Cách thức thể hiện nội dung bộ luật

Một phần của tài liệu Kỹ thuật lập pháp trong quốc triều hình luật (Trang 54)

7. Kết cấu của luận văn

2.1.2.Cách thức thể hiện nội dung bộ luật

Quốc triều hình luật đƣợc xây dựng theo mô hình của một bộ luật hình sự, phần lớn các điều luật trong đó xác định tội phạm và hình phạt. Mặc dù đƣợc trình bày nhƣ vậy nhƣng Quốc triều hình luật lại là bộ luật tổng hợp, nó điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong hầu hết các lĩnh vực nhƣ: dân sự, kinh tế, hôn nhân và gia đình, hành chính, tố tụng. Nhiều quy định trong Quốc triều hình luật thuần túy là quy phạm pháp luật dân sự nhƣ ở phần “Điền sản mới tăng thêm” và “Châm chƣớc bổ sung về luật hƣơng hỏa”. Các biện pháp chế tài trong Quốc triều hình luật cũng bao gồm không chỉ các hình phạt của luật hình sự mà còn có các biện pháp chế tài khác nhƣ dân sự, hành chính.

Về mặt cơ cấu, với tính cách là một bộ luật tổng hợp, Quốc triều hình luật đã cơ cấu các điều, các chƣơng có sự thống nhất, hài hòa nhất định. Bộ luật có phần đầu (Chƣơng Danh lệ) quy định những nguyên tắc chung, khái niệm chung làm cơ sở cho việc xây dựng và áp dụng những quy định cụ thể tại các chƣơng sau. Các chƣơng tiếp theo đƣợc dành để tập hợp những điều luật về từng lĩnh vực, nhƣ: chƣơng Vệ cấm quy định về việc bảo vệ cung cấm, kinh thành; chƣơng Vi chế quy định về hình phạt cho các hành vi sai trái của quan lại, các tội về chức vụ; chƣơng Quân chính quy định về sự trừng phạt

các hành vi sai trái của tƣớng sĩ, các tội về quân sự; chƣơng Hộ Hôn gồm các điều luật quy định về quản lý dân cƣ và hôn nhân gia đình; chƣơng Điền sản gồm các điều luật về quản lý đất đai, tài sản; chƣơng Thông gian quy định về các tội phạm tình dục; chƣơng Đạo tặc quy định về các tội trộm cƣớp, giết ngƣời và một số tội phản quốc, hại vua; chƣơng Đấu tụng quy định về các tội đánh nhau, vu cáo, lăng mạ; chƣơng Trá ngụy quy định các tội giả mạo, lừa dối; chƣơng Bộ vong quy định về việc bắt tội phạm bỏ trốn; chƣơng Đoán ngục quy định về việc xử án, giam giữ can phạm; Các điều luật còn lại đƣợc đƣa vào phần Tạp Luật. Cách phân loại nhƣ vậy đã phần nào thể hiện tƣ duy khoa học và giúp việc tra cứu đƣợc dễ dàng, thuận lợi, nhanh chóng mặc dù bộ luật có tới 722 điều.

Ngoài ra, trong quá trình phát triển qua các đời vua, bộ Quốc triều hình luật có đƣợc sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội đất nƣớc nhƣng toàn bộ kết cấu, nội dung bộ luật không bị thay đổi. Ví dụ: để bổ sung thêm một số những quy định mới về điền sản, Bộ luật đã đƣa thêm vào một phần riêng thuộc chƣơng 6 với tiêu đề “Điền sản mới tăng thêm”. Chƣơng Điền sản đƣợc ban hành trƣớc vẫn đƣợc giữ nguyên. Hoặc nhƣ để quy định rõ thêm phần hƣơng hỏa thì có phần “bổ sung thêm về luật hƣơng hỏa” và “châm chƣớc bổ sung về luật hƣơng hỏa”. Với việc sửa đổi bộ luật mà không làm thay đổi kết cấu nội dung điều luật là một điểm rất tiến bộ về kỹ thuật lập pháp trong Quốc triều hình luật, nó gần giống với kỹ thuật lập pháp hiện đại ở Phƣơng Tây. Nhìn vào bộ luật có thể thấy đƣợc sự phát triển của cả hệ thống pháp luật.

Một điểm nổi bật trong cách thức thể hiện nội dung bộ luật trong Quốc triều hình luật là các nhà làm luật đã có sự tính toán chu đáo về mô hình điều chỉnh luật đối với vấn đề pháp lý cần xử lý bằng pháp luật.

Trong xây dựng pháp luật, trƣớc hết cần phải có chính sách của nhà nƣớc. Chính sách là nội dung, là “linh hồn” của pháp luật. Chính sách là “ý chí của giai cấp thống trị được đề lên thành luật” nhƣ cách diễn đạt của C.Mác. Tuy nhiên, khi đã có chính sách rồi, vấn đề thiết kế mô hình điều chỉnh luật cũng có ý nghĩa hết sức quan trọng bởi chính mô hình điều chỉnh luật là sự thể hiện của chính sách. Thiết kế mô hình điều chỉnh luật tốt sẽ đƣa đến kết quả cho ra đời những quy định pháp luật tốt và ngƣợc lại. Ví dụ, trong chƣơng Vệ cấm, để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ sự an toàn và quyền lợi về mọi mặt của nhà vua, nhà làm luật trƣớc hết đã liệt kê toàn bộ những hành vi có khả năng, trực tiếp hoặc gián tiếp có thể gây thiệt cho vua; sau đó sắp xếp, bố trí, lồng ghép các hành vi đó vào trong các tình huống điều chỉnh luật khác nhau, từ trèo qua tƣờng của hoàng thành đột nhập vào cung cấm; tự vào nơi sắc thuốc, nấu ăn cho vua(Điều 51); trèo lên vị trí cao để trong vào cung điện của nhà vua (Điều 59); bắn tên, đạn vào nơi vua ở và làm việc cho đến lính túc vệ đứng hầu vua, không phải tình huống bảo vệ vua mà lỡ tay vô ý rút dao ra khỏi bao (Điều 64)…Tƣơng ứng với mỗi tình huống đó, nhà làm luật lại tính toán đến trách nhiệm của tất cả các bên chủ thể và những ngƣời có liên quan, trừng phạt ngƣời có hành vi vi phạm, đồng thời trừng phạt cả nhƣũng ngƣời có trách nhiệm liên quan nhƣ quan chức, quân lính làm nhiệm vụ canh giữ, bảo vệ vua và hoàng thành. Trong quy định về trừng trị, lại phân ra thành các mức độ, thang bậc, tính toán đến yêu cầu phân hoá các đối tƣợng bị trừng trị bằng cách lấy hình phạt của ngƣời chính phạm (ngƣời có hành vi vi phạm chính) làm căn cứ để quy định mức hình phạt của những ngƣời liên quan. Ví dụ Điều 55 quy định: “Những người vào trong cung điện làm việc hết giờ mà không ra khỏi khu vực ngoại điện thì xử tội lưu, ở lại trong cung bị xử tội giảo, ở lại nơi vua nằm xử tội chém. Nếu người không biết mà lầm lỡ, phải

tâu lên vua để định đoạt. Quan chủ ty biết mà để cho ở lại như vậy, tội giảm một bậc, nếu thật không biết, tội giảm hai bậc.”

Ngoài ra các nhà làm luật còn tiên liệu trƣớc những tình huống phát sinh để đặt ra những quy định ngăn chặn và điều chỉnh. Ví dụ, trong Chƣơng Điền sản, ở phần Điền sản mới tăng thêm, quy định về việc chia tài sản sau khi vợ hoặc chồng chết mà không có chúc thƣ, các nhà làm luật đã dự liệu rất nhiều tình huống cụ thể nhƣ: Chồng cùng vợ trƣớc có con, vợ sau không có con hay vợ cùng chồng trƣớc có con, chồng sau không có con, mà chồng chết trƣớc…(Điều 374); Vợ chồng không có con…(Điều 375); Vợ chồng đã có con nếu một ngƣời chết sau đó con lại chết…(Điều 376); Khi chồng chết, con còn nhỏ, mẹ đi cải giá…(Điều 377)

Cách quy định về mô hình điều chỉnh luật đối với vấn đề pháp lý cần xử lý bằng pháp luật thể hiện luật mang tính chi tiết, cụ thể, toàn diện, song không rƣờm rà, vẫn dễ hiểu, dễ áp dụng và không bỏ lọt tội phạm.

2.1.3. Kỹ thuật xây dựng quy phạm pháp luật

Kỹ thuật xây dựng quy phạm pháp luật trong Quốc triều hình luật thể hiện ở cấu trúc quy phạm pháp luật và kỹ thuật thể hiện quy phạm pháp luật.

Trong khoa học pháp lý Việt Nam hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau về cấu trúc của quy phạm pháp luật. Theo quan điểm truyền thống đƣợc đề cập đến trong Giáo trình Lý luận chung về Nhà nƣớc và pháp luật của các cơ sở đào tạo luật học, thì quy phạm pháp luật có thể có ba bộ phận cấu thành là: giả định, quy định và chế tài. Ngoài ra, còn có nhiều quan điểm khác nhau về vấn đề này nhƣ: quy phạm pháp luật có hai bộ phận cấu thành là giả định và chỉ dẫn; quy phạm pháp luật có hai bộ phận cấu thành là quy tắc và bảo đảm; quy phạm pháp luật có ba bộ phận cấu thành là giả định, quy định và bảo đảm.[13, tr.313] Phần lớn các nhà nghiên cứu ủng hộ quan điểm thứ ba.

Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự chung nên thông thƣờng nó phải chứa đựng những nội dung: thứ nhất, dự kiến những điều kiện, hoàn cảnh có thể xảy ra trong cuộc sống mà chủ thể sẽ gặp phải; đồng thời chỉ ra chủ thể là tổ chức, cá nhân nào sẽ ở vào điều kiện, hoàn cảnh đó (giả định); thứ hai, quy định cách xử sự mà Nhà nƣớc cho phép hoặc bắt buộc hoặc cấm tổ chức, cá nhân ở vào điều kiện, hoàn cảnh đó thực hiện (quy định); thứ ba, hình thức khen thƣởng mà tổ chức, cá nhân có thể đƣợc hƣởng nếu thực hiện tốt các quy định của pháp luật hoặc những biện pháp xử phạt mà tổ chức, cá nhân có thể phải gánh chịu nếu không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đủ những cách xử sự mà Nhà nƣớc đƣa ra (biện pháp bảo đảm thực hiện). Biện pháp bảo đảm thực hiện gồm hai hình thức là khuyến khích, khen thƣởng và các biện pháp trừng phạt mà ngƣời ta thƣờng gọi là chế tài.

Trong thời quân chủ, khái niệm quy phạm pháp luật chƣa đƣợc sử dụng nhƣ ngày nay. Tuy nhiên, hầu hết các điều luật trong Quốc triều hình luật đều đã đƣợc tổ chức và thể hiện nhƣ một quy phạm pháp luật hoàn chỉnh, gồm ba phần cơ bản là giả định, quy định và biện pháp bảo đảm thực hiện. Tuy nhiên, do mang tính chất là luật hình nên biện pháp bảo đảm thực hiện trong các quy phạm pháp luật của Quốc triều hình luật chủ yếu là chế tài.

Ví dụ: Điều 89 quy định: “Trước sau ngày hoàng đế lên ngôi một tháng, cấm các nhà ở trong kinh thành cử hành việc tang, người nào phạm phải thì phạt 50 roi, biếm một tư”. Trong đó “trƣớc sau ngày hoàng đế lên ngôi một tháng” là giả định; “cấm các nhà ở trong kinh thành cử hành việc tang” là quy định; “trái luật thì sẽ bị xử phạt 80 trƣợng” là biện pháp bảo đảm thực hiện (chế tài). Hoặc Điều 586: “Trâu của hai nhà đánh nhau, con nào chết thì hai nhà cùng ăn thịt, con nào sống thì hai nhà cùng cày, trái luật thì sẽ bị xử phạt 80 trượng”. Trong đó, “trâu của hai nhà đánh nhau” là giả định;

“con nào chết thì hai nhà cùng ăn thịt, con nào sống thì hai nhà cùng cày” là quy định; “trái luật thì sẽ bị xử phạt 80 trƣợng” là chế tài.

Trong một số quy phạm pháp luật cũng có sử dụng biện pháp bảo đảm là khuyến khích, khen thƣởng. Ví dụ Điều 25: “Những người tố cáo việc mưu phản, mưu đại nghịch cùng tiết lộ những việc lớn của nhà nước, thì được khen thưởng tước 3 tư trở lên…”

Với cách mô tả hành vi vi phạm pháp luật và chế tài đối với chủ thể thực hiện hành vi đó rõ ràng nhƣ vậy ngƣời dân sẽ biết đƣợc hành vi nào là nên làm, hành vi nào nên tránh. Quan xử án cũng biết đƣợc cần phải xử nhƣ thế nào, mức cụ thể ra sao. Đây là khía cạnh mạng tính chất kỹ thuật mà chúng ta ít gặp trong các văn bản quy phạm pháp luật hiện nay. Trong kỹ thuật lập pháp ngày nay, khi xây dựng các quy phạm pháp luật, các nhà làm luật thƣờng chỉ thể hiện hai bộ phận của quy phạm pháp luật trong một điều luật rất ít khi chúng ta gặp đƣợc các điều luật có đầy đủ cả ba bộ phận của một quy phạm pháp luật.

Trong các quy phạm pháp luật của Quốc triều hình luật, phần giả định thƣờng đƣợc thể hiện rất đa dạng, có thể là giả định đơn giản, chẳng hạn:

“Những người hầu cận nói dối là được sai đi dò xét, thì đều bị xử tội đồ hay tội lưu” (Điều 549); cũng có thể là giả định phức tạp, chẳng hạn: “Trói người bỏ vào chỗ hiểm, bóp cổ, bịt miệng mũi người cùng là chẹn cửa đốt nhà để cho người ta chết, đều xử tội giết người” (Điều 422)

Phần quy định trong các quy phạm pháp luật của Quốc triều hình luật cũng đƣợc thể hiện dƣới hình thức cho phép, chẳng hạn: “Đào được của chôn trong đất của người khác thì cho phép được chia với người có đất…” (Điều 606), hoặc dƣới hình thức cấm đoán, chẳng hạn: “Người kinh không được cho người man liêu vay nợ, trái luật thì bị xử biếm hai tư” (Điều 593), hoặc cũng

có thể đƣợc thể hiện dƣới hình thức bắt buộc, chẳng hạn: “Những người túc trực đêm ở cửa hoàng thành sau khi đã khởi canh thấy xa giá ngự trở về (đông cung cũng vậy) đã gần đến nơi,đèn đuốc sáng rực, người tướng giữ cửa khi nhận được chiếu chỉ mới được mở cửa. Nếu xa giá còn ở xa, mới trông thấy nghi trượng đã vội mở cửa thì phải tội biếm, bãi, đồ ”. (Điều 45). Tuy nhiên, nếu nghiên cứu các điều luật trong Quốc triều hình luật, chúng ta đều thấy phần quy định trong các quy phạm pháp luật chủ yếu là quy định dứt khoát, tức là nó chỉ nêu lên một cách xử sự để các chủ thể thực hiện chứ không đƣa ra nhiều cách xử sự khác nhau để các chủ thể lựa chọn. Chỉ có một số rất ít các quy phạm pháp luật có nêu quy định dƣới dạng tuỳ nghi (nêu ra hai hoặc hiều cách xử sự mà các chủ thể đƣợc phép lựa chọn). Ví dụ Điều 390 quy định: “Người làm cha mẹ phải liệu tuổi già mà lập sẵn chúc thư. Người trưởng họ liệu chia nhiều ít cho phải, rồi làm giấy giao lại về phần hương hoả thì theo lệ cũ lấy mật phần hai mươi [trong số điền sản]…Nhưng khi có trường hợp người nhiều mà ruộng ít, thì phần hương hoả và phần các con cháu cho được tuỳ tiện mà chia; miễn là thuận tình cả không có sự tranh giành nhau, thì cho tuỳ nghi.”

Phần chế tài đƣợc quy định dƣới dạng chế tài cố định. Nghĩa là với mỗi một vi phạm cụ thể thì có một hình phạt cụ thể tƣơng ứng, mức độ tăng nặng hay giảm nhẹ cũng đƣợc quy định ngay sau đó một cách cụ thể, rõ ràng. Ví dụ, Điều 475 quy định: “Lăng mạ ông bà, cha mẹ thì xử tội lưu châu ngoài; đánh thì xử lưu đi châu xa; đánh bị thương thì xử tội giảo; vì lầm lỡ mà làm chết thì xử lưu châu ngoài”… nếu con cháu trái phạm lời dạy dỗ mà ông bà, cha mẹ đánh chết, thì xử tội đồ làm khao đinh;…”

Có thể nói đây là sự khác biệt của Quốc triều hình luật với các quy phạm pháp luật hiện hành ở cả các nƣớc phƣơng Đông và phƣơng Tây (chủ

nhất của biện pháp cƣỡng chế, mức áp dụng cụ thể sẽ do cơ quan có thẩm quyền quyết định). Việc quy định chế tài cố định đảm bảo tính chính xác trong việc áp dụng pháp luật của các cơ quan nhà nƣớc, tránh đƣợc sự tùy tiện trong việc áp dụng luật.

Về kỹ thuật thể hiện quy phạm pháp luật trong Quốc triều hình luật thể hiện ở một số nội khía cạnh cơ bản sau:

Thứ nhất, một số quy phạm có cách trình bày tƣơng đối độc đáo, dễ hiểu, bằng cách mô tả lại ngắn gọn lại một tình huống cụ thể. Ví dụ nhƣ Điều 395: “Cha mẹ sinh được hai con trai, người con trai trưởng chỉ sinh con gái, con thứ lại có con trai, thì phần hương hỏa giao cho con trai người con thứ; nhưng con trai người con thứ chỉ sinh cháu gái, thì phần hương hỏa trước kia lại phải giao trả cho con gái người con trưởng”. Thậm chí việc mô tả còn chi tiết, cụ thể hơn bằng việc đƣa ra những giả định thực tế với những tên gọi cụ thể. Chẳng hạn: “Người ông là Phạm Giáp sinh con trai trưởng là Phạm Ất, thứ là Phạm Bính. Ông Tổ Phạm Giáp có ruộng đất hương hỏa 2 mẫu đã giao cho con trưởng là Phạm Ất giữ. Phạm Ất đã đem 2 mẫu ấy nhập vào với ruộng đất của mình mà chia cho các con, chỉ còn 5 sào để cho con trai Phạm Ất giữ làm hương hỏa. Con trai Phạm Ất lại sinh toàn con gái, mà con thứ là Phạm Bính có con trai lại có cháu trai, thì số 5 sào hương hỏa hiện tại, phải

Một phần của tài liệu Kỹ thuật lập pháp trong quốc triều hình luật (Trang 54)