Phân tích môi trường bên ngoài công ty

Một phần của tài liệu hoạch định chiến lược kinh doanh cho công ty tnhh thiết bị điện nam phương đến năm 2020 (Trang 34)

4.1.1 Phân tích môi trường vĩ mô

4.1.1.1 Môi trường kinh tế

Năm 2013 trong bối cảnh nền kinh tế giới vẫn còn nhiều bất ổn và biến động phức tạp, nền kinh tế Việt Nam cũng có những chuyển biến đáng kể. Số liệu được công bố bởi Tổng cục thống kê cho thấy tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2013 ước tính tăng 5,42% so với năm 2012, trong đó mức tăng trưởng của quý sau luôn cao hơn quý trước, cụ thể là quý I tăng 4,76%; quý II tăng 5%; quý III tăng 5,54% và quý IV là 6,04%). Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) năm 2013 khoảng 6,04% - thấp nhất trong 10 năm trở lại đây, CPI tồn tại ở mức thấp phần lớn là do kết quả điều hành chính sách kinh tế vĩ mô, đặc biệt là chính sách tiền tệ.

Nguồn: Tổng cục thống kê

Hình 4.1 Tỷ lệ lạm phát từ năm 2011 – 2013

Mức tăng trưởng của GDP khá cao và tỷ lệ gia tăng của chỉ số giá tiêu dùng hay cũng có thể nói cách khác là tỷ lệ lạm phát tồn tại ở mức thấp phần nào thể hiện được mức tăng trưởng của nên kinh tế, tỷ lệ lạm phát giảm dần qua 3 năm từ 18,13% (2011) xuống 6,81% (2012) và chỉ còn 6,04% (2013) cho thấy mặc dù còn nhiều vần đề kinh tế còn chưa được giải quyết như vấn đề việc làm, tái cơ cấu kinh tế,…nhưng mức thu nhập và đời sống của nhân dân đang dần tăng lên theo một chiều hướng tốt hơn.

Sang 6 tháng đầu năm 2014, ở trong nước tình hình sản xuất kinh doanh tiếp tục đối mặt với những khó khăn, sức mua trên thị trường còn thấp, khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế chưa cao, hàng hóa trong nước tiêu thụ chậm. Trong đó đáng chú ý là quá trình tái cơ cấu kinh tế diễn ra thiếu đồng bộ và chưa thực sự có những bước đi hiệu quả. Ngoài ra, thời gian gần đây tình hình biển Đông có nhiều diễn biến phức tạp, bước đầu ảnh hưởng đến động thái phát triển kinh tế xã hội và đời sống dân cư cả nước.

Trong bối cảnh đó Đảng, Quốc hội và Chính phủ tập trung lãnh chỉ đạo các ngành, các cấp và địa phương thực hiện đồng bộ hiệu quả Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 02/01/2014 của Chính phủ. Sự nỗ lực vượt qua khó khăn, phát huy tính chủ động, sáng tạo của toàn quân, toàn dân và đặc biệt là cộng đồng doanh nghiệp trong cả nước đã góp phần giữ được ổn định vĩ mô và tạo tăng trưởng kinh tế hợp lý đảm bảo an sinh xã hội. Kết quả đạt được có thể kể đến là tổng sản phẩm trong nước (GDP) 6 tháng đầu năm 2014 có chiều hướng tăng, ước tính tăng 5,18% so với cùng kỳ năm 2013. Trong đó quý I tăng 5,09%, quý II tăng 5,25%, đây là mức tăng GDP cao hơn so với cả cùng kỳ năm 2013 và 2012.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6 năm 2014 tăng 1,38% so với tháng 12 năm 2013 và tăng 4,98% so với cùng kỳ năm trước và bình quân 6 tháng đầu năm 2014 CPI tăng 4,77% so với cùng kỳ năm trước. Tuy CPI có xu hướng tăng nhưng vẫn ở mức thấp, một mặt là do giá các mặt hàng thiết yếu tăng không nhiều cùng nguồn cung lương thực thực phẩm dồi dào và nhất là việc thực hiện các chính sách về kiểm soát lạm phát đã góp phần giữ ổn định giá tiêu dùng trong nước.

Bên cạnh phân tích về tình hình kinh tế của cả nước, tác giả cũng đã khái quát về tình hình phát triển kinh tế tại thành phố Cần Thơ để có một cái nhìn gần hơn về ảnh hưởng của yếu tố kinh tế.:

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Cần Thơ ở mức ổn định, luôn nằm trong nhóm địa phương tăng trưởng cao của cả nước, cụ thể là tăng trưởng GDP năm 2011, 2012 và năm 2013 của thành phố Cần Thơ lần lượt là 14,6%, 11,55% và 11,67%.

- Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh luôn được xếp vào nhóm tốt của cả nước và xếp ở nhóm đầu trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương năm 2012, chỉ sau Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh.

- Mức độ tiêu thụ hàng hóa cao, tổng mức hàng hóa bán ra và doanh thu dịch vụ lũy kế 9 tháng đầu năm 2013 ước tính là 79.551,8 tỷ đồng, tăng 13,6%

so với cùng kỳ. Thu nhập bình quân đầu người năm 2013 đạt 2.989 USD, tăng 357 USD so với năm 2012.

- Quan hệ giao thương rộng khắp: kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ thu ngoại tệ năm 2013 đạt 1,5 tỷ USD. Mặt hàng xuất khẩu chủ lực gồm: thủy sản, may mặc, thủ công nghiệp,…được xuất khẩu đến hơn 84 quốc gia và vùng lãnh thổ.

 Cơ hội

- Tỷ lệ lạm phát tương đối thấp và tổng sản phẩm trong nước giữ mức tăng qua các năm đã phần nào phản ánh được tình hình kinh tế trong nước tương đối ổn định, điều này cũng có nghĩa là các doanh nghiệp kinh doanh trong đó bao gồm công ty Nam Phương không phải đối diện với nhiều nguy cơ do yếu tố kinh tế mang lại.

- Qua những tín hiệu tốt về tình hình kinh tế của thành phố Cần Thơ như mức độ tiêu thụ hàng hóa cao, thu nhập bình quân đầu người ngày càng tăng cho thấy Cần Thơ luôn là thị trường kinh doanh lý tưởng cho công ty và điều này mang lại nhiều cơ hội cho công ty mở rộng thêm thị trường, gia tăng doanh thu bán hàng.

4.1.1.2 Môi trường công nghệ

Trong nhiều năm qua, trên thế giới đã có không ít thay đổi trong quá trình sản xuất, chế tạo các thiết bị điện nói chung nhưng các thay đổi nhìn chung vẫn trên nền tảng vận hành trước đó và chậm có những thay đổi mang tính đột biến.

Nếu trước đây hầu hết các sản phẩm được sản xuất với những công đoạn đơn giản và chưa có các hệ thống kiểm tra chất lượng khắc khe thì hiện nay mặc dù cấu tạo, cũng như cơ chế vận hành của các sản phẩm thiết bị điện vẫn không có sự thay đổi nhiều nhưng thêm vào đó là những dây chuyền sản xuất khép kín, máy móc hiện đại và hệ thống thiết bị kiểm tra chất lượng, thử nghiệm các sản phẩm trước khi xuất xưởng của Đức như: thiết bị thử nghiệm cách đo (HA2201G), thiết bị thử nghiệm rơle (F6150A), máy tạo dòng (DTH30 – 3000). Điều này cũng có nghĩa là không có sự thay đổi đột phá về cấu tạo các sản phẩm mà chủ yếu chỉ là thay đổi một vài tín năng sử dụng để sản phẩm ngày càng chất lượng và dễ dàng sử dụng hơn.

 Cơ hội

Môi trường công nghệ trong ngành cung ứng các sản phẩm thiết bị điện ít có sự biến động lớn giúp công ty có nhiều cơ hội dễ dàng nắm bắt được xu thế thế giới và có hướng điều chỉnh cho phù hợp với nhu cầu trên thị trường.

4.1.1.3 Môi trường văn hóa – xã hội

Sau khi gia nhập WTO, Việt Nam đón nhận rất nhiều cơ hội từ việc hội nhập nền kinh tế thế giới mang lại. Hội nhập đã phá vỡ thế bao vây, cấm vận tạo được sự bình đẳng trong thương mại quốc tế, giúp tiếp thu những tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ mới,…Tuy nhiên bên cạnh những cơ hội có được nước ta phải đối diện với nhiều thách thức như: sức ép cạnh tranh gia tăng ngay cả thị trường trong và ngoài nước; ngày càng có nhiều hơn những sản phẩm nước ngoài tràn ngập vào Việt Nam từ đó hình thành trong thói quen của người tiêu dùng tâm lý sính ngoại, ưa chuộng các hàng hóa có xuất xứ từ nước ngoài.

Đặc biệt là trong ngành công nghiệp và xây dựng, hầu hết các máy móc thiết bị từ đơn giản đến phức tạp đều được nhập khẩu từ nước ngoài, nắm bắt được xu thế đó các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm thiết bị điện không cách nào khác là phải tập trung đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng là phải ưu tiên cung cấp những sản phẩm mà hiện nay khách hàng đang rất ưa chuộng sử dụng.

Xét về mặt dân số, theo số liệu thống kê của Tổng cục Thống kê, tính đến năm 2013 thì dân số trung bình của Thành phố Cần Thơ là 1.222.400 người, đứng thứ 8 trong các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long. Tuy nhiên xét về mật độ dân số thì Cần Thơ lại đứng đầu trong các tỉnh, thành phố của khu vực này với 868 người/km2 cho thấy đây là một thị trường tiêu thụ rất rộng lớn, hơn nữa người dân Cần Thơ có mức sống cao, khả năng tiêu thụ hàng hóa tốt và có mức tăng qua các năm. Cụ thể là tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá thực tế của thành phố Cần Thơ năm 2013 sơ bộ đạt 52.536,3 tỷ đồng, tăng 6.898,4 tỷ đồng tương đương với tăng 15,12% so với cùng kỳ năm 2012, thu nhập bình quân đầu người năm 2013 đạt 62,9 triệu đồng tương đương với 2.989 USD, tăng 357 USD so với năm 2012.

 Cơ hội

Dân số Cần Thơ đông và mức sống cao nên tạo cơ hội cho công ty phát triển hoạt động kinh doanh của mình, tìm kiếm thêm nhiều khách hàng tiềm năng giúp tăng số lượng sản phẩm tiêu thụ, tăng doanh thu.

 Đe dọa

Tâm lý ưa chuộng hàng ngoại nhập của khách hàng gây áp lực đến công ty buộc công ty phải theo kịp xu thế và tăng cường nhập thêm sản phẩm từ nước ngoài để tránh bị đối thủ cạnh tranh nhân cơ hội để chiếm ưu thế.

4.1.1.4 Môi trường chính trị pháp luật

 Về phương diện chính trị

Giới chuyên gia nhận định một yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến tất cả các doanh nghiệp hoạt động chính là yếu tố chính trị. Sự ổn định của chính trị là một nhân tố không thể thiếu tạo cho Việt Nam một nền hòa bình và thịnh vượng, cũng từ đó góp phần làm cho nền kinh tế phát triển, các doanh nghiệp trong nước hoạt động kinh doanh tốt hơn. Trong hơn 25 năm nay, môi trường chính trị xã hội tại Việt Nam từng bước được phát triển theo hướng cởi mở và tạo điều kiện cho người dân phát huy vai trò tích cực hơn.

Những chuyển biến tích cực của môi trường chính trị hiện nay là một sự đảm bảo cho các nhà đầu tư và các đơn vị kinh doanh hiện tại trên thị trường rằng Việt Nam hiện đang là một đất nước ổn định, an toàn và tiềm năng.

 Về phương diện pháp luật

Trong năm 2014 có sự thay đổi rất đáng chú ý là Quốc hội đã ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 sẽ được thi hành từ ngày 01/01/2014 . Theo đó mức thuế suất sẽ có những điều chỉnh mang tính định hướng và kích thích sản xuất cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Cụ thể trong Điều 10 (Thuế suất) của luật sửa đổi như sau:

1. Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 22% áp dụng từ ngày 01 tháng 01 năm 2014, trừ trường hợp được quy định tại khoản 2, khoản 3 điều này và đối tượng được ưu đãi về thuế suất quy định tại Điều 11 của Luật này. Những trường hợp thuộc diện áp dụng thuế suất 22% quy định tại khoản này chuyển sang áp dụng thuế suất 20% kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2016. 2. Doanh nghiệp có tổng doanh thu năm không quá 20 tỷ đồng áp dụng thuế suất 20%. Doanh thu làm căn cứ xác định doanh thu thuộc đối tượng được áp dụng thuế suất 20% tại các khoản này là doanh thu của năm trước liền kề.

3. Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu, khí và tài nguyên quý hiếm khác tại Việt Nam là từ 32% đến 50% phù hợp với từng dự án, từng cơ sở kinh doanh.

Những quy định về thuế và cách áp dụng đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Bởi lẻ bất kỳ hoạt động kinh doanh hướng tới lợi nhuận của doanh nghiệp nào cũng đều đi kèm với nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước, là một cách gián tiếp thực hiện trách nhiệm với xã hội. Việc quyết định giảm mức thuế suất mới đây của Nhà nước được coi là bước đi nhằm kích thích hoạt động kinh tế, kích thích sản xuất và cung cấp dịch vụ, đặc biệt là với các công ty vừa và nhỏ vốn có doanh thu thấp.

 Cơ hội

- Chính trị ổn định tạo điều kiện thuận lợi cho công ty an tâm kinh doanh cũng như có thể thu hút thêm nguồn đầu tư từ nước ngoài.

- Thuế thu nhập doanh nghiệp giảm mang lại tín hiệu tốt cho công ty, giúp công ty thu được nhiều lợi nhuận hơn để đầu tư phát triển hoạt động kinh doanh.

4.1.2 Phân tích mô trường vi mô

4.1.2.1 Đối thủ cạnh tranh trực tiếp trong ngành

Cùng với xu thế phát triển của đất nước, Cần Thơ cũng đã có được những bước chuyển mình đầy manh mẽ để hòa mình vào môi trường cạnh tranh năng động và không kém phần gay gắt trong tiến trình Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước. Theo đó, ngành công nghiệp ngày càng phát triển kéo theo nhu cầu sử dụng thiết bị điện công nghiệp và điện gia dụng ngày càng nhiều, điều này cũng đồng nghĩa với việc xuất hiện ngày càng nhiều các đối thủ cạnh tranh trong ngành tạo áp lực cạnh tranh ngày càng lớn cho công ty, cho nên để giữ vững được vị trí như hiện nay công ty TNHH Thiết bị điện Nam Phương không những phải tăng cường nâng cao chất lượng dịch vụ mà còn phải tập trung nhiều hơn vào việc phân tích đối thủ cạnh tranh. Những đối thủ cạnh tranh trực tiếp hiện tại của công ty là những doanh nghiệp, cửa hàng thiết bị điện trong khu vực như:

DNTN Thế Hùng

Địa chỉ: Số 20, Đường Ung Văn Khiêm, Phường Cái Khế, Quận Ninh Kiều, Thành phố Cần Thơ.

Tuy hoạt động với quy mô không lớn nhưng DNTN Thế Hùng vẫn đảm bảo cung cấp đầy đủ những mặt hàng điện công nghiệp theo nhu cầu của khách hàng. Với lợi thế nằm trong khu vực trung tâm thương mại Cái Khế nên lượng khách hàng qua lại đông đúc, không khí buôn bán nhộn nhịp, không những có lợi thế về vị trí địa lý mà còn về khách hàng. Sản phẩm ở đây chủ

yếu được nhập từ nước ngoài nên có chất lượng và giá cả cao hơn những nơi khác.

Mặc dù chiếm ưu thế về chất lượng sản phẩm và vị trí địa lý thuận lợi nhưng doanh nghiệp vẫn còn hạn chế là không có dịch vụ đổi trả sản phẩm, điều này sẽ gây ra một sự trở ngại lớn vì có một số khách hàng không chắc chắn về số lượng sản phẩm sẽ mua hay chưa biết được chính xác sản phẩm nào sẽ sử dụng được trong hệ thống máy móc của mình, do vậy khi không được đổi trả lại thì khách hàng sẽ có cảm giác e dè và không hài lòng khi mua hàng.

 Điểm mạnh

- Vị trí địa lý thuận lợi. - Sản phẩm chất lượng cao.

 Điểm yếu - Giá bán khá cao.

- Thái độ phục vụ chưa tốt.

Nhìn chung tầm ảnh hưởng của DNTN Thế Hùng là tương đối lớn, đối thủ này có thể gây ra áp lực cạnh tranh về chất lượng sản phẩm đối với công ty Nam Phương.

Công ty TNHH Thiết bị điện Minh Phương

Địa chỉ: Số 158B, Đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, Quận Ninh Kiều, Thành phố Cần Thơ.

Cũng giống như Tài Phú, công ty TNHH Thiết bị điện Minh Phương cũng là công ty hoạt động trong thị trường kinh doanh thiết bị điện chưa lâu, hoạt động với hình thức kinh doanh hộ gia đình, không gian kinh doanh nhỏ hẹp, bày trí không được đẹp mắt và có phần chật hẹp gây khó khăn cho công tác quản lý hàng hóa cũng như công tác bán hàng. Mặt hàng kinh doanh của công ty này là các thiết bị điện công nghiệp chủ yếu được nhập từ Trung Quốc

Một phần của tài liệu hoạch định chiến lược kinh doanh cho công ty tnhh thiết bị điện nam phương đến năm 2020 (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)