Đặc điểm thị trường tiền tệ Việt Nam
Đầu tiên kể đến xuất phát từ thị trường tiền tệ còn non trẻ và chính sách quản lý còn có sự bảo hộ của Nhà nước. Nghị định 161/HĐBT và Thông tư hướng dẫn số33-NH-TT ban hành năm 1988 đã chính thức xóa bỏ thế độc quyền trong kinh doanh ngoại hối của Nhà nước đã khai sinh thị trường kinh doanh ngoại hối Việt Nam. Qua hơn hai mươi năm phát triển, thị trường tiền tệ Việt Nam vẫn chưa có nhiều biến động lớn cũng như ảnh hưởng lớn từ những cuộc khủng hoảng trên thế giới. Cùng với những phương thức kinh doanh truyền thống còn phổ biến, việc dự báo tỷ giá là khá chắc chắn, do đó việc phải sử dụng những biện pháp phức tạp đẻ phòng ngừa rủi ro tỷ giá vẫn chưa trở thành nhu cầu cấp thiết của DN.
Thứ hai là chính sách tỷ giá hối đoái của chính phủ Việt Nam đã đem lại sự ổn định trong giá cả ngoại tệ (đặc biệt là tỷ giá USD/VND) trong một thời gian dài đặc biệt là trước năm 2009 do Việt Nam tại thời điểm này sử dụng chính sách tỷ giá là “con rắn tiền tệ”. Tuy nhiên, sau khủng hoảng tài chính năm 2008 làm nhập siêu Việt Nam tăng làm dự trữ ngoại hối giảm từ 20 tỷ xuống 15 tỷ USD vao tháng 12 năm 2009, NHNN đã phá giá VND nhiều lần trong vài tháng. Với sự kiện này, Chính phủ xem như đã từ bỏ chế độ “ổn định của con rắn tiền tệ” trước đó và điều chỉnh chính sách tỷ giá. Chính phủ đã từ bỏ neo tỷ giá theo USD (có nguyên do là USD không còn mạnh nữa) mà chuyển sang điều hành tỷ giá theo 1 rổ tiền tệ là phù hợp hơn sau khủng hoảng tài chính toàn cầu. Tỷ giá chính thức được duy trì ở 20.828 VND vào đầu 2012 và đến giữa năm 2013 mới điều chỉnh 1% lên 21.036 đồng. Sau một năm liền neo ở mức này, nhà điều hành mới tăng 1% vào
ngày 19/6/2014 vừa qua dù trước đó, nhiều lần thị trường đã có những đợt sóng lớn, USD ngân hàng lên kịch trần, USD tự do tăng mạnh. Điều đó cho thấy, tỷ giá USD/VND vẫn tương đối ổn định. “Tỷ giá nên trườn bò từ từ, tăng giảm nhiều lần thành những bước nhỏ thay vì nằm yên 6 tháng, một năm rồi nhảy cóc lên một mốc mới” (Trương Văn Phước, Phó chủ tịch UBGSTCQG, 30/6/2014)
Thị trường CCPS vẫn còn chưa hoàn thiện, chi phí sử dụng cao
Đối với giao dịch hoán đổi ngoại tệ (Swap) chủ yếu chỉ thực hiện giữa các ngân hàng và giữa NHTM với NHNN nhằm giải quyết vần đề về thiếu vốn tạm thời.
Để hướng dẫn thực hiện các giao dịch phái sinh, NHNN cũng đã ban hành quyết định và văn bản hướng dẫn, hiện tại, đối với giao dịch ngoại hối kỳ hạn, thực hiện theo quyết định số 648/2004/QĐ-NHNN ngày 28 tháng 05 năm 2004. Theo quyết định này, cách tính tỷ giá kỳ hạn đã có sự thay đổi căn bản, không còn theo điểm kỳ hạn cố định như biên độ được công bố cho từng kỳ hạn qui định mà dựa theo lãi suất cơ bản VND và lãi suất do FED công bố, cụ thể tỷ giá kỳ hạn được xác định theo nguyên tắc sau:
Các TCTD được phép kinh doanh ngoại tệ và khách hàng thoả thuận mức tỷ giá kỳ hạn giữa đồng Việt Nam và Đôla Mỹ nhưng tỷ giá kỳ hạn này không được vượt quá mức tỷ giá được xác định trên cơ sở: Tỷ giá giao ngay của ngày ký hợp đồng kỳ hạn.Chênh lệch giữa hai mức lãi suất hiện hành là lãi suất cơ bản của đồng Việt Nam (tính theo năm) do NHNN Việt Nam công bố và lãi suất mục tiêu của Đôla Mỹ do Cục Dự Trữ Liên Bang Mỹ công bố (Fed Funds Target rate). Kỳ hạn của hợp đồng. Kỳ hạn của hợp đồng cũng được mở rộng từ 3 ngày đến 365 ngày. Đồng thời qui định các TCTD không được thu phí giao dịch đối với các giao dịch hối đoái kỳ hạn. Tuy nhiên cách tính này làm cho tỷ giá kỳ hạn cao hơn so với cách tính bằng cách dùng lãi suất hai đồng tiền trên cùng một thị trường. Như vậy, tỷ giá kỳ
hạn không phản ánh được kỳ vọng về tỷ giá giao ngay của thị trường tương lai.
Sau đó ngày 10/11/2004 NHNN ra quyết định số1452/2004QĐ- NHNN đã mở rộng phạm vi đối tượng được phép tham gia giao dịch kỳ hạn ngoài các tổ chức kinh tế, có các tổ chức khác và cá nhân có nhu cầu ngoại tệ hợp pháp cũng được quyền tham gia mua bán ngoại tệ kỳ hạn, đây là quyết định tạo điều kiện cho giao dịch kỳ hạn được sử dụng rộng rãi, phù hợp với những biến động ngày càng tăng của tỷ giá trong giai đoạn hội nhập.
Giao dịch quyền chọn hiện nay ít được khách hàng sử dụng do những nguyên nhân sau:
a. NHNN đã chính thức cho phép các NHTM được thực hiện giao dịch quyền chọn thông qua Quyết định số 1452/2004/QĐ-NHNN ngày 10 tháng 11 năm 2004về giao dịch hối đoái của các TCTD được phép hoạt động ngoại hối. Quyết định này đã giới thiệu cho thị trường làm quen với giao dich quyền chọn ngoại tệvới ngoại tệ, và là bước đệm tiền đề giúp cho NHNN đưa ra thực hiện công cụ phòng ngừa rủi ro khác là quyền chọn tiền đồng.
Những điểm đáng lưu ý của quyết định 1452/2004 là:
o Thứ nhất, đồng tiền giao dịch: giao dịch quyền chọn chỉ thực hiện ngoại tệ với ngoại tệ.
o Thứ hai, đối tượng tham gia giao dịch: bao gồm các TCDT được phép, các tổ chức kinh tế, tổ chức khác, cá nhân và NHNN. Trong đó, các TCTD được phép không được mua quyền chọn của các tổ chức kinh tế, tổ chức khác và cá nhân. Có nghĩa là các TCTD được phép là người luôn đứng ởvị thế
người bán quyền chọn với các tổ chức kinh tế, tổ chức khác và cá nhân.
o Thứ ba, giới hạn cung ứng hợp đồng quyền chọn của các tổ chức tín dụng được phép: TCTD được phép được duy trì tổng giá trị hợp đồng quyền lựa chọn không có giao dịch đối ứng tối đa là 10% vốn tự có.
o Thứ tư, kỳ hạn của các hợp đồng quyền chọn: do các TCTD được phép và khách hàng tự thỏa thuận.
Kế tiếp, trước nhu cầu về bảo hiểm rủi ro tỷ giá của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, ngày 18/4/2005, NHNN đã có công văn số326/NHNN-QLNH cho phép ACB triển khai thí điểm giao dịch quyền chọn giữa ngoại tệvà VND. Theo công văn này, NHNN đã đưa ra những quy định cụ thể về các loại ngoại tệ được giao dịch, cơ sở tính phí quyền chọn, thời hạn giao dịch, đối tượng giao dịch…
Ngày 29/8/2006, NHNN cũng đã ban hành công văn số 7404/NHNN-KTTC. Nội dung chính của công văn này gồm có các hướng dẫn cụ thể, chi tiết về nguyên tắc và nội dung kế toán đối với các nghiệp vụ hối đoái kỳ hạn, nghiệp vụ hoán đổi tiền tệ, nghiệp vụ quyền chọn ngoại tệ, đểgiải quyết vấn đề hạch toán kế toán nghiệp vụ phái sinh tiền tệtại các NHTM. Tuy nhiên, qua 3 năm thực hiện quyền chọn ngoại tệ–VND, NHNN đánh giá việc sử dụng giao dịch này của các TCTD và doanh nghiệp chỉ nhằm mục đích lách trần tỷ giá nhiều hơn là bảo hiểm rủi ro tỷ giá và gặp khó khăn trong việc kiểm tra thực hiện giao dịch này, vì thếvào ngày 18/3/2009 NHNN ban hành văn bản số1820/NHNN-QLNH chấm dứt thực hiện quyền lựa chọn tiền tệ ngoại tệ và VND, các TCTD chỉ được cung cấp quyền lựa chọn giữa hai ngoại tệ với nhau. Như vậy, những văn bản pháp lý vềgiao dịch phái sinh đã được ban hành nhưng còn giới hạn cách sử dụng.
b. Do cách tính phí quyền chọn, hiện tại do giao dịch quyền chọn trên TTNH Việt Nam quá ít giao dịch vì vậy đa số các ngân hàng sau khi bán quyền chọn cho khách hàng sẽ thực hiện mua lại quyền chọn trên TTNH quốc tế, khi phí tính cho khách hàng Việt Nam sẽ gồm hai phần: phần phí quyền chọn của ngân hàng nước ngoài và phần phí dịch vụ của NHTM Việt Nam, bên cạnh đó NHTM Việt Nam lại tính luôn phần thuế VAT vào nữa, nếu không thì NHTM sẽ chịu lỗ phần phí này, do đó phí quyền chọn sẽ cao. Đây là điều làm nản lòng các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam khi muốn sử dụng giao dịch quyền chọn.
c. Do sợ trách nhiệm của các doanh nghiệp nhất là doanh nghiệp nhà nước vì khi bảo hiểm bằng quyền chọn phải trả phí nhưng nếu đến thời điểm thực hiện người mua quyền chọn bỏ không thực hiện hợp đồng do tỷ giá trên thị trường biến động thuận lợi hơn tỷ giá thực hiện, và như vậy doanh nghiệp mất đi khoản phí sẽ bị đánh giá là sử dụng phương án bảo hiểm không hiệu quả.
Hướng dẫn hạch toán kế toán liên quan đến nghiệp vụ phái sinh chưa đầy đủ
DN gặp khó khăn vì chưa có hướng dẫn hạch toán kế toán liên quan đến nghiệp vụ phát sinh khi sử dụng các giao dịch tài chính phái sinh. Hiện nay, trong hạch kế toán dường như chỉ chú trọng tới phần lãi/lỗ thực tế phát sinh, trong khi phần lãi hay lỗ dự kiến chưa phát sinh thì dường như chưa được quan tâm, vì vậy mà DN có xu hướng chấp nhận rủi ro hơn là phòng ngừa rủi ro vì không biết hạch toán chi phí phòng ngừa rủi ro thế nào.
Chẳng hạn, DN mua một hợp đồng phái sinh trị giá 1 tỷ đồng và bút toán ghi sổ 1 tỷ đồng nhưng ngày mai,ngày kia,giá trị hàng hóa mua chỉ còn
đồng. Thực tế này đã không những không phản ánh hết giá trị thực trong hệ thống sổ sách kế toán mà còn là kẽ hở của tình trạng “lãi giả, lỗ thật” và ngược lại trong báo cáo kế toán của DN.
Từ thực tế này, để giải quyết những rào cản hiện nay đối với công cụ phái sinh, không chỉ xét từ góc độ từ NHTM hay DN mà còn rất cần sự hợp lực từ phía các cơ quan quản lý như Bộ Tài Chính và của các NHTM trong việc ban hành các văn bản pháp lý, tổ chức hội thảo hay hướng dẫn các nghiệp vụ cụ thể.
Môi trường pháp lý chưa hoàn thiện
Pháp lệnh ngoại hối và Nghị định 160 đã được ban hành đểquản lý hoạt động kinh doanh ngoại hối theo khuôn khổpháp luật, nhưng Thông tưhướng dẫn thực hiện chế tài xử phạt do vi phạm pháp lệnh ngoại hối trong việc sử dụng ngoại tệ thanh toán, yết giá hàng hóa trong nước gây trở ngại cho việc kiểm tra, giám sát và xử phạt không đảm bảo tính nghiêm minh của luật pháp và giảm hiệu quả của pháp lệnh và nghị định.
Các văn bản pháp lý qui định giao dịch phái sinh đã có nhưng chưa đầy đủ:
(1) Hạn chế về kỳ hạn đối với giao dịch kỳ hạn, (2) Không có những văn bản hướng dẫn cụ thể thực hiện giao dịch quyền chọn, trong khi đó quyền chọn là một sản phẩm phái sinh phức tạp về cách thực hiện cũng như cách tính phí.
Một số nguyên nhân khách quan khác: thông tin bất cân xứng do sự thiếu minh bạch trong công bố thông tin, năng lực tư vấn của ngân hàng, chất lượng sản phẩm cung cấp,…