi quan điểm về phát triển thị trường tài chính phái sinh. Như tình hình sử dụng công cụ phái sinh ngoại hối tại Việt Nam tại chương II đã cho ta thấy nhận thức của DN về phòng ngừa rủi ro tỷ giá còn rất hạn chế. Từ đó dẫn đến hiểu và sử dụng sai công dụng và sớm quy kết các công cụ phái sinh chỉ phục vụ cho đầu cơ. Thật ra, các công cụ tài chính phái sinh có thể sử dụng cho cả hai mục đích đầu cơ và phòng ngừa rủi ro. Trong xu hướng hội nhập nền kinh tế mở như hiện nay thì cơ chế cố định tỷ giá như nước ta không còn phù hợp, sớm hay muộn vẫn phải tuân theo cung cầu ngoại tệ trên thị trường. Chính vì vậy mà việc phòng ngừa rủi ro tỷ giá là rất quan trọng trong hiện tại và thời gian tới. Điều cần thiết cho DN là việc trang bị kiến thức về ngoại hối phái sinh để biết cách phòng ngừa rủi ro tỷ giá. Tuy rằng NHTM có thể tư vấn và lựa chọn công cụ giúp khách hàng nhưng sẽ có lợi hơn rất nhiều nếu trong DN có đội ngũ về phòng ngừa rủi ro tỷ giá, đặc biệt là với những DN XNK sẽ có cơ hội kinh doanh rất lớn với sự phát triển về kinh tế như nước ta hiện nay. Nhà nước không thể bảo hộ DN trong dài hạn được, thông minh hơn cả là tự dựa vào sức mình để chiếm lĩnh thị trường cho dù là phòng ngừa rủi ro tỷ giá hay đầu cơ trên thị trường ngoại hối thì cơ hội là vô cùng to lớn.

Thứ hai là các DN XNK nên có chính sách quản lý rủi ro cụ thể, qui định quyền phán quyết mức rủi ro tài chính rõ ràng với từng vị trí lãnh đạo và với từng khu vực. Vấn đề trách nhiệm của người đưa ra quyết định sử dụng công cụ ngoại hối phái sinh luôn đè nặng tâm lý của lãnh đạo và nhân viên trong đơn vị. Nếu đưa ra quyết định đúng đắn làm lợi cho DN thì không sao, nhưng nếu như có một điều kiện khách quan nào đó làm cho tỷ giá thị trường giảm xuống trái với xu hướng ban đầu, thì uy tín của người

ra quyết định đó cũng bị lung lay. Hiện nay các DN Việt Nam hiện không qui định rõ ràng trách nhiệm và quyền lợi của lãnh đạo và nhân viên trong đơn vị nên đây cũng là một hạn chế trong việc đẩy mạnh sử dụng công cụ ngoại hối phái sinh nhằm phòng ngừa rủi ro tỷ giá.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trong chương 3, đề tài trình bày các giải pháp để hoàn thiện thị trường phái sinh ngoại hối tại Việt Nam để các DN XNK có thể tiếp cận dễ dàng hơn. Trong đó giải pháp trọng tâm là hoàn thiện cơ sở pháp lý cũng như các chính sách điều chỉnh tỷ giá cho phù hợp với thị trường phái sinh ngoại hối thế giới. Đó là những giải pháp: mở rộng kỳ hạn đối với giao dịch kỳ hạn, để các NHTM được chủ động tính toán tỷ giá kỳ hạn, xóa bỏ việc ký quỹ trong giao dịch kỳ hạn, mở rộng thực hiện giao dịch quyền chọn. Thị trường phái sinh là một thị trường cao cấp rất phức tạp và dễ bị lợi dụng để đầu cơ lũng đoạn thị trường nên rát cần những nhà quản lý giỏi nhiều kinh nghiệm và phải được quản lý chặt chẽ, thường xuyên cập nhật số liệu để tránh phát triển theo hướng tiêu cực. Và giải pháp quan trọng và việc tự nâng cao nhận thức cũng như kiến thức phòng ngừa rủi ro tỷ giá của bản thân mỗi DN có tham gia hoạt động XNK

KẾT LUẬN

Giai đoạn hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới kể từ khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại quốc tế (WTO). Điều đó đặt ra nhu cầu phát triển các công cụ phòng ngừa rủi ro trên thị trường tài chính nói chung và thị trường ngoại hối nói riêng để bảo vệ các nhà đầu tư, các DN mà đặc biệt là các DN XNK Việt Nam khỏi những rủi ro khi có những biến động lớn về tỷ giá.

Dựa trên phương pháp luận duy vật biện chứng và phân tích, tổng hợp, đề tài đã nghiên cứu về cơ sở lý luận chung cua rủi ro tỷ giá và các công cụ ngoại hối phái sinh, đồng thời, đã nghiên cứu về thực trạng sử dụng công cụ ngoại hối phái sinh cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam. Qua đó, đề tài cũng đề xuất một số giải pháp và định hướng phát triển cho thị trường ngoại hối phái sinh

Sau khi nghiên cứu đề tài, em rút ra một số kết luận sau:

1. Rủi ro tỷ giá có thể gây ra những tác động tiêu cực cho DN XNK tại Việt Nam, đặc biệt là từ cuối năm 2007 cho đến nay. Nhưng các DN, đặc biệt là các DN nhỏ thì chưa nhận thức đúng đắn và đầy đủ về vấn đề này.

2. Việc ứng dụng công cụ ngoại hối phái sinh cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu còn nhiều hạn chế. Nguyên nhân xuất phát từ nhiều phía: từ bản thân DN, từ việc cung cấp dịch vụ của NHTM, từ cơ sở pháp lý của NHNN.

3. Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh việc sử dụng công cụ ngoại hối phái sinh là nâng cao nhận thức của DN, hoàn thiện hệ thống cơ sở pháp lý điều chỉnh hoạt động phái sinh ngoại hối. Đồng thời, NHNN cần có những giải pháp hỗ trợ cho các công cụ phái sinh phát triển như hoàn thiện các văn bản pháp lý và chính sách tỷ giá linh hoạt.

4. Trong thời gian tới, xu hướng của các doanh nghiệp sẽ áp dụng công cụ ngoại hối phái sinh phổ biến hơn để phòng ngừa rủi ro tỷ giá.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Nguyễn Minh Kiều, Tài chính doanh nghiệp căn bản, NXB Thống Kê, 2009.

[2] Nguyễn Minh Kiều, Quản trị rủi ro tài chính, NXB Tài Chính, 2014.

[3] Lê Quốc Lý, Quản lý ngoại hối và điều hành tỷ giá hối đoái ở Việt Nam, NXB Thống Kê, Hà Nội, 2004.

[4] Chính Phủ, Quyết định số 107/2008/NĐ-CP ban hành ngày 22/9/2008, Quy định xử phạt hành chính các hành vi đầu cơ, găm hàng, tăng giá quá mức, đưa tin thất thiệt, buôn lậu và gian lận thương mại.

[5] Báo cáo thường niên NHNN, 1992-2010.

[6] IMF Statistics Department COFER Database, updated 30 March 2012.

[7] http://cafef.vn/doanh-nghiep/ppc-hai-nam-mat-gan-2200-ty-dong-vi-chenh- lech-ty-gia-20120202124049470ca36.chn.

[8] "Hội nghị Chính Phủ với DN năm 2014," [Online]. Available:

http://vinasme.vn/Hoi-nghi-Thu-tuong-Chinh-phu-voi-doanh-nghiep-nam- 2014-17-1532.html. [Accessed 04 12 2014].

[9] "Phòng ngừa rủi ro tỷ giá được quan tâm," [Online]. Available:

http://cafef.vn/tai-chinh-ngan-hang/phong-ngua-rui-ro-ty-gia-duoc-quan-tam- 20090305102944735ca34.chn. [Truy cập ngày 1 tháng 12 năm 2014].

[10] "Báo cáo thường niên một số NHTM Việt Nam từ năm 2008-2013".

[11] Nguyễn Văn Tiến, Thị trường ngoại hối Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế, NXB Thống Kê Hà Nội, 2002.

PHỤ LỤC PHỤ LỤC A

Một phần của tài liệu SỬ DỤNG CÁC CÔNG CỤ PHÁI SINH TRONG VIỆC PHÒNG NGỪA RỦI RO TỶ GIÁ TẠI CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN (Trang 102 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)