Cặp tỷgiá USD/VND

Một phần của tài liệu SỬ DỤNG CÁC CÔNG CỤ PHÁI SINH TRONG VIỆC PHÒNG NGỪA RỦI RO TỶ GIÁ TẠI CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN (Trang 49 - 63)

Thời kỳ trước năm 1991 nhà nước độc quyền về ngoại thương và ngoại hối, áp dụng chế độ tỷ giá cố định do nhà nước áp đặt, không dựa vào

yếu tố thị trường. Nghị định 53/HĐBT ngày 26/3/1988 ra đời tách hệ thống ngân hàng thành hai cấp: NHNN và ngân hàng chuyên doanh, trong đó chỉ có ngân hàng Ngoại thương được phép hoạt động kinh doanh ngoại hối, thanh toán quốc tế và mở tài khoản ở nước ngoài.

Sau đó Nghị định 161/HĐBT ngày 18/10/1988 được ban hành thay thế Nghị định 102(ngày 6/7/1963) của Hội đồng Chính phủ. Theo nghị định 161/HĐBT và Thông tư hướng dẫn số 33-NH-TT đã chính thức xóa bỏ thế độc quyền trong kinh doanh ngoại hối của Nhà nước được thể hiện qua nội dung qui định:”Nhà nước XHCN Việt Nam thông qua NHNN Việt Nam thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về ngoại hối và kinh doanh ngoại hối. Mọi việc kinh doanh ngoại hối đều được thực hiện theo qui định của NHNN Việt Nam. Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam được phép kinh doanh ngoại hối. Ngoài ra, các ngân hàng chuyên doanh khác, các ngân hàng liên doanh với nước ngoài, các chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, các tổ chức kinh tế trong nước muốn kinh doanh ngoại hối hoặc dịch vụ thu ngoại tệ đều phải được NHNN TW Việt Nam cho phép.”

Những năm đầu thập niên 90 với những biến động lớn về chính trị sự tan rã của Liên Xô và hàng loạt các nước Đông Âu trong phe XHCN dẫn tới thị trường thanh toán đa biên giữa Việt Nam và các nước XHCN bị tan rã, tất cả các nước XHCN đều đồng loạt chuyển đổi đồng tiền thanh toán với Việt Nam sang USD, việc chuyển đổi này ảnh hưởng khá lớn đến khả năng thanh toán của Việt Nam bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi. [3]

Trong thời gian đó, NHNN đã đề xuất ý kiến thành lập Quỹ điều hòa ngoại tệ tại NHNN để tập trung nguồn ngoại tệ hiếm hoi từ xuất khẩu nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của nền kinh tế trong giai đoạn khó khăn và can thiệp TTNH nhằm ổn định tỷ giá.

Năm 1991 là năm đánh dấu sự chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước trong hoạt động quản lý ngoại hối được thể hiện bằng việc thành lập hai Trung tâm giao dịch

ngoại tệ tại Hà Nội và TPHCM thông qua quyết định số107/QĐ-NH ngày 16/8/1991 của NHNN về việc ban hành Qui chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm giao dịch ngoại tệ [4].Nhằm mục đích thông qua hoạt động của Trung tâm sẽ nắm bắt được thực tế về cung cầu ngoại tệ và xác định tỷ giá hợp lý phù hợp với sức mua của VND đồng thời tăng cường công tác quản lý vĩ mô của nhà nước về quản lý tiền tệ.

2.2.1.1. Giai đoạn trước khi gia nhập WTO

Trong giai đoạn trước khi gia nhập WTO, đề tài chỉ tập trung phân tích trong giai đoạn từ 1993-2006 vì những nguyên nhân:

 Trong giai đoạn này tình hình XNK của Việt Nam có những chuyển biến tốt và tăng dần về khối lượng lẫn giá trị qua các năm , dần thể hiện được vai trò của nó đối với nền kinh tế  Tình hình lạm phát và lãi suất của Việt Nam đã bắt đầu đi vào

ổn định, các chính sách của Đảng và Nhà nước bắt đầu phát huy tác dụng, tạo điều kiện cho việc phát triển nền kinh tế trong nước.

 Tỷ giá hối đoái USD/VND đã dần dần bắt được tín hiệu từ thị trường, phần nào thoát khỏi sự quản lý chủ quan của Nhà nước. Sau khi quyết định số 203/QĐ-NH thành lập thị trường ngoại tệ liên ngân hàng và ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của TTNTLNH đi vào thực tiễn từ tháng 10 năm 1994, hoạt động của thị trường ngoại hối khởi sắc hơn.

Trong giai đoạn này ta cũng cần chú ý đến cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997 vì nó ít nhiều cũng ảnh hưởng đến nền kinh tế của Việt Nam.

Đầu tiên ta xét đến tỷ giá USD/VND từ 1993 đến 1996, thời điểm trước khi xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á 1997. Dưới đây là bảng thể hiện tỷ giá USD/VND qua các năm:

Bảng 2-2 Tỷ giá USD/VND chính thức qua các năm

Năm Tỷ giá chính thức Tốc độ tăng tỷ giá

1993 10835 -

1994 10987 1.4%

1995 11037 0.46%

1996 11040 0.03%

(Nguồn: Báo cáo thường niên NHNN [5])

Tỷ giá trong giai đoạn này rất ít biến động, dù tăng dần qua các năm nhưng với tỷ lệ rất nhỏ, tính bình quân thì mức tăng tỷ giá giữa USD và VND hàng năm chỉ vào khoảng 0.63%, vì thế không gây ra những tác động đáng kể đối với các DN có hoạt động XNK.

Tuy nhiên tỷ giá bắt đầu có những biến động mạnh mẽ và phức tạp kể từ năm 1997 khi cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á xảy ra. Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng, tác động từ cuộc khủng hoảng này. Đầu tiên nó gây ra sức ép làm giảm giá VND trên thị trường kể từ tháng 08/1997, đúng một tháng sau khi đồng Baht của Thái Lan bị thả nổi, đồng thời do tâm lý thị trường lo sợ các đồng tiền mạnh khác đặc biệt là đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc cũng sẽ phá giá đã kích thích tâm lý, hành động tích trữ ngoại tệ tăng cao và chính điều này đã đẩy tỷ giá lên cao nhưng vẫn luôn luôn xảy ra tình trạng cầu vượt cung cả trên thị trường ngoại tệ chính thức lẫn chợ đen vào cuối năm 1997 và trong năm 1998. Chỉ xét trên thị trường chính thức thì tỷ giá USD/VND năm 1997 vào khoảng 11175, tức tăng 1.22% so với năm 1996 còn tỷ giá USD/VND vào năm 1998 vào khoảng 12998, tức tăng đến 16.3% so với năm 1997. Như vậy chỉ riêng 2 năm 1997 và 1998 mà tỷ giá biến động hết sức mạnh mẽ, từ đó càng thấy rõ nguy cơ đối mặt

với RRTG nếu không phòng ngừa. Đồng thời cũng cần lưu ý thêm là tỷ giá qua các tháng trong hai năm 1997 và 1998 cũng có những sự chênh lệch khá lớn. Tuy nhiên ít nhiều cũng đã có bàn tay can thiệp của Nhà nước, điều này là hợp lý trong bối cảnh nhằm tránh những tác động nặng nề từ cuộc khủng hoảng trong năm 1997 đến Việt Nam.

Từ năm 1999 đến năm 2006 tỷ giá USD/VND tăng dần qua các năm với những tỷ lệ khác nhau nhưng không biến động mạnh như năm 1997 và 1998, tính bình quân tỷ lệ tăng vào khoảng 2%/năm.

Bảng 2-3: Tỷ giá USD/VND qua các năm

Năm

Ngân hàng Ngoại Thương

Mua vào Bán ra 1999 13969 13945 2000 14166 14169 2001 14798 14800 2002 15267 15270 2003 15491 15495 2004 15691 15696 2005 15778 15786 2006 15991 15994

Mặc dù bình quân tỷ giá USD/VND biến động tăng 2% mỗi năm nhưng trên thực tế thì mức biến động mỗi năm là khác nhau, theo tính toán dựa trên tỷ giá bán ra của Ngân hàng Ngoại Thương thì mức tăng năm này so với năm trước lần lượt là: năm 2000 tăng 1.6%, năm 2001 tăng 4.45%, năm 2002 tăng 3.18%, năm 2003 tăng 1.47%, năm 2004 tăng 1.3%, năm 2005 tăng 0.57%, năm 2006 tăng 1.32%.

Từ năm 1999 trở đi thì tỷ giá được nhà nước ấn định theo quy luật cung cầu trên thị trường ngoại hối, được xây dựng trên cơ sở giá mua bán của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, là giá cả thỏa thuận giữa các bên, trên cơ sở đó NHNN đưa ra giá chính thức cho ngày hôm sau và biên độ dao động cho phép đối với từng loại giao dịch. Các NHTM được phép xác định tỷ giá mua và tỷ giá bán đối với USD là không quá 0.1% so với tỷ giá bình quân giao dịch liên ngân hàng do NHNN công bố hàng ngày vào thời điểm đó. Biên độ dao động sau đó cũng được mở rộng dần để phù hợp với xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam với tỷ giá giao ngay bằng tỷ giá giao dịch bình quân liên ngân hàng cộng hoặc trừ cho biên độ dao động tỷ giá. Sau đây là biên độ dao động tỷ giá được NHNN công bố từ năm 1999 đến năm 2006:

Bảng 2-4: Biên độ giao động của tỷ giá USD/VND qua thời gian

Thời gian Biên độ giao động tỷ giá USD/VND

25/02/1999 +/- 0.1%

01/07/2002 +/- 0.25%

31/12/2006 +/- 0.5%

Thông qua biên độ dao động được quy định, tỷ giá USD/VND giai đoạn này mặc dù đã có tín hiệu từ phía thị trường tuy nhiên phần nào vẫn còn được sự bảo hộ khá nhiều từ phía nhà nước khi mà biên độ dao động nằm trong một khoảng tương đối nhỏ (từ +/- 0.1% đến +/-0.5%).

Trên thực tế tỷ giá hối đoái chính thức được thông báo hầu như không thay đổi trong suốt giai đoạn từ năm 1994-1997, tỷgiá cố định trong khoảng 10890-11175 VND/USD, chủyếu là sử dụng biên độ và biên độ thì quá cao +/- 10% sau đó giảm xuống +/-5%. Tuy vậy, tỷgiá các ngân hàng yết đều kịch trần, cho thấy tỷ giá chính thức quá thấp so với tỷgiá thịtrường. Sự bất hợp lý này chỉ có thể xem lại tỷ giá chính thức chứ không thể nới rộng biên độ thêm nữa vì biên độ quá cao sẽ gây mất ổn định như kinh nghiệm của Thái Lan sau khi mở biên độ giao dịch lên 25%(năm 1997) TTNH đã nhanh chóng rơi vào hoảng loạn và NHTW Thái Lan đã phải tiêu tốn 12 tỷUSD để giữ biên độ nhưng vẫn không có kết quả. Năm 2001 tỷ giá chính thức sau khi đã cộng hết biên độ nhưng vẫn cách xa so với tỷ giá TTKCT hơn 200 điểm, đó là vì tỷ giá được qui định với biên độ quá nhỏ và biến động một chiều +0.1%, đã hàm ý cho thị trường thấy rằng tỷ giá chỉ có tăng không có giảm, như vậy đã khuyến khích sự kỳ vọng tăng giá dẫn đến hàng loạt những hoạt động gìm giữ ngoại tệ không đưa ra thị trường, người không có nhu cầu thanh toán ngoại tệ vẫn mua ngoại tệ gây căng thẳng giả tạo. Sau đó, đểkhắc phục các hạn chế này, ngày 1 tháng 7 năm 2002, NHNN mở rộng biên độ tỷ giá lên ±0,25%. Khuynh hướng điều chỉnh tăng tỷ giá qua các năm, năm 2001 tỷ giá tăng 3.9% so với 2000, năm 2002 tăng 1.97% so với năm 2001và năm 2003 tỷ giá tăng khoảng 1.8% so với 2002. Từnăm 2004 đến 2006, tỷ giá tăng trung bình 1-2% mỗi năm, một tỷ lệ tăng không phản ánh đúng thực trạng của nền kinh tế và tình hình kinh tếthếgiới trong giai đoạn này.

Cụ thể vào năm 2005, kinh tế Việt Nam phát triển với tốc độ cao, GDP tăng 8.4%, mức cao nhất trong 9 năm qua, trong khi đó USD tăng giá

mạnh 14.5% so với Euro, và 15% so với JPY, mặc dù cán cân vãng lai của Mỹ thâm hụt và tỷ lệ lạm phát tăng do nền kinh tế Mỹ tiếp tục tăng trưởng tốt. Trong khi đó cán cân tổng thể của Việt Nam năm 2005 đạt thặng dư tăng mạnh so với năm 2004, do cán cân vốn và cán cân vãng lai đều thặng dư, lần đầu tiên từ năm 2001, cán cân vãng lai (CCVL) thặng dư chủ yếu là do cán cân thương mại (CCTM) giảm thâm hụt do lượng xuất khẩu tăng đồng thời được lợi về giá, thêm vào đó là do tăng chuyển tiền một chiều. Đối với cán cân vốn tăng chủ yếu do nguồn vốn FDI, ODA tăng. Trước thực tế đó, VND tăng giá so với các ngoại tệ mạnh khác (EUR, GBP, JPY, AUD..) nhưng lại được điều chỉnh giảm giá so với USD và tỷ giá TTLNH từ đầu năm đến cuối năm 2005 tăng 0.77%. Vào năm 2006 khi USD giảm giá mạnh trên TTNH thế giới, tỷ giá USD/EUR đã vượt quá giá trị1.33USD=EUR vào trung tuần tháng 12/2006, cao nhất kể từ khi EUR ra đời. So với GBP có lúc 1GBP xấp xỉ bằng 2 USD; tuy nhiên tỷ giá VND/USD trên thị trường liên ngân hàng vẫn lại tăng 1.36%, tỷ giá trên thị trường giao dịch giữa các NHTM và khách hàng tăng ít hơn khoảng 0.88%; trên thị trường tự do là 1.0% trong cả năm 2006.

Tỷ giá USD/VND từ 1993 đến 2006 tăng dần qua các năm với mức biến động khác nhau và xu hướng tăng dần. Nếu như vào những năm 1993, 1994 tỷ giá biến động khoảng trên dưới 1% thì vào những năm sau đó mức biến động này đã là vài phần trăm. Tuy nhiên, vào cuối giai đoạn này tỷ giá đã đi vào ổn định khi mức biến động giảm xuống và còn khoảng 1%. Đó là một trong những thành công trong chính sách điều hành tỷ giá của Việt Nam trong giai đoạn này.

Trên đây là những diễn biến của tỷ giá USD/VND tại Việt Nam trong giai đoạn trước khi gia nhập WTO, nhưng nếu chỉ dừng tại đây thì sẽ là một thiếu sót khi tại Việt Nam ngoài thị trường ngoại tệ chính thức còn tồn tại thị trường ngoại tệ tự do chịu sự điều khiển của quy luật cung cầu. Thị trường ngoại tệ tự do đã cung cấp một lượng ngoại tệ khá lớn cho các DN để

thanh toán trong hoạt động XNK khi mà lượng ngoại tệ trên thị trường chính thức không đáp ứng đủ nhu cầu và đôi khi là khó tiếp cận đối với các DN vừa và nhỏ.

Bảng 2-5: Biến động tỷ giá USD/VND trên thị trường tự do qua các năm

Năm Tỷ giá USD/VND So với năm trước

2006 15990 0.83% 2005 15858 0.66% 2004 15754 1.46% 2003 15527 1.72% 2002 15265 2.07% 2001 14956 3.10% 2000 14506 -5.09% 1999 15284 16.79% 1998 13087 1.30% 1997 12919 13.10% 1996 11423 10.00% 1995 10385 0.76% 1994 10307 -6.36% 1993 11007 (Nguồn: http://fxtop.com/en/historical-exchange-rates.php?MA=1 truy cập ngày 04/12/2014)

Trong giai đoạn 1993-2006, sự biến động của tỷ giá USD/VND trên thị trường ngoại tệ tự do là khá lớn với mức tăng bình quân 3.3%/năm, riêng năm 1996 và 1997 là 10% và 13.1%, vì thế RRTG là điều khó tránh khỏi. Cuối giai đoạn này mức độ biến động tỷ giá trên thị trường tự do đã giảm và ổn định hơn.

2.2.1.2. Giai đoạn sau khi gia nhập WTO

Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của WTO vào ngày 11/1/2007. Sau khi gia nhập WTO, Việt Nam phải tuân thủ theo nhiều quy định và cam kết với WTO trong đó có những quy định về XNK, ngoại hối và thanh toán quốc tế. Đến lượt nó, những cam kết này lại có tác động

lượng XNK, hay gián tiếp qua những biến động về tỷ giá trên thị trường từ những quy định có liên quan của Chính phủ.

Năm 2007, tỷ giá USD/VND sụt giảm vào đầu năm và tăng dần lên vào cuối năm, đạt ở mức 16080 VND/USD cho cả năm, tăng lên 0.6% so với năm 2006. Vào cuối năm 2007, những dấu hiệu của cuộc khủng hoảng toàn cầu đã xuất hiện và Việt Nam đã chịu những tác động không nhỏ, nhất là vào cuối 2008 và năm 2009. Giai đoạn này tỷ giá USD/VND cũng có những biến động hết sức mạnh mẽ.

Năm 2008, tỷ giá lên xuống thất thường với cường độ cao nhất từ trước tới nay. Có lúc ngân hàng thừa ngoại tệ, từ chối mua, có lúc đô la khan hiếm, cả ngân hàng, DN và người dân đều lo găm giữ ngoại tệ. Chính sự biến động cung cầu này cùng với sự lệch pha của dòng ngoại tệ ra và vào Việt Nam là nguyên nhân chính dẫn đến sự biến động lên đến cực điểm của tỷ giá trong năm này. Thị trường chỉ bình ổn khi Nhà nước chính thức can thiệp và lần đầu tiên công khai dự trữ ngoại hối quốc gia. Cụ thể là:

 Quý 1/2008: tỷ giá niêm yết của các ngân hàng liên tục giảm, dưới mức sàn, hết biên độ cho phép. Trên thị trường liên ngân hàng tỷ giá USD/VND liên tục sụt giảm từ mức 16112 VND/USD xuống mức thấp nhất là 15560 VND/USD. Hoạt động carry trade (kinh doanh chênh lệch tỷ giá và lãi suất) của giới đầu tư và đầu cơ nước ngoài đã đưa vào Việt Nam một lượng ngoại tệ lớn nhằm hưởng chênh lệch lãi suất (do lãi suất tiền đồng cao hơn đô la Mỹ), đồng thời hưởng chênh lệch tỷ giá khi đồng nội tệ lên giá. Cùng thời điểm này, các NHTM lại đẩy mạnh bán USD và NHNN tiến hành kiềm chế lạm phát không mua lượng USD thặng dư ngoài thị trường nhằm hạn chế việc bơm thêm tiền cho nền kinh tế. Chính những nguyên

Một phần của tài liệu SỬ DỤNG CÁC CÔNG CỤ PHÁI SINH TRONG VIỆC PHÒNG NGỪA RỦI RO TỶ GIÁ TẠI CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN (Trang 49 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)