Ví dụ doanh nghiệp Việt Nam bị thiệt hại do rủi ro tỷgiá

Một phần của tài liệu SỬ DỤNG CÁC CÔNG CỤ PHÁI SINH TRONG VIỆC PHÒNG NGỪA RỦI RO TỶ GIÁ TẠI CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN (Trang 70 - 73)

2.3.1.1. Công ty cổ phần nhiệt điện Phả Lại (PPC)

Trong quý 4 năm 2011, công ty đạt 1.037 tỷ đồng doanh thu và lỗ sau thuế 280 tỷ đồng. Kết quả quý 4 bị lỗ là do công ty tính lỗ tỷ giá vào thời điểm cuối năm. Doanh thu năm 2011 đạt 3.880 tỷ đồng, giảm hơn 300 tỷ đồng so với năm 2010. Doanh thu tài chính tăng 50 tỷ lên gần 460 tỷ đồng. Chi phí tài chính là 999,15 tỷ đồng, trong đó, chi phí lãi vay hơn 232 tỷ đồng, lỗ chênh lệch tỷ giá đã thực hiện 60,8 tỷ đồng và lỗ chênh lệch tỷ giá chưa thực hiện gần 701 tỷ đồng. Tổng lỗ chênh lệch tỷ giá chưa thực hiện năm 2011 là 1.262 tỷ đồng nhưng PPC mới thực hiện phân bổ vào chi phí 701 tỷ đồng để cân bằng tổng thu – tổng chi (tức phân bổ cho LNTT = 0). Phần còn lại sẽ được phân bổ vào các năm tiếp theo (không quá 5 năm). Năm 2010, lỗ chênh lệch tỷ giá chưa thực hiện của PPC là 808 tỷ đồng và LNTT đạt hơn 6 tỷ đồng.

Như vậy, trong năm 2010-2011, tỷ giá Yên Nhật tăng đã làm PPC thiệt hại gần 2.200 tỷ đồng (bao gồm cả lỗ tỷ giá đã thực hiện và chưa thực hiện). Đến 31/12/2011, khoản nợ vay có nguồn gốc ngoại tệ của công ty là 30, 366 tỷ JPY (Yên Nhật), tỷ giá VNĐ/JPY do ngân hàng nhà nước công bố tại ngày 31/12/2011 là 266,76 VNĐ/JPY – tăng 41,19 đồng so với 31/12/2010. Tỷ giá tăng đã làm cho PPC chịu khoản lỗ chênh lệch tỷ giá tạm tính nêu trên.

2.3.1.2. Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk)

Công ty phải chịu rủi ro tỷ giá ngoại hối trong các giao dịch mua bán sử dụng đơn vị tiền tệ khác đồng Việt Nam. Loại tiền tệ gây ra rủi ro này chủ yếu là USD và Euro (các loại tiền tệ khác có giao dịch không trọng yếu).

Công ty đảm bảo rằng mức độ rủi ro tiền tệ thuần được duy trì ở mức chấp nhận được bằng cách mua bán ngoại tệ theo tỷ giá giao ngay trong trường hợp cần thiết để giải quyết tình trạng mất cân đối trong ngắn hạn đồng thời lập kế hoạch thanh toán bằng ngoại tệ với mức độ chính xác cao nhất có thể. Ban Điều hành không thực hiện các giao dịch phòng ngừa rủi ro tiền tệ sau khi đã cân nhắc chi phí của việc sử dụng các công cụ tài chính phòng ngừa rủi ro có thể vượt trên rủi ro tiềm tàng của những biến động về tỷ giá hối đoái.

Hình 2-3 Rủi ro tỷ giá của công ty Vinamilk

(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2013 của công ty CP Sữa Việt Nam)

Tại ngày 31 tháng 12 năm 2013, nếu đồng Việt Nam yếu đi/mạnh lên 5% so với đô la Mỹ trong khi các biến số khác giữ nguyên không đổi, thì lợi nhuận sau thuế trong năm sẽ cao/thấp hơn một khoản là 22.725.600.132 VND, chủ yếu do lãi/lỗ ngoại hối trong việc chuyển đổi các khoản phải thu và các khoản phải trả thương mại bằng đô la Mỹ.

Tại ngày 31 tháng 12 năm 2013, nếu đồng VND yếu đi/mạnh lên 5% so với đồng EUR trong khi các biến số khác giữ nguyên không đổi, thì lợi nhuận sau thuế trong năm sẽ thấp/cao hơn một khoản là 7.427.441.572

VND, chủ yếu do lỗ/lãi ngoại hối trong việc chuyển đổi các khoản phải thu và các khoản phải trả thương mại bằng đồng EUR.

Một phần của tài liệu SỬ DỤNG CÁC CÔNG CỤ PHÁI SINH TRONG VIỆC PHÒNG NGỪA RỦI RO TỶ GIÁ TẠI CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)