Đặc trƣng của Quốc triều hình luật trên phƣơng diện lập pháp

Một phần của tài liệu Kỹ thuật lập pháp trong quốc triều hình luật (Trang 28 - 31)

7. Kết cấu của luận văn

1.3. Đặc trƣng của Quốc triều hình luật trên phƣơng diện lập pháp

Quốc triều hình luật không phải là công trình của một đời vua, cũng không phải đƣợc ra đời nhƣ sản phẩm của một hoạt động lập pháp đơn lẻ, cá biệt, đơn hành. Nó là thành quả trí tuệ trên cơ sở tập hợp, hệ thống hóa các quy định pháp luật đƣợc ban hành rải rác trong các triều vua Hậu Lê, kế thừa các thành tựu lập pháp từ thời Lý – Trần, tiếp thu có chọn lọc pháp luật phong kiến Trung Quốc và phát triển nhiều quy định mới, phản ánh đƣợc các yêu cầu của tình hình kinh tế - xã hội đất nƣớc trong thế kỷ XV.

1.3.1. Quốc triều hình luật là thành quả của quá trình tập hợp hoá các quy định pháp luật của nhiều triều vua hậu Lê

Mặc dù có thể đƣợc ban hành rất sớm vào triều vua Lê Thái Tổ, nhƣng nội dung của 722 điều khoản của bộ Quốc triều hình luật còn lƣu giữ đến ngày nay lại cho thấy bộ luật này là thành quả tập hợp hoá các quy định pháp luật của nhiều triều vua Hậu Lê. Qua nghiên cứu những ghi chép trong Đại Việt sử ký toàn thư, Khâm định Việt sử thông giám cương mục, Lịch triều hiến chương loại chí cho thấy ngay từ khi lên ngôi Lê Thái Tổ đã ban hành những quy định về hình phạt và luật lệ kiện tụng, về chức tƣớc các quan văn võ, về phân cấp chính quyền địa phƣơng, về việc hạn chế thế lực và sự lạm quyền của các công thần…So sánh các ghi chép về hình phạt dƣới thời Thái Tổ trong chính sử với các quy định tại chƣơng I Quốc triều hình luật ta có thể thấy rõ có sự trùng lặp hầu nhƣ hoàn toàn. Đầu tiên là về hệ thống hình phạt, hầu hết các hình phạt xuy, trƣợng, đồ, lƣu, tử, thích chữ, phạt tiền, biếm, sung vợ con ngƣời phạm tội làm nô tỳ, tịch thu tài sản đều đƣợc vua Thái Tổ quy định và

áp dụng từ trƣớc và ngay sau khi lên ngôi, chỉ có điều 1 và điều 9 của Quốc triều hình luật là có sự khác biệt so với lệnh chỉ do vua Lê Thái Tổ ban hành năm 1429. Theo điều 1, điều 9, số chữ thích cao nhất với tội lƣu châu xa là 10 chữ trong khi lệnh chỉ năm 1429 quy định phạm tội lƣu vào châu Bố Chính phải thích 20 đến 30 chữ; hạng đày vào Diễn Châu phải thích từ 6 đến 10 chữ [21, tr. 369]. Nhƣ vậy, chắc chắn điều 1 đã đƣợc sửa đổi vào các triều vua sau. Ngoài ra các nguyên tắc chung quy định tại chƣơng I nhƣ nguyên tắc chiếu cố theo bát nghị, nguyên tắc chuộc tội bằng tiền cũng đã đƣợc quy định và áp dụng trong thực tiễn dƣới thời vua Lê Thái Tổ.

Một khía cạnh nữa nói lên tính kế thừa của Quốc triều hình luật đối với các quy định có từ thời kỳ đầu của vƣơng triều Hậu Lê là Bộ luật này có 69 điều khoản đề cập đến cấp hành chính lộ, đến các chức xã quan, quan tể tƣớng, quan sảnh viện…nhƣng các tài liệu chính thức về sử học lại cho thấy đến thời Lê Thánh Tông thì cấp hành chính lộ đã không còn tồn tại, các chức quan nhƣ tể tƣớng, hành khiển cũng đã bị bãi bỏ vào năm 1466 [20, tr. 445]. Vì vậy, có thể thấy các quy định này tồn tại trong Quốc triều hình luật thực chất là sự hệ thống hóa các quy định đã tồn tại từ triều vua trƣớc đó. Ngoài ra, khi xem xét nội dung Điều 347 quy định về việc cấp quân điền cho phép lấy ruộng công của các xã lân cận cấp bù cho nhau, cho thấy điều khoản này cũng phải có từ thời vua Lê Thái Tổ vì phép quân điền của Lê Thánh Tông quy định đất xã nào chỉ chia cho dân xã ấy [21, tr. 369].

Dƣới thời vua Lê Thái Tông, những chỉ dẫn trong Hồng Đức thiện chính thư cho biết có nhiều điều khoản trong Quốc triều hình luật đã đƣợc sử dụng từ thời vua Lê Thái Tông. Hồng Đức thiện chính thư là tập sách gồm 322 mục mà nội dung của nó là ghi tóm tắt lại 322 Lệ và án lệ dƣới thời Lê Nhân Tông, Lê Thánh Tông và một số án lệ ban hành dƣới các triều vua sau. Trong Hồng Đức thiện chính thư từ điều 126 đến điều 163 đƣợc ghi dƣới niên

hiệu Thiệu Bình (là niên hiệu đƣợc vua Lê Thái Tông sử dụng từ năm 1434 – 1439). So sánh những điều khoản dƣới niên hiệu Thiệu Bình trong Hồng Đức thiện chính thƣ với Quốc triều hình luật cho thấy có 5 điều khoản (điều 310, 502, 507, 513, 527) đã đƣợc các nhà làm luật sau này giữ nguyên và đƣa vào bộ luật. Ngoài ra các Điều 672 và Điều 683 trong Quốc triều hình luật cũng là những điều khoản có từ thời vua Lê Thái Tông vì nội dung các điều khoản này hoàn toàn phù hợp với các lệnh chỉ năm 1434 quy định về trình tự, thẩm quyền xét xử của các cấp chính quyền và chỉ dụ năm 1437 quy định về việc xét xử các quan đại thần, hình quan “phải căn cứ vào các điều chính trong luật mà xét xử”. [21, tr. 398]

Dƣới thời Lê Nhân Tông, nền nông nghiệp tiểu nông đã có sự phát triển nhanh hơn, việc mua bán chuyển nhƣợng ruộng đất diễn ra phổ biến và phát sinh nhiều tranh chấp, kiện tụng. Để đáp ứng yêu cầu giải quyết những quan hệ đó, vào năm 1449, vua Lê Nhân Tông đã “bổ sung chƣơng Điền sản gồm 14 điều vào bộ hình luật” [21, tr 421]. Trong Quốc triều hình luật 14 điều luật này đƣợc xếp vào đƣợc xếp vào một phần riêng thuộc chƣơng 6 với tiêu đề “điền sản mới tăng thêm” từ điều 374 đến điều 387.

Tiếp nối những đóng góp của các đời vua trƣớc, Lê Thánh Tông – vị vua anh minh bậc nhất của triều Lê đã có những đóng góp to lớn để hoàn thiện về cơ bản và cho ban hành bộ Quốc triều hình luật. Phần lớn các luật lệ ban hành dƣới triều vua Thánh Tông đƣợc tập hợp trong hai bộ tƣ liệu về pháp luật là Hồng Đức thiện chính thư Thiên nam dư hạ tập. So sánh từng điều khoản trong hai bộ pháp điển này với Quốc triều hình luật cho thấy vua Lê Thánh Tông đã đƣa thêm vào Quốc triều hình luật nhiều điều luật mới bao gồm: Chƣơng Vi chế; 10 điều, Quân chính: 2 điều, Vệ cấm: 1 điều, Hộ hôn: 9 điều, Điền sản: 21 điều, Thông gian: 5 điều, Đạo tặc 16 điều, Đấu tụng: 6

Sau Lê Thánh Tông, những chỉ dẫn chính xác trong Quốc triều hình luật cho biết vào năm Hồng Thuận thứ 3 (1511), vua Lê Tƣơng Dực đã đƣa thêm vào bộ luật điều 389; vào năm thứ 2, niên hiệu Quang Thuận (1517), vua Lê Chiêu Tông đã đƣa thêm vào bộ luật điều 391 [54, tr. 152-153].

Nhƣ vậy, bộ Quốc triều hình luật đã đƣợc xây dựng, bổ sung và hoàn thiện dần qua các triều vua Hậu Lê, trong đó ngƣời có công lao lớn nhất tập hợp, san định, xây dựng lại thành một bộ pháp điển hoàn chỉnh là vua Lê Thánh Tông, một vị vua hiền tài và anh minh hiếm thấy trong các triều đại phong kiến Việt Nam.

Một phần của tài liệu Kỹ thuật lập pháp trong quốc triều hình luật (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)