Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu hoạch định chiến lược kinh doanh cho công ty tnhh thiết bị điện nam phương đến năm 2020 (Trang 27)

2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu

2.2.1.1 Số liệu thứ cấp

Số liệu thứ cấp được lấy từ các báo cáo tài chính, báo cáo về hoạt động thu chi, Tổng cục thống kê, thông tin được thu thập qua việc trao đổi với nhân viên công ty, tham khảo những tài liệu như: sách, báo, internet.

2.2.1.2 Số liệu sơ cấp

Số liệu sơ cấp được thu thập từ việc lập bảng câu hỏi phỏng vấn trực tiếp chuyên gia là cán bộ chủ chốt của công ty Nam Phương và những chuyên gia khác hoạt động trong ngành. Số lượng phỏng vấn là 10 chuyên gia và kết quả phỏng vấn là để thiết lập ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE), ma trận hình ảnh cạnh tranh, ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE) và lựa chọn chiến lược qua ma trận QSPM.

2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu

Giải quyết mục tiêu 1: Phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh và của công ty thời gian qua.

Sử dụng phương pháp thống kê mô tả (số tuyệt đối và tương đối) để phân tích số liệu thống kê nhằm mục đích rút ra những điểm nổi bật để nhận định và đánh giá.

Giải quyết mục tiêu 2: Hoạch định chiến lược kinh doanh cho công ty đến năm 2020.

- Sử dụng phương pháp phân tích định tính, phương pháp thống kê mô tả, phương pháp chuyên gia, kết hợp với công cụ ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE), ma trận hình ảnh cạnh tranh và ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE) để phân tích môi trường kinh doanh của công ty.

- Sử dụng công cụ phân tích ma trận điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, nguy cơ (SWOT), ma trận hoạch định chiến lược có thể định lượng (QSPM) để hoạch định và lựa chọn chiến lược kinh doanh cho công ty Nam Phương đến năm 2020.

Giải quyết mục tiêu 3: Đề xuất một số giải pháp để thực hiện chiến lược. Dựa vào những chiến lược kinh doanh đã được chọn ở mục tiêu 2, tác giả xây dựng các nhóm giải pháp để thực hiện những chiến lược kinh doanh này.

2.3 KHUNG NGHIÊN CỨU

Hình 2.2 Khung nghiên cứu của đề tài

Phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty

Phân tích các công cụ hoạch định chiến lược (SWOT)

Phân tích môi trường bên ngoài

Mô hình năm áp lực cạnh tranh

của Michael Porter

Ma trận hình ảnh cạnh tranh Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE) Ma trận đánh giá các yếu tố

bên trong (IFE)

Phân tích môi trường nội bộ

Kết luận và kiến nghị

CHƯƠNG 3

GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ ĐIỆN NAM PHƯƠNG

3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH

Nước ta hiện nay đang trong quá trình Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước, ngày càng có nhiều ngành công nghiệp ra đời, nhiều công trình cần phải thi công kéo theo nhu cầu rất lớn về thiết bị điện công nghiệp cũng như các thiết bị chiếu sáng. Nhưng để có thể tìm kiếm, lựa chọn cho mình những sản phẩm thiết bị điện, điện công nghiệp và thiết bị chiếu sáng ưng ý, chất lượng là một chuyện không dễ dàng. Nắm bắt được nhu cầu sử dụng ngày càng khắc khe của khách hàng, là nhà kinh doanh chuyên nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực thiết bị điện, điện công nghiệp và thiết bị chiếu sáng trong nhiều năm qua, Công ty TNHH Thiết bị điện Nam Phương đã và đang sẵn sàng cung cấp cho khách hàng những sản phẩm với chất lượng cao và đa dạng. Công ty TNHH Thiết bị điện Nam Phương được thành lập vào ngày 27 tháng 7 năm 2006, mà tiền thân là DNTN Nam Phương – một doanh nghiệp có thời gian hoạt động lâu năm trong lĩnh vực cung cấp các thiết bị điện, do ba thành viên sáng lập ban đầu là bà Nguyễn Thị Thanh Tùng, bà Lý Thị Bích Liên và ông Nguyễn Thái Tôn với vốn điều lệ ban đầu là 2.100.000.000 đồng. Thông tin doanh nghiệp:

- Tên doanh nghiệp: Công ty TNHH Thiết bị điện Nam Phương.

- Trụ sở giao dịch: 99 Châu Văn Liêm, Phường An lạc, Quận Ninh Kiều, Thành phố Cần Thơ.

- Email: namphuongct@gmail.com (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Điện thoại: 07103 818 585 – 07103 814 559. - Fax: 07103 813 538.

Đến cuối năm 2012 do nhu cầu mở rộng mặt hàng kinh doanh, cần mặt bằng rộng cho nên công ty đã quyết định dời địa điểm hoạt động, xây dựng cơ sở hạ tầng mới khang trang hơn. Ban đầu công ty có địa chỉ tại 102 Nguyễn An Ninh, Phường Tân An, Quận Ninh Kiều, Thành phố Cần Thơ, hiên tại công ty đang tọa lạc tại số 99 Châu Văn Liêm, Phường An lạc, Quận Ninh Kiều, Thành phố Cần Thơ.

3.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC

Hình 3.1 Cơ cấu tổ chức của công ty TNHH Thiết bị điện Nam Phương

3.3 NGÀNH NGHỀ KINH DOANH

Ngành nghề kinh doanh của công ty bao gồm phân phối, bán lẻ các thiết bị điện công nghiệp, điện gia dụng, máy móc thiết bị ngành điện, nước và các loại vật tư thiết bị công nghiệp khác. Lĩnh vực kinh doanh của công ty có thể chia làm hai đơn vị kinh doanh chiến lược chính:

- Thiết bị điện công nghiệp: dây cáp điện, cầu dao tự động, công tắc tự động, rờ le các loại, các loại máy móc đo đạc dòng điện, bóng đèn công nghiệp, điện trở, băng keo nhiệt, quạt hút công nghiệp,…

- Thiết bị điện dân dụng: bóng đèn chiếu sáng, cầu dao, dây điện dân dụng, công tắc, ổ cắm,…

Hiện tại công ty đang kinh doanh bán hàng với gần 2.000 loại sản phẩm hàng hóa, đáp ứng đầy đủ nhu cầu về thiết bị điện cho các cơ sở sản xuất, các khu công nghiệp, công trình xây dựng và nhu cầu điện dân dụng. Hơn nữa

Giám Đốc

Phụ trách Kinh doanh Kế toán trưởng

Nhân viên kỹ thuật – Bán hàng

Kế toán Chủ tịch Hội đồng Thành

trong những năm gần đây, các mặt hàng mới vẫn liên tục được công ty thêm vào danh mục mặt hàng kinh doanh nhằm thích ứng với nhu cầu của thực tế nên số lượng mặt hàng hiện có ngày càng phong phú. Ngoài ra, công ty còn là đại lý bán lẻ dầu nhớt máy Shell nhưng do một số hạn chế và khác biệt với mặt hàng buôn bán chính nên hoạt động này không mấy phát triển.

3.4 KHÁI QUÁT HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY TỪ NĂM 2011 ĐẾN NĂM 2013

Được thành lập và phát triển đến nay đã gần 15 năm với tên gọi ban đầu là DNTN Nam Phương, Công ty TNHH Thiết bị điện Nam Phương đã chứng tỏ được ưu thế của mình về doanh thu lớn và thị phần cao so với các đối thủ cạnh tranh khác trong ngành. Sở dĩ được như vậy là do Nam Phương là một trong những doanh nghiệp đầu tiên tham gia vào ngành cung cấp thiết bị điện nên đã sớm xây dựng cho mình một vị thế vững chắc và có tầm ảnh hưởng nhất định trên thị trường kinh doanh thiết bị điện.

Tuy nhiên, trong những năm gần đây thị trường kinh doanh thiết bị điện trở nên càng ngày càng sôi động hơn do sự thúc đẩy của tiến bộ khoa học kỹ thuật nên đã xuất hiện thêm nhiều đối thủ cạnh tranh hơn, bên cạnh đó các đối thủ truyền thống vẫn liên tục đẩy mạnh hoạt động kinh doanh trong khi đó mức tăng trưởng của thị trường lại không theo kịp dẫn đến những giảm sút về ưu thế cạnh tranh trong ngành của công ty. Do sự biến động của thị trường ngày càng lớn đã tạo ra nhiều ảnh hưởng không tốt đến công ty mà đặc biệt là kết quả hoạt động kinh doanh của công ty có phần giảm sút và năng lực cạnh tranh cũng không còn mạnh như trước.

Bảng 3.1 Một số chỉ tiêu quan trọng về tình hình hoạt động của Công ty

TNHH Thiết bị điện Nam Phương giai đoạn 2011 – 2013 Đơn vị: triệu đồng

Chênh lệch 2012-2011 Chênh lệch 2013-2012 Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Giá trị % Giá trị % Doanh thu thuần 9.180 5.490 4.346 (3.690) (40,2) (1.144) (20,8) Giá vốn hàng bán 7.626 4.759 3.796 (2.867) (37,6) (963) (20,2) Lợi nhuận sau thuế 298 (233) 0 (531) (178,2) 233 100,0

Thông qua bảng số liệu 3.1, cho thấy trong những năm qua công ty đã gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động kinh doanh của mình. Cụ thể là trong năm 2012 công ty kinh doanh thua lỗ, lợi nhuận sau thuế của công ty tồn tại ở mức âm (-233 triệu đồng) giảm 178,2% so với năm 2011 tức là giảm đến 531 triệu đồng. Nguyên nhân chính làm cho lợi nhuận sau thuế năm 2012 giảm mạnh là do doanh thu thuần và giá vốn hàng bán đều có xu hướng giảm, doanh thu thuần năm 2011 là 9.180 triệu đồng sang năm 2012 chỉ còn 5.490 triệu đồng, giảm đến 3.690 triệu đồng (giảm 40,2%) và giá vồn hàng bán cũng giảm từ 7.626 triệu đồng xuống còn 4.759 triệu đồng. Vì năm 2012 là năm mà công ty thay đổi cơ sở kinh doanh từ địa chỉ 102 Nguyễn An Ninh, Phường Tân An, Quận Ninh Kiều, Thành phố Cần Thơ đến số 99 Châu Văn Liêm, Phường An Lạc, Quận Ninh Kiều, Thành Phố Cần Thơ, dù việc thay đổi cơ sở kinh doanh nhằm mục đích mở rộng diện tích và phát triển hoạt động kinh doanh của công ty nhưng sự thay đổi đột ngột như vậy sẽ kéo theo hậu quả là mất đi một số khách hàng, cần một thời gian để khách hàng cũ biết đến cơ sở mới và làm hao phí không ít chi phí cho việc chuyển đổi.

Cùng với đó là sự phát triển lớn mạnh của một số công ty đối thủ như Tài Phú (nhà phân phối của Thịnh Phát), Ánh Quang (nhà phân phối của Cadivi) và nhiều công ty khác cũng ít nhiều ảnh hưởng đến công ty Nam Phương, trong khi thị trường cạnh tranh gay gắt mà giá bán sản phẩm của công ty vẫn ở mức cao đã làm cho khách hàng rời bỏ công ty dẫn đến giảm sút doanh số bán hàng. Trong năm 2011 và 2012 công ty đã phải chi một khoảng tiền khá lớn cho công tác quản lý doanh nghiệp (1.201 triệu đồng năm 2011 và 969 triệu đồng năm 2012), chi phí quản lý doanh nghiệp cao làm tổng chi phí tăng do đó làm giảm đi một phần lợi nhuận của công ty.

Sang năm 2013 tuy lợi nhuận có phần cải thiện hơn nhiều không còn ở mức âm nhưng vẫn chưa nói lên tín hiệu khởi sắc cho công ty vì vẫn chưa thu về được lợi nhuận mong muốn và doanh thu vẫn còn giảm 1.144 triệu đồng so với năm 2012, cho thấy số lượng khách hàng mua sản phẩm của công ty vẫn chưa được cải thiện và một phần cũng là do giá bán chưa hợp lý. Nhưng so với năm 2012 thì chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2013 có sự cải thiện đáng kể, đó là giảm từ 969 triệu đồng xuống còn 551 triệu đồng.

Tóm lại trong giai đoạn 2011 – 2013 thì khoảng thời gian từ năm 2012 đến năm 2013 có thể nói là khoảng thời gian hết sức khó khăn cho công ty Nam Phương khi đã thực hiện sự cải tổ mạnh mẽ về cơ sở vật chất cũng như cải cách trong công tác quản trị, nhưng với vị thế là một công ty có uy tín cao và hoạt động lâu năm nên công ty sẽ sớm vượt qua giai đoạn khó khăn này khi đã có những tín hiệu khởi sắc trong những tháng đầu năm 2014, lượng khách

hàng của công ty tăng lên, giá bán cũng phần nào được điều chỉnh lại và hơn nữa công ty cũng đang mở rộng thị trường của mình không chỉ trong địa bàn thành phố Cần Thơ mà còn ở các tỉnh lân cận. Những tín hiệu tốt này hứa hẹn sẽ đem lại nhiều thành công cho công ty, làm tăng doanh số bán hàng và từ đó lợi nhuận đạt được cũng sẽ cao hơn những năm trước đó.

CHƯƠNG 4

PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ ĐIỆN NAM PHƯƠNG

4.1 PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI CÔNG TY 4.1.1 Phân tích môi trường vĩ mô 4.1.1 Phân tích môi trường vĩ mô

4.1.1.1 Môi trường kinh tế

Năm 2013 trong bối cảnh nền kinh tế giới vẫn còn nhiều bất ổn và biến động phức tạp, nền kinh tế Việt Nam cũng có những chuyển biến đáng kể. Số liệu được công bố bởi Tổng cục thống kê cho thấy tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2013 ước tính tăng 5,42% so với năm 2012, trong đó mức tăng trưởng của quý sau luôn cao hơn quý trước, cụ thể là quý I tăng 4,76%; quý II tăng 5%; quý III tăng 5,54% và quý IV là 6,04%). Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) năm 2013 khoảng 6,04% - thấp nhất trong 10 năm trở lại đây, CPI tồn tại ở mức thấp phần lớn là do kết quả điều hành chính sách kinh tế vĩ mô, đặc biệt là chính sách tiền tệ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nguồn: Tổng cục thống kê

Hình 4.1 Tỷ lệ lạm phát từ năm 2011 – 2013

Mức tăng trưởng của GDP khá cao và tỷ lệ gia tăng của chỉ số giá tiêu dùng hay cũng có thể nói cách khác là tỷ lệ lạm phát tồn tại ở mức thấp phần nào thể hiện được mức tăng trưởng của nên kinh tế, tỷ lệ lạm phát giảm dần qua 3 năm từ 18,13% (2011) xuống 6,81% (2012) và chỉ còn 6,04% (2013) cho thấy mặc dù còn nhiều vần đề kinh tế còn chưa được giải quyết như vấn đề việc làm, tái cơ cấu kinh tế,…nhưng mức thu nhập và đời sống của nhân dân đang dần tăng lên theo một chiều hướng tốt hơn.

Sang 6 tháng đầu năm 2014, ở trong nước tình hình sản xuất kinh doanh tiếp tục đối mặt với những khó khăn, sức mua trên thị trường còn thấp, khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế chưa cao, hàng hóa trong nước tiêu thụ chậm. Trong đó đáng chú ý là quá trình tái cơ cấu kinh tế diễn ra thiếu đồng bộ và chưa thực sự có những bước đi hiệu quả. Ngoài ra, thời gian gần đây tình hình biển Đông có nhiều diễn biến phức tạp, bước đầu ảnh hưởng đến động thái phát triển kinh tế xã hội và đời sống dân cư cả nước.

Trong bối cảnh đó Đảng, Quốc hội và Chính phủ tập trung lãnh chỉ đạo các ngành, các cấp và địa phương thực hiện đồng bộ hiệu quả Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 02/01/2014 của Chính phủ. Sự nỗ lực vượt qua khó khăn, phát huy tính chủ động, sáng tạo của toàn quân, toàn dân và đặc biệt là cộng đồng doanh nghiệp trong cả nước đã góp phần giữ được ổn định vĩ mô và tạo tăng trưởng kinh tế hợp lý đảm bảo an sinh xã hội. Kết quả đạt được có thể kể đến là tổng sản phẩm trong nước (GDP) 6 tháng đầu năm 2014 có chiều hướng tăng, ước tính tăng 5,18% so với cùng kỳ năm 2013. Trong đó quý I tăng 5,09%, quý II tăng 5,25%, đây là mức tăng GDP cao hơn so với cả cùng kỳ năm 2013 và 2012.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6 năm 2014 tăng 1,38% so với tháng 12 năm 2013 và tăng 4,98% so với cùng kỳ năm trước và bình quân 6 tháng đầu năm 2014 CPI tăng 4,77% so với cùng kỳ năm trước. Tuy CPI có xu hướng tăng nhưng vẫn ở mức thấp, một mặt là do giá các mặt hàng thiết yếu tăng không nhiều cùng nguồn cung lương thực thực phẩm dồi dào và nhất là việc thực hiện các chính sách về kiểm soát lạm phát đã góp phần giữ ổn định giá tiêu dùng trong nước.

Bên cạnh phân tích về tình hình kinh tế của cả nước, tác giả cũng đã khái quát về tình hình phát triển kinh tế tại thành phố Cần Thơ để có một cái nhìn gần hơn về ảnh hưởng của yếu tố kinh tế.:

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Cần Thơ ở mức ổn định, luôn nằm trong nhóm địa phương tăng trưởng cao của cả nước, cụ thể là tăng trưởng GDP năm 2011, 2012 và năm 2013 của thành phố Cần Thơ lần lượt là 14,6%, 11,55% và 11,67%.

- Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh luôn được xếp vào nhóm tốt của cả nước và xếp ở nhóm đầu trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương năm 2012, chỉ sau Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh.

- Mức độ tiêu thụ hàng hóa cao, tổng mức hàng hóa bán ra và doanh thu

Một phần của tài liệu hoạch định chiến lược kinh doanh cho công ty tnhh thiết bị điện nam phương đến năm 2020 (Trang 27)