Để chuẩn bị sẵn sàng đáp ứng nhu cầu, ngay từ bây giờ ngân hàng, với tư cách là những nhà môi giới chính, phải đi đầu đặt nền móng cho thị trường. Ngân hàng đóng vai trò trung gian dàn xếp để đáp ứng các nhu cầu đa dạng đó theo nguyên tắc thương mại và thị trường.
Các NHTM cần kết hợp triển khai các sản phẩm dịch vụ hỗ trợ và từng bước tư vấn cho các DN nếu cần thiết để giúp họ bảo hiểm RRTG trong giao dịch và cũng tạo niềm tin cũng như phát triển các CCPS tiền tệ trong hệ thống NHTM tại Việt Nam.
Các nhóm giải pháp chính bao gồm:
Xây dựng hành lang pháp lý: đặc biệt là các vấn đề liên quan đến việc yêu cầu về đăng ký và báo cáo, yêu cầu về vốn và thế chấp, những quy định về trật tự thị trường để đảm bảo một thị trường an toàn và lành mạnh. Theo thông lệ quốc tế, trước khi giao dịch các sản phẩm phái sinh như hoán đổi, quyền chọn hay giao sau, các bên tham gia phải ký kết với nhau bản thoả thuận chung của Hiệp hội các nhà kinh doanh phái sinh và hoán đổi quốc tế (ISDA). Thoả thuận này bao gồm các điều khoản và điều kiện nhằm quy định phạm vi giao dịch, loại công cụ giao dịch, nghĩa vụ của các bên tham gia; quy định các vấn đề về giải quyết tranh chấp, toà án hay các vấn đề xử lý khi có bên tham gia bị mất khả năng thanh toán...
Sự chuẩn bị cần thiết về nhân lực: trong mọi hoạt động dịch vụ, nhân tố con người đóng vai trò rất quan trọng. Thị trường phái sinh và CCPS ngoại hối rất đa dạng, phức tạp, căng thẳng, chứa đựng nhiều rủi ro đòi hỏi các giao dịch viên là các cán bộ ngân hàng phải có trình độ chuyên môn cao về lĩnh vực ngoại hối, am hiểu các kỹ thuật nghiệp vụ phái sinh ngoại hối, năng động, nhạy bén, am hiểu thị trường tài chính, có khả năng phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá, lãi suất, đồng thời là những người có đạo đức nghề nghiệp, trung thực trong kinh doanh. Đặc biệt là cán bộ giao dịch phải có khả năng vận dụng linh hoạt các công cụ phòng chống RRTG đối với danh mục đầu tư bằng ngoại tệ của bản thân ngân hàng. Ngoài ra họ còn phải có khả năng phát triển (hay bán) các sản phẩm phái sinh tới các DN có hoạt động thương mại quốc tế. Vì vậy, các ngân hàng nên thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ và ngoại ngữ chuyên ngành cho nhân viên
của mình, thông qua các khóa học đào tạo ngắn hạn ở trong nước và nước ngoài để vừa nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ vừa tạo cơ hội làm quen với môi trường kinh doanh sôi động và hiện đại của thị trường quyền chọn quốc tế. Ngoài ra, cần có những chính sách đãi ngộ thích đáng để thu hút và giữ chân nhân tài, tránh để xảy ra tình trạng chảy máu chất xám trong tổ chức của mình.
Trang bị công nghệ: công nghệ ngân hàng cũng là điều kiện cần thiết để ứng dụng nghiệp vụ phái sinh ngoại hối. Vì các CCPS nói chung và CCPS ngoại hối nói riêng được xây dựng trên cơ sở sử dụng các thuật toán phức tạp để dự đoán về các khả năng biến động của tỷ giá hối đoái trong tương lai. Do đó đòi hỏi các NHTM cần phải có các phần mềm hiện đại để xử lý giao dịch cũng như quản lý và tính phí đối với các CCPS một cách hiệu quả. Ngoài ra, cần tích cực nghiên cứu và phát triển dịch vụ ngân hàng để nhanh chóng tiếp cận công nghệ mới, phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế, mở rộng quan hệ hợp tác với các ngân hàng nước ngoài trên thị trường ngoại hối quốc tế để tranh thủ sự hỗ trợ về kiến thức, về tài chính và kỹ thuật để hiện đại hoá công nghệ ngân hàng và về hệ thống phân tích quản lý rủi ro đối với các CCPS nói chung và công cụ quyền chọn tiền tệ, công cụ giao sau tiền tệ nói riêng.
Các NHTM ngay từ bây giờ phải nghiên cứu và từng bước đưa ra các CCPS phù hợp với thực tiễn Việt Nam. Ngoài những phương tiện, thiết bị hiện có của Reuters, Thomson, SowJones News hay Metastock, cần trang bị thêm phần mềm xử lý, quản lý rủi ro và tính phí đối với các nghiệp vụ phái sinh.
Không ngừng cải tiến chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ tới khách hàng.
Đối với hợp đồng kỳ hạn và hoán đổi: đa dạng hóa các loại sản phẩm để đáp ứng nhu cầu những “khẩu vị” khác nhau của khách hàng, ví dụ như đa dạng hóa các kì hạn, phát triển các sản phẩm mới như hợp đồng kỳ hạn có thể hủy bỏ, hợp đồng kỳ hạn nhiều mức giá, hợp đồng kỳ hạn dự phần.
Đối với hợp đồng quyền chọn: theo thực trạng hiện nay tại các NHTM như Eximbank, Techcombank, BIDV…, các NHTM này chỉ mới đóng vai trò là nhà môi giới trung gian giữa các DN có nhu cầu sử dụng hợp đồng phái sinh ngoại tệ với các ngân hàng cung cấp dịch vụ ở nước ngoài. Do đó, cần phải xem xét đến việc nghiên cứu ứng dụng các chiến lược kinh doanh như đứng tự đứng ra phát hành các quyền chọn thích hợp tới khách hàng nhằm thể hiện tính chuyên nghiệp chứ không chỉ dừng lại ở hoạt động môi giới. Để đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của nghiệp vụ kinh doanh quyền chọn ngoại tệ, các NHTM cần nhanh chóng chuẩn hóa tổ chức các phòng, ban kinh doanh liên quan đến quyền chọn của mình. Tăng thẩm quyền trực tiếp kinh doanh và thẩm quyền quyết định cho các cán bộ kinh doanh quyền chọn. Ngoài ra, các NHTM nên tìm hiểu, nghiên cứu sâu các mô hình chiến lược liên quan đến giao dịch quyền chọn, cùng sự hỗ trợ từ những công cụ kỹ thuật như các phần mềm tiên tiến, cũng như bám sát diễn biến của thị trường để dự báo xu hướng biến động tỷ giá, lãi suất trong tương lai. Từ đó, vận dụng các chiến lược một cách chính xác trong từng trường hợp, để tư vấn, hỗ trợ khách hàng, giúp các khách hàng hiện tại ngày càng tin tưởng vào việc thực hiện hợp đồng options, đồng thời thu hút thêm các khách hàng mới tham gia giao dịch.
Bên cạnh đó, song song với việc triển khai các sản phẩm quyền chọn thuần nhất, các ngân hàng nên có những tiếp cận đối với các sản phẩm lai tạp, đặc biệt là lai tạp với quyền chọn như: quyền chọn hợp đồng hoán đổi ngoại tệ, cổ phiếu, quyền chọn hợp đồng kỳ hạn, tương lai ngoại tệ, cổ
phiếu… Từ đó, sẽ là cơ sở để có thể định giá các sản phẩm quyền chọn hiệu quả nhất.
Nâng cao dân trí về thị trường phái sinh: hiện tại, các CCPS chưa được giới thiệu và quảng bá để các DN am hiểu và sử dụng trong hoạt động kinh doanh, quản lý tài chính. Chính ngân hàng cũng phải là người đi tiên phong tiếp cận, phổ biến và hướng dẫn khách hàng sử dụng các CCPS để phòng chống rủi ro, bảo hiểm cho hoạt động kinh doanh.
Ngày nay, thị trường tài chính cạnh tranh ngày một gay gắt. Việc tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu sản phẩm, dịch vụ, đặc biệt là CCPS của mỗi tổ chức tài chính là cần thiết để có thể thu hút các đối tượng khách hàng. Cụ thể, ngân hàng cần tiếp cận khách hàng, tổ chức hội thảo để giới thiệu và tư vấn nhằm mục đích vừa nâng cao nhận thức của khách hàng về RRTG vừa giúp cho khách hàng hiểu biết về các CCPS ngoại hối. Trong đó đưa ra cho các tình huống mẫu để khách hàng thử ứng dụng. Từ đó, phân tích cho các khách hàng thấy lợi ích của việc sử dụng công cụ quyền chọn trong bảo hiểm RRTG, giá cả chứng khoán và tìm kiếm lợi nhuận trong các hoạt động đầu tư của mình.
Phát triển các CCPS và thị trường phái sinh là giúp cho các DN có thêm cơ hội lựa chọn loại hình giao dịch hối đoái phù hợp với mục tiêu kinh doanh. Khi sử dụng các CCPS, DN có được sự lựa chọn về tỷ giá mong muốn. Ngoài ra cần trang bị thêm những kiến thức và kinh nghiệm về thị trường ngoại hối và thị trường tiền tệ quốc tế, kỹ năng phân tích kỹ thuật, phân tích cơ bản trên cơ sở chọn lọc, tổng hợp và phân tích thông tin để dự đoán xu hướng diễn biến của thị trường nhằm sử dụng các CCPS một cách hiệu quả nhất. Thông qua đó để có thể tư vấn, hướng dẫn, giúp đỡ cho khách hàng của mình hiểu biết hơn về thị trường ngoại hối. Bên cạnh đó, phối hợp với các bộ, ngành như Bộ Tài Chính, Giáo Dục, Truyền Thông, NHNN, UBCK…để tăng cường hơn nữa công tác quảng bá và giới thiệu sản phẩm quyền chọn đến các khách hàng DN và nhà đầu tư, trong đó chú trọng đầu
tư cho hình thức quảng bá trên các website của các NHTM, công ty chứng khoán.
Tăng cường hợp tác quốc tế với các tổ chức tài chính khu vực và thế giới: các nước trong khu vực như Malaysia, Thái Lan… có các điều kiện kinh tế xã hội khá tương đồng với Việt Nam hay các nước như Singapore, Hàn Quốc, Hồng Kông…. Thì có điều kiện phát triển vượt bậc so với chúng ta. Do đó ngân hàng cần mở rộng quan hệ hợp tác với các ngân hàng nước ngoài trên thị trường ngoại hối quốc tế, để tranh thủ sự hỗ trợ về kiến thức, về kinh nghiệm triển khai các CCPS.