Về cách thức thể hiện nội dung bộ luật

Một phần của tài liệu Kỹ thuật lập pháp trong quốc triều hình luật (Trang 95)

7. Kết cấu của luận văn

2.2.2. Về cách thức thể hiện nội dung bộ luật

Khi sửa đổi luật, không nên ban hành văn bản mới mà nên sửa đổi ngay trong chính bộ luật hiện tại để không làm thay đổi kết cấu, nội dung bộ luật, cũng nhƣ sẽ dễ dàng cho việc nghiên cứu, áp dụng một cách thống nhất. Bên cạnh đó, khi xây dựng luật cần chú ý đến tính toàn diện, hệ thống và lôgic của văn bản luật. Đối với công tác xây dựng luật, cần phải làm rõ và chứng minh đƣợc nhu cầu điều chỉnh pháp luật. Nhu cầu điều chỉnh pháp luật là những đòi

hỏi mang tính khách quan, bức thiết của cuộc sống về sự cần thiết phải ban hành một đạo luật, một văn bản pháp luật nhất định. Trên cơ sở làm rõ nhu cầu điều chỉnh pháp luật, cần xác định các mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ điều chỉnh luật cụ thể. Các mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ điều chỉnh luật cụ thể phải đƣợc xác định một cách toàn diện để không bỏ sót đối tƣợng điều chỉnh cũng nhƣ để đảm bảo tính lôgíc, hệ thống, tính thống nhất chung của hệ thống văn bản pháp luật.

2.2.3. Về kỹ thuật xây dựng quy phạm pháp luật

Thực tế quy phạm pháp luật hiện hành thƣờng không xuất hiện đầy đủ, trực tiếp cả ba bộ phận giả định, quy định và biện pháp bảo đảm thực hiện mà thông thƣờng chỉ có hai bộ phận trong một quy phạm là giả định và quy định hoặc giả định và biện pháp bảo đảm thực hiện (chế tài), thậm chí có quy phạm chỉ trình bày bộ phận quy định nhƣ: “cấm cƣỡng ép kết hôn, tảo hôn”; “cấm hành hạ, ngƣợc đãi ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu”.

Ví dụ nhƣ Điều 60 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000: “Khi ly hôn, nếu một bên túng thiếu có yêu cầu cấp dƣỡng mà có lý do chính đáng, thì bên kia có nghĩa vụ cấp dƣỡng theo khả năng cấp dƣỡng”. Ở ví dụ này chỉ xuất hiện trực tiếp hai bộ phận là giả định và quy định. Với quy định này, nhiều ngƣời dân do không có điều kiện tiếp cận một cách cơ bản về luật học sẽ rất dễ nhầm tƣởng rằng nhƣ vậy luật chỉ mang tính chất khuyên răn, không cấp dƣỡng cũng không sao. Họ không hề biết rằng đây là hình thức gửi chế tài, chế tài đã đƣợc gửi ở cuối văn bản ở chƣơng xử lý vi phạm, hoặc đƣợc dẫn chiếu đến văn bản pháp luật khác có liên quan.

Hay nhƣ ví dụ Điều 152 Bộ luật Hình sự năm 1999 (sửa đổi bổ sung năm 2009) quy định: “Ngƣời nào có nghĩa vụ cấp dƣỡng và có khả năng thực tế để thực hiện việc cấp dƣỡng đối với ngƣời mà mình có nghĩa vụ cấp dƣỡng

theo quy định của pháp luật mà cố ý từ chối hoặc trốn tránh nhiệm vụ cấp dƣỡng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử lý hành chính thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm”. Trong ví dụ này, bộ phận quy định bị ẩn đi, ngƣời ta gọi đó là quy định ẩn. Ngoài ra phần chế tài trong quy định này (thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm) là chế tài rộng, không phải là chế tài cố định nhƣ Quốc triều hình luật. Với chế tài này rất khó tránh đƣợc tình trạng tùy tiện, “xử kiểu gì cũng đƣợc”.

Pháp luật đƣợc bảo đảm thực hiện ngày nay một phần quan trọng là ở ngƣời dân, nên luật phải đƣợc xây dựng một cách rõ ràng, đầy đủ và cụ thể tất cả các bộ phận (giả định, quy định, chế tài) của quy phạm pháp luật. Phải chú ý đến văn phong, cách diễn đạt của văn bản luật. Ngôn ngữ luật vừa phải chính xác, đảm bảo tính khoa học, vừa phải trong sáng, rõ ràng, đại chúng, dễ hiểu để thực hiện đối với mọi ngƣời dân; tránh dùng những thuật ngữ quá trìu tƣợng, từ có nhiều nghĩa trong luật. Thuật ngữ sử dụng trong văn bản luật quá trìu tƣợng sẽ dẫn đến không rõ nghĩa, từ đó dẫn đến việc phải ban hành một văn bản luật khác giải thích cho văn bản luật đã ban hành. Các quy phạm định nghĩa trong văn bản luật cần chính xác về nội dung chuyên môn, rõ ràng về ý nghĩa ngôn ngữ học, phù hợp với các quy tắc ngữ pháp trong tiếng Việt. Việc tiếp nhận pháp luật nƣớc ngoài cũng nhƣ quốc tế cần chuyển ngữ phù hợp với cách diễn đạt, tƣ duy, suy nghĩ của ngƣời Việt Nam, tránh tình trạng “dịch luật” trong các văn bản luật. Có nhƣ thế mới tạo điều kiện để toàn thể mọi tầng lớp nhân dân hiểu luật, sống và làm việc theo pháp luật. Đúng nhƣ theo quan điểm của Hàn Phi Tử: “Cái gì mà kẻ sĩ có óc tinh tế mới biết được thì không nên ban làm lệnh, vì dân không phải người nào cũng có óc tinh tế cả. Cái gì mà bậc hiền mới làm được, thì không nên dùng làm phép tắc vì không phải người dân nào cũng hiền cả”[18, tr. 145].

Việc xây dựng chế tài cố định trong Quốc triều hình luật ở một chừng mực nhất định rất thuận lợi cho việc áp dụng và có ƣu điểm là tránh đƣợc sự tùy tiện trong việc áp dụng. Xây dựng các chế tài trong các văn bản quy phạm pháp luật, nhà làm luật cần phải cố gắng xây dựng các chế tài cố định hoặc khi xây dựng các chế tài không cố định thì không nên quy định khoảng cách giữa mức thấp nhất và mức cao nhất của chế tài quá rộng để đảm bảo việc áp dụng pháp luật đƣợc thuận lợi và chính xác, tránh đƣợc sự tùy tiện khi áp dụng pháp luật.

Cũng nên nghiên cứu và học tập các mô tả tình huống, rồi mở rộng, lƣờng tính tất cả các vấn đề phát sinh trong Quốc triều hình luật. Nhà làm luật cần suy nghĩ về các vấn đề phát sinh trong cuộc sống, dự đoán, lƣờng tính các vấn đề phát sinh, chứ không phải là đi sửa chữa về mặt câu chữ theo kiểu “làm văn tập thể” nhƣ một đại biểu Quốc hội đã nói trƣớc Quốc hội.

Lý giải về vấn đề phƣơng thức diễn đạt “gửi chế tài” hay “quy định ẩn” của pháp luật hiện hành, có quan điểm cho rằng làm nhƣ thế là vì “muốn tránh việc lặp lại không cần thiết”. Nếu nhƣ theo cách lý giải trên thì tại sao Luật tổ chức Quốc hội năm 2001 hay Luật tổ chức Chính Phủ năm 2001 có quy định lặp lại toàn bộ hay một phần chƣơng VI và chƣơng VIII của Hiến pháp 1992 (sửa đổi). Cụ thể nhƣ Điều 1 của Luật tổ chức Quốc hội năm 2001 giống với Điều 83 của Hiến pháp nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 (sửa đổi); cũng nhƣ thế, Điều 2 giống với Điều 84, Điều 6 giống với Điều 90, Điều 7 giống với Điều 91, Điều 43 là sự ghép lại của Điều 97 và một ý nhỏ thêm vào…Tƣơng tự, Điều 1 của Luật tổ chức Chính Phủ giống với Điều 109 của Hiến pháp 1992; Điều 2 giống Điều 110… Và ngay cả Hiến pháp mới sửa đổi năm 2013 những nội dung trùng lặp này vẫn còn tồn tại. Đó không phải là lời giải thích thuyết phục. Để tránh việc “lồng ghép” lợi ích của các ngành các

sao chúng ta không nghĩ đến một cơ chế hiệu quả hơn thay thế cách làm lâu nay là ngay trong một văn bản luật ta chia làm hai phần: Phần chung và Phần riêng, trong đó Phần chung chỉ nêu lên những nguyên tắc chung, còn Phần riêng nêu tất cả các tình huống, các vấn đề phát sinh một cách cụ thể, chi tiết?

Luật của chúng ta hiện nay chủ yếu vẫn là luật khung chứ không phải luật chi tiết. Có ý kiến cho rằng, để tạo sự linh hoạt cho việc áp dụng luật thì luật chỉ là luật khung. Để thực hiện đƣợc luật khung, đòi hỏi phải có các văn bản dƣới luật hƣớng dẫn thi hành luật. Trong các đạo luật, bộ luật hiện nay, thƣờng có các điều luật giao cho Chính phủ, Thủ tƣớng Chính phủ hoặc các bộ, Bộ trƣởng hƣớng dẫn thi hành luật. Tình trạng này, trong thực tiễn đã dẫn đến các hậu quả:

- Thứ nhất, làm cho nền pháp luật ngày càng trở nên quá rƣờm rà. Một đạo luật có thể có đến hàng chục, thậm chí hàng trăm văn bản hƣớng dẫn thi hành. Cụ thể, chỉ tính riêng trong năm 2014 đã có tới 29 luật, 1 nghị quyết của Quốc Hội đƣợc ban hành (sửa đổi); 1 pháp lệnh; 123 nghị định của Chính Phủ; 576 thông tƣ và thông tƣ liên tịch của Bộ Trƣởng, Thủ trƣởng cơ quan ngang Bộ; 75 quyết định của Thủ tƣớng Chính Phủ... Ngoài ra còn rất nhiều văn bản của Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các văn bản của cơ quan nhà nƣớc ở địa phƣơng hƣớng dẫn thi hành. Do có quá nhiều văn bản hƣớng dẫn thi hành, nên không tránh khỏi tình trạng để xảy ra chồng chéo, mâu thuẫn, thiếu thống nhất trong pháp luật, nội dung và tinh thần của luật bị biến dạng, biến tƣớng hoặc không thân thiện với đối tƣợng đƣợc điều chỉnh, tạo tiền lệ dễ cho việc quản lý, nhƣng lại khó cho ngƣời dân khi thực hiện.

- Thứ hai, luật đã đƣợc ban hành nhƣng không đƣợc thực thi vì chƣa có văn bản hƣớng dẫn của các bộ, ngành. Điều đó nảy sinh cách hiểu những văn bản hƣớng dẫn thi hành luật hóa ra “quan trọng hơn cả luật”. [51] Nhƣ vậy

trật tự, nguyên tắc và giá trị vốn có của hệ thống pháp luật sẽ bị đảo lộn, tạo điều kiện nảy sinh sự tùy tiện trong giải thích và thực thi luật pháp của các cơ quan hành chính nhà nƣớc có thẩm quyền. Các cơ quan hành pháp vô tình đã vô hiệu hoá pháp luật và chức năng lập pháp của cơ quan quyền lực. Bên cạnh đó còn tạo ra tình trạng thiên vị, thiếu khách quan, lạm dụng quyền lực trong thực thi pháp luật khi cơ quan hành pháp đƣợc giao nhiệm vụ lập pháp.

Thực trạng “Luật chờ Nghị định, Nghị định chờ Thông tƣ” hiện nay đã quá phổ biến, làm nảy sinh hiện tƣợng nhiều vấn đề cụ thể, thậm chí cả vấn đề khó thì dành cho văn bản hƣớng dẫn thi hành, khó nữa lại đẩy cho cấp thấp hơn. Những ngƣời cần đến luật cứ phải ngóng cổ chờ dài và vô tình tiếp tay cho lối tƣ duy cục bộ chỉ vì lợi ích của bộ, ngành, địa phƣơng, dễ cho nhà nƣớc mà khó cho dân. Muốn hạn chế việc ban hành văn bản hƣớng dẫn thi hành, theo quan điểm của chúng tôi, Quốc Hội cần ban hành nhiều đạo luật nhỏ, cụ thể, chi tiết và có thể thi hành đƣợc ngay sau khi có hiệu lực. Nếu không có ủy quyền của Quốc hội ngay trong chính văn bản Luật thì trong từng đạo luật, Quốc hội sẽ quyết định nội dung, phạm vi ủy quyền cho Chính phủ, một Bộ hoặc chính quyền địa phƣơng ban hành văn bản hƣớng dẫn. Quy định nhƣ vậy sẽ minh thị rõ Chính phủ, một Bộ ngành hoặc chính quyền địa phƣơng không đƣơng nhiên có quyền hƣớng dẫn, mà quyền đó có đƣợc trên cơ sở trao quyền của Quốc hội, và chỉ có Quốc hội mới có quyền lập pháp nguyên thủy. Nhƣ vậy sẽ hạn chế đƣợc tình trạng có quá nhiều văn bản hƣớng dẫn thi hành nhƣ hiện nay, hạn chế tình trạng phân tán, chồng chéo, trùng lặp và mâu thuẫn, không rõ ràng giữa các văn bản hƣớng dẫn liên quan đến một vấn đề.

KẾT LUẬN

Quốc triều hình luật có tên gọi là Hình luật bởi vì các chế tài của nó đều mang tính chất chế tài hình sự. Nhƣng đối tƣợng điều chỉnh của Bộ luật lại bao gồm nhiều loại và phạm vi điều chỉnh thuộc nhiều ngành luật. Đối tƣợng điều chỉnh của bộ luật bao gồm mọi quan lại, mọi công dân. Phạm vi điều chỉnh bao gồm các quan hệ thuộc nhiều ngành luật: hình sự, dân sự, hôn nhân gia đình, đất đai, hành chính, quốc phòng, tố tụng hình sự. Quốc triều hình luật là bộ Tổng luật. Với 722 điều luật mà mọi quan lại trong bộ máy chính quyền, bao gồm quan lại thuộc ngạch Thừa ty (tức quan lại thuộc ngạch hành chính), quan lại thuộc ngạch Hiến ty (tức quan lại thuộc ngạch điều tra, xét xử), quan lại thuộc ngạch Đô ty (tức quan lại thuộc ngạch võ giai – quân đội), đều có thể dùng làm khuôn mẫu, mực thƣớc cho việc thực hành chức trách nhiệm vụ đƣợc nhà vua giao. Mọi công dân dù hoạt động trong bất cứ lĩnh vực nào, hoàn cảnh nào cũng đều tìm thấy ở bộ luật những điều tƣơng ứng để tự điều chỉnh các hành vi xử sự của họ cho đúng với pháp luật.

Lịch sử là một dòng chảy không ngừng. Đƣơng thời để lại cho hậu thế, hậu thế thừa hƣởng di sản của quá khứ và phát triển lên những đỉnh cao mới để truyền lại cho các đời sau. Cách làm luật của Quốc triều hình luật đã tuân thủ quy luật này. Những ngƣời làm luật Quốc triều hình luật đã biết tìm về cuội nguồn, biết chọn lọc những cái hay, cái hợp lý của quá khứ để xây dựng nên bộ luật nổi tiếng để truyền lại cho đời sau.

Vào thế kỷ XV, khoa học làm luật chƣa phát triển nhƣ ngày nay. Song khi nghiên cứu Quốc triều hình luật chúng ta thấy, các nhà làm luật triều Hậu Lê và vua Lê Thánh Tông đã thực sự xây dựng đƣợc một trình độ kĩ thuật tiến bộ vƣợt xa so với thời đại. Quốc triều hình luật đã thể hiện tính nhất quán (từ nguyên tắc đến các quy định cụ thể đảm bảo tính logic, đi từ cái chung đến cái

riêng), tính phản ánh (nội dung của luật phản ánh đầy đủ, sinh động đặc trƣng văn hóa dân tộc), tính mở và tính sáng tạo (vừa có sự tiếp thu pháp luật nƣớc ngoài, vừa có sự sáng tạo riêng, độc đáo, nhiều quy định không tìm thấy trong

Luật Trung Hoa). Có thể nói, “Quốc triều hình luật” là “văn bản quy phạm

pháp luật chứa đựng những giá trị rất quý báu về tƣ tƣởng và kĩ thuật lập pháp”. [34, tr.134] . Nghiên cứu về Quốc triều hình luật, chúng ta có quyền tự hào về một di sản pháp luật mà những thế hệ trƣớc đây đã dành nhiều công sức và trí tuệ để xây dựng, ban hành. Những giá trị tích cực và tốt đẹp đã, đang và sẽ tiếp tục đƣợc tham khảo và phát huy trong công cuộc xây dựng nhà nƣớc pháp quyền, xây dựng một xã hội dân chủ và phát triển tiến bộ.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ luật Dân sự (2006), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 2. Bộ luật Hình sự (2009), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

3. Bộ luật Tố tụng hình sự (2005), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 4. Binh thư yếu lược (1970),Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

5. Lê Cảm (1999), “Luật Hình sự Việt Nam thế kỷ XV đến cuối thế kỷ XVIII”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, (8), tr. 5-7.

6. Phan Huy Chú (1992), Lịch triều hiến chương loại chí - Hình luật chí, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

7. Phạm Điển (2001), “Mấy suy nghĩ về tính thực tế của tƣ pháp dân sự qua nhìn nhận từ pháp luật Việt Nam thời kỳ phong kiến”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, (2), tr. 40-45.

8. Bùi Xuân Đính (2008), “Giá trị lịch sử và tính đƣơng đại của một bộ luật: Kỷ niệm 425 năm ra đời bộ Quốc triều hình luật”, Tạp chí Khoa học xã hội, (4), tr. 62-65.

9. Bùi Xuân Đính (2005), Nhà nước và pháp luật thời phong kiến Việt Nam - Những suy ngẫm, Nxb Tƣ Pháp, Hà Nội.

10. Bùi Xuân Đính (1997), “Vua Lê Thánh Tông và pháp luật”, Lê Thánh Tông con người và sự nghiệp, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội, tr. 107-118. 11. Đỗ Đức Hồng Hà (2005), “Một số giá trị về nội dung của Bộ luật Hồng Đức”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, (6), tr. 25-32.

12. Đỗ Ngọc Hải (2007), “Những tƣ tƣởng trong Bộ luật Hồng đức sống mãi với thời gian”,Tạp chí Dân chủ và pháp luật, (5), tr.43-46.

13. Nguyễn Ngọc Hoà (2005), “Khái niệm tội phạm – so sánh giữa Bộ luật

Một phần của tài liệu Kỹ thuật lập pháp trong quốc triều hình luật (Trang 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)