7. Kết cấu của luận văn
1.3.2. Quốc triều hình luật kế thừa thành tựu lập pháp của các triều
đại Lý – Trần
Các tài liệu của sử học và khảo cổ học đã khẳng định rằng, trong thời đại Lý – Trần ở nƣớc ta đã từng tồn tại những bộ luật thành văn, trong đó tiêu biểu có Hình thư đời Lý và Hình thư đời Trần. Mặc dù hai bộ Hình thư này đã thất truyền, nhƣng chúng ta vẫn có thể tìm hiểu nội dung của pháp luật triều Lý – Trần thông qua các chiếu lệnh và thực tiễn áp dụng pháp luật đƣợc ghi chép lại trong chính sử (đặc biệt là trong Đại Việt sử ký toàn thư và Lịch triều hiến chương loại chí). So sánh Quốc triều hình luật với hệ thống pháp luật thời Lý – Trần chúng ta có thể thấy bộ luật này đã trực tiếp kế thừa, phát triển và hoàn thiện nhiều thành tựu lập pháp thời Lý – Trần, đặc biệt là trong lĩnh vực hình sự. Chẳng hạn nhƣ những quy định về hình phạt, thời Lý – Trần đã tồn tại hình phạt ngũ hình là: xuy, trƣợng, đồ, lƣu, tử. Điều 1 Quốc triều hình luật tiếp tục công nhận các loại hình phạt này nhƣng bổ sung thêm một số chi tiết cụ thể trong hình phạt đồ và lƣu (hình phạt đồ thì bổ sung thêm mức phạt tƣợng phƣờng binh và quy định cụ thể các hình thức phạt phụ kèm theo nhƣ phạt trƣợng và thích chữ vào mặt – điều đáng lƣu ý là các mức phạt này đều
đƣợc quy định giảm nhẹ hơn so với thời Lý – Trần; còn đối với hình phạt lƣu thì Quốc triều hình luật có cụ thể hóa thành ba mức độ - bậc lƣu khác nhau, tùy theo tội để tăng giảm). Bên cạnh đó, các hình phạt khác nhƣ thích chữ vào mặt, phạt tiền, xung vợ con ngƣời phạm tội làm nô tỳ, bãi chức, tịch thu tài sản đƣợc quy định và áp dụng từ thời Lý – Trần cũng đƣợc ghi nhận trong Quốc triều hình luật và đƣợc bổ sung, sửa đổi cho hoàn thiện hơn. Ví dụ, trên cơ sở tiếp thu những quy định từ thời Lý – Trần về hình phạt thích chữ vào mặt với số chữ là 20, 30 , 50 chữ, Điều 9 Quốc triều hình luật đã quy định cụ thể hình phạt thích chữ có 5 bậc là 2, 4, 6, 8, 10 chữ và là hình phạt bổ sung cho tội đồ, lƣu.
Ngoài ra, một số nguyên tắc chung đƣợc quy định trong các đạo chiếu của pháp luật Lý – Trần nhƣ nguyên tắc chuộc tội bằng tiền (Chiếu năm 1042), nguyên tắc truy cứu trách nhiệm hình sự liên đới (chiếu 1123), nguyên tắc thân thuộc trong gia quyến đƣợc che giấu tội cho nhau (Chiếu năm 1315) cũng đƣợc ghi nhận lại trong Quốc triều hình luật với những quy định cụ thể, chặt chẽ hơn. Trong quy định nhà Lý quy định: “Ngƣời từ 70 tuổi trở lên, 80 tuổi trở xuống, từ 10 tuổi trở lên, 15 tuổi trở xuống và những ngƣời ốm yếu cho đến các thân thuộc nhà vua từ hạng đại công trở lên phạm tội thì cho chuộc (bằng tiền) nếu phạm tội thập ác thì không đƣợc theo lệ này” [21, tr. 99]. Trong Quốc triều hình luật, các Điều 6, 14, 16 quy định cụ thể loại tội đồ và diện đƣợc chuộc tội bằng tiền (nhƣ: Họ Hoàng Hậu; quan viên quân dân do sơ suất phạm tội từ tội lƣu trở xuống; những ngƣời từ 70 tuổi trở lên, 15 tuổi trở xuống, những ngƣời bị phế tật phạm từ tội lƣu trở xuống thì đều cho chuộc tội bằng tiền). Các điều 21, 22, 24 quy định cụ thể số tiền chuộc của từng loại tội khác nhau. Chẳng hạn, tiền chuộc bị xử đánh trƣợng - Mỗi trƣợng, quan tam phẩm chuộc 5 tiền; tứ phẩm 4 tiền, ngũ phẩm, lục phẩm 3 tiền…(Điều 21); tiền chuộc tội biếm, mỗi hạng, quan nhất phẩm chuộc 100 quan, nhị
phẩm 75 quan, tam phẩm 50 quan…(Điều 22); tiền chuộc bị thích chữ vào mặt, vào cổ, mỗi chữ, tam phẩm chuộc 2 quan, tứ phẩm 1 quan 5 tiền, ngũ phẩm 1 quan…(Điều 24). Trong luật nhà Lý, nhà Trần, nguyên tắc truy cứu trách nhiệm hình sự liên đới đƣợc quy định căn cứ vào mối quan hệ gia đình và quan hệ láng giềng. Trong Quốc triều hình luật, việc truy cứu trách nhiệm hình sự liên đới ngoài quan hệ gia đình còn căn cứ vào quan hệ đồng cƣ (Điều 424), vào trách nhiệm công vụ của quan lại (Điều 153, 154, 155…). Luật nhà Trần quy định chỉ vợ chồng, cha con mới đƣợc che giấu tội cho nhau (chiếu năm 1315), Quốc triều hình luật đã mở rộng diện đƣợc che giấu tội cho nhau đến ngƣời thân thuộc phải để tang 9 tháng trở lên, anh em chồng, anh em vợ, cháu, ông bà và các bác chú thím, cô ruột chồng (chƣa xuất giá) đồng thời cũng quy định cụ thể các tội mà ngƣời thân thuộc có nghĩa vụ phải tố cáo nhau (Điều 504).
Hầu hết những điều khoản tiếp thu từ luật nhà Lý, Trần đều là những điều khoản chỉ có trong bộ luật nhà Lê mà không có trong luật nhà Đƣờng, nhà Minh. Điều đó đã nói lên sự độc lập, sáng tạo và tính thực tiễn trong hoạt động xây dựng pháp luật của các triều đại Lý - Trần, Hậu Lê. Nhƣ vậy, sự kế thừa thành tựu lập pháp của các triều đại Lý - Trần là một trong những yếu tố làm nên điểm đặc sắc và tiến bộ của Quốc triều hình luật.