CHÍNH PHỦ TẠO HÀNH LANG PHÁP LÝ VÀ CHÍNH SÁCH KINH

Một phần của tài liệu SỬ DỤNG CÁC CÔNG CỤ PHÁI SINH TRONG VIỆC PHÒNG NGỪA RỦI RO TỶ GIÁ TẠI CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN (Trang 97 - 100)

KINH TẾ PHÙ HỢP VỚI GIAO DỊCH CÔNG CỤ PHÁI SINH

Ngày nay, nền kinh tế đất nước đang thực sự trở thành nền kinh tế thị trường hoàn thiện, mở cửa thị trường, áp dụng các luật chơi chung với quốc tế, lãi suất được tự do hoá, các luồng vốn được tự do chảy vào và chảy ra khỏi Việt Nam… Các nhà lập chính sách về thị trường tài chính cần sớm đề xuất và triển khai hệ thống chính sách khuyến khích phát triển thị trường các công cụ tài chính phái sinh bên cạnh thị trường chính thức như thị trường tiền tệ, thị trường tín dụng, thị trường chứng khoán. Nhà nước cần hoàn thiện sản phẩm phái sinh với các biện pháp cụ thể sau:

Thứ nhất, mở rộng kỳ hạn đối với giao dịch kỳ hạn

Theo quyết định 648/2004/QĐ-NHNN, giao dịch kỳ hạn có kỳ hạn tối thiểu là 3 ngày và thời hạn tối đa là 365 ngày. Tuy nhiên, trong thực tế vẫn có những khoản đầu tư, thanh toán bằng ngoại tệ có thời hạn dài hơn 365 ngày, nếu khách hàng có nhu cầu sử dụng hợp đồng kỳ hạn để bảo hiểm rủi ro tỷ giá trong những trường hợp này thì họ không thểthực hiện được. Trong khi trên thế giới kỳ hạn trong các giao dịch kỳ hạn này đều do hai bên tham gia tự thỏa thuận. Nhưvậy, để tránh tình trạng khách hàng có nhu cầu sửdụng hợp đồng kỳhạn nhưng lại không thực hiện được do hạn chế về quy

định kỳ hạn tối đa là 365 ngày, NHNN cần xem xét việc dỡ bỏ kỳ hạn tối đa của giao dịch kỳ hạn để các chủ thể tham gia giao dịch chủ động hơn trong việc sử dụng các hợp đồng kỳ hạn. Điều này không những tạo thuận lợi cho các chủ thể tham gia thị trường với mục đích kinh doanh, đầu tư hay bảo hiểm có nhiều kỳ hạn để lựa chọn và đáp ứng nhu cầu đa dạng trong kinh doanh có nhưvậy các NHTM mới có thểphát triển sản phẩm và tăng cường doanh số giao dịch.

Thứ hai, để các NHTM được chủ động tính toán tỷ giá kỳ hạn

Trong các giao dịch ngoại hối phái sinh được cho phép sử dụng tại Việt Nam giao dịch ngoại hối kỳ hạn có khung pháp lý quy định khá rõ ràng, và trong những năm gần đây đã được hoàn thiện, cách tính tỷ giá kỳ hạn đã dần phù hợp hơn với thông lệ quốc tế. Tuy nhiên, để tỷ giá này phù hợp với ý nghĩa là tỷ giá giao ngay kỳ vọng trong tương lai thì các yếu tố hình thành nên tỷ giá phải là những yếu tố thị trường tác động trực tiếp lên tỷ giá, đó là: tỷ giá giao ngay, lãi suất thị trường của 2 đồng tiền liên quan và kỳ hạn tương ứng. Nhưng theo cách xác định hiện tại thì lãi suất được sử dụng là lãi suất cơbản của đồng Việt Nam do NHNN Việt Nam công bố và lãi suất mục tiêu của USD do FED công bố. Dù cách tính này tiến bộ hơn so với cách quy định mức gia tăng cho phép đối với mỗi kỳ hạn cố định được áp dụng từ trước năm 2004 tuy nhiên vẫn còn nhiều điểm chưa phù hợp. Đó là, lãi suất để tính tỷ giá kỳ hạn không phải là lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay của VND và USD, nghĩa là không do cung cầu của thị trường tiền tệ quyết định mà là do sự điều chỉnh của Chính phủ Việt Nam và Mỹ nên chưa phản ánh đúng thị trường, có khi không phản ánh đúng chênh lệch lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay tương ứng của VND và USD trên thị trường ngoại hối Việt Nam. Do đó có thể làm cho tỷ giá kỳ hạn không sát với thực tế, đặc biệt với những kỳ hạn dài thì điểm kỳ hạn được tính quá rộng trong khi thực tế thì tỷ giá có thể không biến động mạnh đến vậy. Điều này sẽ dẫn đến tình trạng tỷ giá kỳ hạn bán ra của ngân hàng thường cao hơn tỷgiá giao

ngay tại thời điểm hợp đồng đến hạn, làm cho các doanh nghiệp bảo hiểm rủi ro đều thấy bất lợi nếu sử dụng giao dịch kỳ hạn so với mua ngoại tệ giao ngay tại thời điểm thanh toán. Vì vậy, để cách tính tỷ giá kỳ hạn phản ánh đúng những diễn biến của thị trường và để giảm bớt những bất hợp lý giữa tỷ giá kỳ hạn và tỷ giá giao ngay của kỳ hạn đó thì nên để các NHTM tự xác định tỷ giá kỳ hạn dựa trên các mức lãi suất tiền gửi và cho vay của thị trường. Việc xác định tỷ giá kỳ hạn do mỗi ngân hàng thực hiện đòi hỏi ngân hàng phải tính toán kỹ lưỡng khi đưa ra tỷ giá kỳ hạn, bởi vì lúc này các ngân hàng phải cạnh tranh nhau để đưa ra tỷ giá phù hợp nhất, và nếu tỷgiá kỳhạn được xác định vượt mức khách hàng chấp nhận thì khách hàng sẽ mua bán trên thị trường giao ngay hoặc giao dịch với các ngân hàng khác có mức giá cạnh tranh hơn và ngân hàng sẽ mất đi cơ hội kinh doanh.

Thứ ba, xóa bỏ việc ký quỹ trong giao dịch kỳ hạn

Một vấn đề nữa trong việc sử dụng giao dịch kỳ hạn đó là các NHTM nên bỏ qui định ký quỹ khi thực hiện hợp đồng [11]. Tuy là một biện pháp nhằm hạn chế rủi ro trong trường hợp khách hàng hủy bỏ hợp đồng khi đến hạn. Trường hợp này xảy ra khi đến hạn thanh toán hợp đồng, tỷgiá lại có sự biến động quá lớn so với tỷ giá thực hiện, gây nguy cơ thua lỗ cao cho khách hàng.Trong giai đoạn hiện nay, khi các chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phép thâm nhập ngày càng sâu rộng vào TTTC nước ta, thì những biện pháp không phù hợp với thông lệ quốc tế sẽ làm giảm tính cạnh tranh của các NHTM Việt Nam so với các ngân hàng quốc tế.

Thứ tư, mở rộng thực hiện giao dịch quyền chọn

Để khuyến khích sử dụng giao dịch quyền chọn, NHNN nên cho phép thực hiện trở lại việc sử dụng quyền chọn ngoại tệ với VND, thay vì chỉ cho phép thực hiện ngoại tệ với ngoại tệ, vì hiện nay ở Việt Nam mục đích sử dụng giao dịch quyền chọn chủ yếu là bảo hiểm rủi ro tỷ giá, nếu các doanh nghiệp xuất nhập khẩu không thể mua quyền chọn bằng VND mà phải thông qua một ngoại tệ khác, thì việc bảo hiểm sẽ không còn ý nghĩa vì

nếu ngoại tệ được chọn làm trung gian để bảo hiểm không biến động cùng chiều ( tăng cùng tăng, giảm cùng giảm) và không tương thích về độ tăng giảm của tỷ giá với ngoại tệ cần bảo hiểm kết quả sẽ ngược lại. Thực tế cũng đã chứng minh điều này, khi NHNN ra quyết định không cho thực hiện giao dịch quyền chọn ngoại tệ và VND thì doanh số giao dịch quyền chọn sụt giảm trầm trọng. Bên cạnh đó, với ý kiến lo ngại việc các NHTM sửdụng giao dịch quyền chọn như một hình thức đểmua bán ngoại tệ lách trần tỷ giá qui định, NHNN có thể kiểm tra thông qua việc lựa chọn mẫu vài hợp đồng quyền chọn, nếu hợp đồng quyền chọn mua ngoại tệ có tỷ giá thực hiện cao hơn tỷ giá giao ngay( E >S) tại thời điểm thực hiện hợp đồng mà khách hàng vẫn quyết định thực hiện hợp đồng mua ngoại tệ là điều phi lý và có thể thấy ngay đây là một hợp đồng quyền chọn núp bóng để né trần tỷ giá. Mặt khác, có thể hạn chế về kiểu quyền chọn chỉ cho phép thực hiện quyền chọn kiểu Châu Âu vào ngày đáo hạn mới được phép thực hiện

3.3. NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC TIẾN TỚI XÂY DỰNG CƠ CHẾ TỶ GIÁ LINH HOẠT

Một phần của tài liệu SỬ DỤNG CÁC CÔNG CỤ PHÁI SINH TRONG VIỆC PHÒNG NGỪA RỦI RO TỶ GIÁ TẠI CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN (Trang 97 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)