SWOT
Cơ hội (O):
1. Thuế thu nhập doanh nghiệp giảm.
2. Nhà cung ứng đa dạng. 3. Môi trường công nghệ ít biến động.
4. Tỷ lệ lạm phát giảm, thu nhập của người dân tăng. 5. Nhu cầu của khách hàng tăng. 6. Sự trung thành của khách hàng. 7. Áp lực của dịch vụ thay thế không đáng kể. 8. Tình hình phát triển kinh tế cả nước ổn định, kinh tế Cần Thơ phát triển. Đe dọa (T): 1. Áp lực cạnh tranh từ đối thủ cạnh tranh trực tiếp khá lớn.
2. Yêu cầu của khách hàng ngày càng cao.
3. Khả năng gia nhập ngành của các đối thủ tiềm ẩn tương đối cao.
Điểm mạnh (S):
1. Năng lực tài chính mạnh.
2. Sản phẩm có chất lượng cao, đa dạng 3. Chất lượng dịch vụ tốt. 4. Uy tín thương hiệu cao. 5. Nguồn lực vật chất tốt.
6. Nhân viên có nhiều kinh nghiệm.
Các chiến lược SO:
S1S3S4–O1O5: Chiến lược phát triển thị trường.
S1S2S3–O3O8: Chiến lược thâm nhập thị trường.
S2S3–O5O6O7: Chiến lược phát triển sản phẩm chính. Các chiến lược ST: S1 S3 S6 – T1T2: Chiến lược phát triển nguồn lực. S1S4S6 – T2T3: Chiến lược kết hợp về phía trước.
Điểm yếu (W):
1. Giá bán sản phẩm còn cao.
2. Công tác quảng bá còn yếu, hệ thống thông tin của công ty còn sơ sài.
3. Hoạt động tài chính còn yếu.
4. Chưa chú trọng đến hoạch định chiến lược kinh doanh.
Các chiến lược WO:
W2 – O3O5O7: Chiến lược phát triển hoạt động chiêu thị.
W1W3 – O1O2: Chiến lược cắt giảm chi phí.
Các chiến lược WT:
W1 – T1T2 : Chiến lược phân định giá bán hợp lý.
W3W4 – T1T3 :
Chiến lược kết hợp về phía sau.
5.1.2.1 Nhóm chiến lược S – O
a) Chiến lược phát triển thị trường
Công ty có thể tận dụng được uy tín cao trong việc hợp tác kinh doanh cùng dịch vụ hậu mãi, chăm sóc khách hàng tốt và năng lực tài chính dồi dào để nắm bắt cơ hội về nhu cầu sử dụng sản phẩm thiết bị điện của khách hàng tăng và được hưởng chính sách ưu đãi của chính phủ nhắm đẩy mạnh phát triển thị trường ở Cần Thơ và các khu vực khác để mở rộng thị trường và gia tăng thị phần.
b) Chiến lược thâm nhập thị trường
Công ty Nam Phương sở hữu những sản phẩm và dịch vụ chất lượng tốt cùng năng lực tài chính mạnh, tận dụng những thế mạnh đó công ty có thể nắm bắt cơ hội về tiềm năng tiêu thụ sản phẩm lớn từ thị trường các tỉnh thành của Đồng bằng Sông Cửu Long để tăng cường hoạt động tiếp thị mở rộng thị trường ơ những tỉnh thành như : Hậu Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Tiền Giang,....
c) Chiến lược phát triển sản phẩm
Được biết như là một công ty cung cấp các sản phẩm thiết bị điện chất lượng và rất đa dạng, trong đó có một vài sản phẩm chính chiếm phần trăm doanh thu cao trong tổng số doanh thu từ tất cả các sản phẩm, mà những sản phẩm này đang rất được ưa chuộng trên thị trường nói cách khác là nhu cầu của khách hàng về những sản phẩm này đang rất cao. Cho nên để thu được doanh thu cao cũng như đáp ứng kịp thời và đầy đủ nhu cầu của khách hàng, công ty cần chú trọng đầu tư nhiều hơn cho các sản phẩm này.
5.1.2.2 Nhóm chiến lược S – T
a) Chiến lược phát triển nguồn lực
Ngoài việc giữ vũng những ưu thế sẵn có về nguồn lực như tài chính, nhân lực, uy tín,...công ty cũng cần không ngừng phát triển những nguồn lực này và những nguồn lực có tiềm năng khác nhằm tạo cho mình lợi thế cạnh tranh bền vững để né tránh một số đe dọa bên ngoài từ đối thủ hay khách hàng.
b) Chiến lược kết hợp về phía trước
Đào tạo nâng cao trình độ của nhân viên hơn nữa kết hợp việc tạo dựng hình ảnh mới về công ty Nam Phương thân thiện và chuyên nghiệp cùng với những chính sách ưu đãi cho khách hàng để cạnh tranh hiệu quả hơn và vượt qua những thử thách trước mắt.
5.1.2.3 Nhóm chiến lược W – O a) Phát triển hoạt động chiêu thị
Công ty Nam Phương vẫn còn nhiều những hạn chế về mặt quảng bá hình tượng và cung cấp thông tin cần thiết cho khách hàng, do vậy để quảng bá tốt hình ảnh của công ty và để cho khách hàng có thể nắm bắt kịp thời những thông tin về những chương trình khuyến mại hay về những sản phẩm mới. Như vậy công ty mới có thể tận dụng hiệu quả những cơ hội từ bên ngoài đặc biệt là về nhu cầu khách hàng tăng để thu hút nhiều khách hàng mới đến với công ty.
b) Cắt giảm chi phí
Để hoạt động kinh doanh hiệu quả hơn việc giảm chi phí quản lý của công ty là rất quan trọng, nhưng trong thời gian này Nam Phương đã gặp không ít khó khăn do phải chi nhiều chi phí cho công tác quản lý hơn làm cho lợi nhuận của công ty không đạt như mong đợi. Do đó để thu được lợi nhuận cao công ty cần tân dụng mối quan hệ với nhiều nhà cung ứng và lựa chọn những nhà cung ứng uy tín với mức giá họ cung cấp là thấp nhất để phần nào giảm bớt chi phí đầu vào, gia tăng doanh thu và lợi nhuận.
5.1.2.4 Nhóm chiến lược W – T a) Phân định giá bán hợp lý
Thị trường thiết bị điện cạnh tranh ngày càng gay gắt, những áp lực về giá do đối thủ cạnh tranh và khách hàng mang lại ngày càng nhiều bên cạnh đó giá bán sản phẩm của công ty còn khá cao và mức giá đối với từng đối tượng
định giá lại một cách hợp lý hơn để giữ chân được hững khách hàng cũ cũng như thu hút những khách hàng mới trong hoàn cảnh các đối thủ cũng đang tranh thủ cạnh tranh về giá bán.
b) Kết hợp về phía sau
Các bộ phận công ty nên phối hợp kiểm soát chặt chẽ các hoạt động tài chính và bên cạnh đó chú trọng đề ra những chiến lược cụ thể để thực hiện những mục tiêu đề ra nhằm khắc phục được những hạn chế còn tồn tại ở những mặt này và để đối phó với những áp lực cạnh tranh đang ngày càng tăng lên.