Các cặp tỷgiá quan trọng khác

Một phần của tài liệu SỬ DỤNG CÁC CÔNG CỤ PHÁI SINH TRONG VIỆC PHÒNG NGỪA RỦI RO TỶ GIÁ TẠI CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN (Trang 63 - 70)

Như đã nêu trên, tỷ giá USD/VND được coi là tỷ giá cơ sở và là tỷ giá quan trọng nhất trong hoạt động ngoại thương của nước ta. Tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam gắn liền với một rổ ngoại tệ, trong đó USD chiếm một tỷ trọng rất lớn khiến đồng VND hầu như được neo với USD. Nói như vậy không có nghĩa các ngoại tệ khác là hoàn toàn không có tác động. Một số ngoại tệ quan trọng khác ngoài đồng đô la Mỹ như EURO (EUR), đồng Yên Nhật (JPY) hay đồng Bảng Anh (GBP) cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động XNK của các DN trong nước. Biến động của những ngoại tệ này so với VND phụ thuộc khá nhiều vào biến động của chúng so với USD, vì đồng Việt Nam cũng có liên quan chặt chẽ với đồng USD. Chính vì thế, phần này sẽ trình bày biến động của USD so với các ngoại tệ khác.

Ngoại tệ quan trọng nhất sau USD chính là đồng tiền chung Châu Âu EURO. Kể từ khi ra đời năm 1999, tỷ giá EUR/USD đã trải qua nhiều biến động mạnh mẽ và khó lường. Khi mới lưu hành một đồng EURO bằng một đồng USD. Nhưng chỉ sau một thời gian ngắn, đồng EURO giảm giá liên tục, có thời gian đồng EURO chỉ còn bằng 0.8 USD (năm 2001), giảm gần 30% giá trị. Và khi nền kinh tế Mỹ bước vào thời kỳ suy thoái, giá đồng USD liên tục sụt giảm. Đồng EURO vì thế mà lên giá so với đồng USD gần như liên tục, và vào tháng 12/2004, 1 EURO đã ăn đến 1.36 USD, tăng trên 60% so với thời điển giảm giá năm 2001 trước đó. Bước sang năm 2005, nền kinh tế Mỹ phục hồi tăng trưởng một cách vững chắc (tăng 4.4% xấp xỉ mức 4.5% của năm 1997 và cao nhất từ 1998), nhà đầu tư đã dần lấy lại niềm tin, cùng với những tin tức không khả quan trên thị trường Châu Âu, cộng thêm lãi suất đồng USD tiếp tục tăng lên, do đó giá EURO giảm xuống đến mức 1 EURO chỉ bằng 1.22 USD vào năm 2005. Những tháng đầu năm 2006 đồng EURO tăng giá mạnh sau khi Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) nâng lãi suất từ 2.25% lên 2.5%, lúc này 1 EURO đổi được 1.28 USD, tương đương mức tăng 2.4%. Năm 2007 chứng kiến mức tăng giá kỷ lục của đồng EURO so với USD, lúc này 1EURO ăn đến 1.38 USD. Nguyên nhân của sự tăng giá này là do nền kinh tế Mỹ vào năm 2007 đã có dấu hiệu của những sự bất ổn, ngay sau đó là khủng hoảng tín dụng bùng nổ và lan rộng sang những nền kinh tế khác, dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu vào năm 2008.

Nửa đầu năm, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã liên tục cắt giảm lãi suất cơ bản đồng USD và bơm hàng trăm tỷ USD vào hệ thống ngân hàng nhằm cứu nền kinh tế thoát khỏi suy thoái. Trong khi đó, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) vẫn tập trung chủ yếu vào nhiệm vụ chống lạm phát, chủ trương giữ lãi suất đồng EURO ở mức cao. Chính sách tiền tệ này của ECB đi ngược chiều với chính sách tiền tệ của FED đã khiến lợi thế nghiêng về đồng EURO và giới đầu tư quay lưng lại với USD, 3 tháng đầu

năm chứng kiến sự tăng giá liên tục của EURO so với USD, giữa tháng 3/2008, 1EURO đổi được 1.58 USD. Giữa năm 2008, với sự suy yếu nghiêm trọng của nền kinh tế Mỹ, EURO đã lên giá với mức cao kỷ lục so với USD, với một EURO đổi được 1.6038 USD ngay sau khi FED phát đi thông điệp nền kinh tế nước này đang gặp vô vàn khó khăn. Cuối năm 2008, tỷ giá USD vượt lên so với các ngoại tệ khác. Trước đây, khi kinh tế Mỹ có vấn đề, các nhà đầu tư đã bỏ USD sang nắm giữ EURO. Giờ đây đang có xu hướng ngược lại đã góp phần làm USD lên giá. Các nước trong khu vực sử dụng đồng EURO bất an với GDP trong quý 4/2008, giảm 1.5% so với quý 3, thay vì chỉ giảm 1.3% như dự báo. ECB đã bắt đầu cắt giảm lãi suất, và giai đoạn này chứng kiến mức tăng của đồng USD lên tới 10.4%, đưa USD về mức tỷ giá một EURO bằng chưa đầy 1.3 USD.

Năm 2009 vừa qua cũng chứng kiến nhiều biến động của đồng EURO. Những giao dịch đầu tiên vào đầu năm chứng kiến sự rớt giá của đồng EURO. Nguyên nhân khiến USD lên giá cũng không ngoại trừ do khủng hoảng tài chính đã thật sự ăn sâu vào nền kinh tế Châu Âu, khiến lãi suất EURO liên tục được điều chỉnh giảm nhằm phục hồi nền kinh tế, và do đó kéo USD hồi phục mạnh, EURO mất 0.54% giá trị so với USD. Kết thúc năm 2009 vẫn là những biến động tăng giảm khó lường trước của đồng EURO so với USD, sự thay đổi này phụ thuộc nhiều vào những thông tin trên thị trường, sức khỏe nền kinh tế thế giời, động thái của những cơ quan chức năng của Mỹ, Châu Âu và các nước khác, kết hợp với kỳ vọng của những nhà đầu tư.

Bảng 2-6: Tỷ giá EUR/VND từ năm 2007 đến năm 2014

Năm Tỷ giá EUR/VND So với năm trước 2007 22037

2008 24149 10%

2009 24715 2%

2010 25329 2%

2012 26783 -7%

2013 27904 4%

2014 28258 1%

(Nguồn: http://fxtop.com/en/historical-exchange-rates.php?MA=1 truy cập ngày 04/12/2014)

Kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, tỷ giá đồng Euro biến động mạnh hơn và nhìn chung theo xu thế đi xuống. Vai trò và vị thế của đồng tiền chung này cũng suy giảm theo, đặc biệt trong bối cảnh cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu có nguy cơ biến thành cuộc khủng hoảng xã hội và thể chế, khiến khu vực đồng Euro phải đối mặt với nguy cơ tan rã. Điều này khiến khả năng tồn tại của đồng Euro cũng được đặt nghi vấn.

Trước đây, với những tiêu chí chặt chẽ để được tham gia khu vực đồng tiền chung Châu Âu (như thâm hụt ngân sách quốc gia dưới 3% GDP, nợ công dưới 60% GDP, minh bạch về ngân sách...), đồng Euro đã tạo sự tin cậy khá cao trong giới tài chính quốc tế kể từ khi ra đời vào ngày 1/1/1999. Tuy nhiên, kể từ khi Hy Lạp, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha rơi vào cuộc khủng hoảng nợ công, cùng với tình trạng nợ công ngày càng xấu đi ở các nước thành viên khác, thì giá trị và sức mạnh của đồng Euro đã bị suy giảm.

Tính chung trong vòng hơn 3 năm sau khủng hoảng tài chính toàn cầu (từ đầu năm 2009 đến 25/6/2012), chỉ số giá EUR đã giảm 16,1% [6]. Đồng Euro giảm giá 8,6% so với Đôla Mỹ, giảm 15,8% so với Bảng Anh, giảm 20,5% so với Yên Nhật, giảm 19,7% so với Franc Thụy Sỹ và giảm 24,5% so với Đôla Canada trong giai đoạn 2009-2012. Đặc biệt, chỉ trong vòng 1 năm (6/2011-6/2012), chỉ số giá đồng Euro giảm 9,8%, trong đó, đồng Euro giảm 12,3% so với Đôla Mỹ, giảm 10% so với Bảng Anh, giảm 13,7% so với Yên Nhật. (Tính toán từ số liệu của Reuters đến ngày 25/6/2012).

Cùng với sự suy giảm về giá trị, vai trò và vị thế quốc tế của đồng Euro cũng chịu tác động tiêu cực. Bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều biến

động hơn kể từ sau khủng hoảng tài chính toàn cầu cũng như cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu lan rộng khiến các nước có xu hướng đa dạng hóa dự trữ ngoại hối nhằm giảm bớt rủi ro. Điều này khiến tỷ trọng dự trữ bằng đồng Euro giảm từ mức 27,7% (năm 2009) xuống mức 25% vào cuối năm 2011, mặc dù vẫn là đồng tiền dự trữ quốc tế lớn thứ hai trên thế giới, sau Đôla Mỹ. Trong khi đó, cơ cấu dự trữ của các đồng tiền khác tăng từ mức 2% (năm 2007) lên 3,9% vào cuối năm 2011 trong bối cảnh các nước tìm kiếm việc đa dạng hóa rủi ro sau khủng hoảng. Năm 2011 là một năm đầy biến động của đồng EUR.

Đồng EUR không thể kìm hãm được hiệu ứng lây lan nên trong năm 2012, tỷ giá EUR/VND giảm 7% so với năm 2011. Với những nỗ lực của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cũng như những bước đi cải cách cần thiết trong khu vực nhằm hướng đến một khối Eurozone là một thực thể kinh tế và chính trị hoàn toàn thống nhất, đồng EUR đã phục hồi trở lại trong 6 tháng cuối năm 2012. Chỉ số giá EUR đã tăng 3,8% trong 6 tháng cuối năm sau khi giảm 1,6% trong 6 tháng đầu năm 2012, khiến chỉ số EUR cả năm tăng lên 2,2%. Năm 2013, đồng EUR có nhiều diễn biến khởi sắc và đã có tín hiệu tăng trở lại cho đến năm 2014

Việc lên xuống trong tỷ giá hối đoái giữa hai đồng tiền lớn là USD và EURO đã tác động không nhỏ đến hoạt động XNK của các DN Việt Nam, do tỷ trọng ngoại thương giữa Việt Nam và EU ngày càng lớn nên đồng EURO có ảnh hưởng càng nhiều đến XNK của Việt Nam. Có nhiều ý kiến khác nhau về tầm quan trọng kinh tế của một đồng EURO mạnh. Một mặt các nguyên liệu đa phần vẫn tiếp tục được mua bán bằng đồng Đô la Mỹ, vì thế mà một đồng EURO mạnh có tác dụng làm giảm giá các nguyên liệu. Mặt khác, giá đồng EURO cao sẽ làm cho XK từ vùng EU trở nên đắt và vì thế một đồng EURO có giá cao sẽ làm cho tăng trưởng kinh tế yếu đi trong một chừng mực nhất định. Mặt khác nếu đồng EURO mất giá so với USD, chỉ các DN có các khoản nợ, hợp đồng NK phải thanh toán bằng EURO thì

được lợi, đó là các DN NK thiết bị, xi măng, dầu khí, chế biến hoa quả, hoá chất... từ thị trường một số quốc gia ở châu Âu sử dụng EURO. Còn các DN XK nào có nguồn thu bằng EURO khi tính đổi ra VND sẽ bị thiệt.

Tỷ giá các ngoại tệ khác như JPY, GBP so với USD trong thời gian qua nhìn chung cũng biến động tương tự như tỷ giá EUR/USD, tăng trong các năm 2001 đến 2004, và giảm từ đầu năm 2005, và biến động thất thường trong giai đoạn cuối 2007-2009. Giai đoạn 2002-2003, JPY tăng giá 21.9% so với USD, xét mức trung bình của năm 2004 so với 2003, tỷ giá JPY/USD lại tăng 6.8%. Vào thời điểm thấp nhất của đồng USD so với JPY (14/5/2004) một USD đổi được 102 JPY. Tuy nhiên đến tháng 10/2005, JPY đã xuống giá đến mức thấp nhất trong vòng 16 tháng, ở mức 1 USD ăn 113 JPY, giảm 10.8% so với thời điểm tháng 5/2004. Sở dĩ như vậy là vì giai đoạn tăng giá của các ngoại tệ trên có nguyên nhân sâu xa và chủ yếu là do đồng USD mất giá so với tất cả các ngoại tệ mạnh khác. Đầu năm 2006, đồng USD đã chững lại và giảm giá khá mạnh 2.6% so với đồng JPY, vào những ngày cuối tháng 8 đồng USD tăng trở lại và tăng 0.335% so với đồng JPY, đồng yên Nhật giảm giá mạnh so với đồng USD vào cuối năm, nguyên nhân chính là do quyết định giữ nguyên mức lãi 0.25%/năm của Ngân hàng Trung ương Nhật đã khiến các nhà đầu tư thất vọng và quay lưng lại với đồng tiền này. Sang năm 2007, đồng Yên Nhật đã lập một kỷ lục mới khi giảm 8% so với đồng đô la Mỹ (tại Tokyo ngày 23/5, lúc mở cửa, đồng Yên chỉ còn 121.36 Yên/USD). Nguyên nhân là do trước đó, FED đã quyết định giữ nguyên lãi suất 5.25%. Năm 2008 với sự ảnh hưởng sâu và rộng của cuộc khủng hoảng tài chính đến khu vực Châu Á, đồng Yên cũng có nhiều biến động trái chiều. Sau những đợt tăng giá vào đầu năm do sự suy yếu của đồng USD, đến quý 2/2008 đồng Yên Nhật lại giảm nhanh so với USD (tại Tokyo, ngày 4/4, lúc mở cửa, đồng Yên còn 102.8 Yên/USD, giảm 3.1% so với một tuần trước đó). Tuy nhiên, so với cùng kỳ năm trước, đồng Yên vẫn tăng 13.5% so với USD. Kết thúc năm 2008, Yên Nhật được đánh giá là

đồng tiền mạnh mẽ nhất, tăng giá tới 25% so với đồng USD và 30% so với đồng EURO. Ngược lại, đồng bảng Anh giai đoạn này đã mất giá tới 23% so với đồng USD và 20% so với đồng EURO do Ngân hàng Trung ương Anh hạ lãi suất để chống chọi với suy thoái kinh tế. Năm 2009 chứng kiến sự hồi phục bước đầu của những nền kinh tế lớn, đặc biệt là nền kinh tế Mỹ. Chính điều này đã góp phần vào sự tăng giá của USD, theo đó là đồng Yên xuống giá sao với đô la Mỹ. Kết thúc chuỗi biến động mạnh mẽ do những tiến triển tích cực trong nền kinh tế, cuối năm 2009 JPY giảm mạnh. Tuy nhiên đến năm 2010, tỷ giá chéo giữa JPY và VND đã tăng hơn 10%. Đây thực sự là gánh nặng cho nguồn vốn vay ODA của Việt Nam cũng như các DN sử dụng nguồn tài trợ này. Thực tế chỉ trong 2 năm 2010 và 2011, công ty cổ phần nhiệt điện Phả Lại đã bị mất gần 2.200 tỷ đồng vì tỷ giá VND/JPY do ngân hàng nhà nước công bố tại ngày 31/12/2011 là 266,76 VND/JPY – tăng 41,19 đồng so với 31/12/2010. [7]

Trong năm 2012, đồng Yên và Euro là 2 đồng tiền làm cho thị trường tiền tệ thế giới khuấy động. Từ đầu năm đến ngày 27/12/2012, đồng Euro đã tăng 2,4%, đạt mức 1 Euro đổi 1,3204 USD. Kể từ khi rớt xuống mức đáy của 2 năm vào ngày 24/7, đồng Euro đã tăng giá 10%. Cuối năm 2012, đồng Yên chạm đáy trong vòng 27 tháng liên tục, chỉ còn ở mức 85, 96 Yên đổi lấy 1 USD. Ngày 22/01/2013, bên cạnh việc duy trì lãi suất chủ chốt ở mức 0-0,1%/năm, BOJ công bố “Biện pháp nới lỏng không hạn chế” trong Chương trình mua lại tài sản. Chương trình này tương tự các biện pháp của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) như mua vào trái phiếu chính phủ hay các tài sản tài chính tương đối an toàn từ thị trường mà không đưa ra thời hạn cụ thể.

Như vậy trong thời gian qua trong khi tỷ giá USD/VND biến động hầu như chỉ theo một chiều tăng thì tỷ giá USD so với các ngoại tệ khác (cũng có thể hiểu là tỷ giá VND so với các ngoại tệ khác) lại biến động theo cả chiều tăng và chiều giảm tương đối phức tạp và mạnh mẽ. Các DN sử

dụng các loại ngoại tệ này trong hoạt động XNK thời gian qua cũng chịu không ít ảnh hưởng từ sự biến động đó.

2.3. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG CÔNG CỤ PHÁI SINH ĐỂ PHÒNG NGỪA RỦI RO TỶ GIÁ CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

Một phần của tài liệu SỬ DỤNG CÁC CÔNG CỤ PHÁI SINH TRONG VIỆC PHÒNG NGỪA RỦI RO TỶ GIÁ TẠI CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN (Trang 63 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)