7. Kết cấu của luận văn
1.3.3. Quốc triều hình luật tiếp thu có chọn lọc pháp luật phong kiến
Trung Quốc
Trung Hoa là một trong những cái nôi của nền văn minh nhân loại. Pháp luật của các triều đại phong kiến Trung Quốc có nhiều ảnh hƣởng đến nền pháp luật của các triều đại phong kiến các nƣớc phƣơng Đông. Trong quá trình xây dựng Quốc triều hình luật, các nhà làm luật có tham khảo pháp luật phong kiến Trung Quốc (chủ yếu là pháp luật của nhà Đƣờng và nhà Minh).
Tuy vậy, Quốc triều hình luật có những điểm không giống với các bộ luật của nhà nƣớc phong kiến Trung Quốc cả về nội dung lẫn bố cục. Về bố cục, bộ luật nhà Đƣờng có 502 điều chia thành 12 chƣơng. Quốc triều hình luật có 722 điều chia thành 13 chƣơng. Các chƣơng trong hai bộ luật này nhƣ sau:
Luật nhà Đường Quốc triều hình luật
1. Danh lệ 1. Danh lệ 2. Cấm vận 2. Vệ cấm 3. Quy chế hành chính 3. Vi chế 4. Hộ hôn 4. Quân chính 5. Khai khố 5. Hộ hôn 6. Thiện hƣng 6. Điền sản
7. Đạo tặc 7. Thông gian
8. Đấu tụng 8. Đạo tặc 9. Trá ngụy 9. Đấu tụng 10. Tạp luật 10. Trá ngụy 11. Bộ vong 11. Tạp luật 12. Đoán ngục 12. Bộ vong 13. Đoán ngục
Nhƣ vậy, hầu hết các chƣơng trong Quốc triều hình luật đều giống trong luật nhà Đƣờng. Tuy nhiên, có 4 chƣơng trong Quốc triều hình luật (chƣơng 3, 4, 6, 7) không giống với luật nhà Đƣờng. Đặc biệt các chƣơng quy định về vấn đề ruộng đất cũng nhƣ các nhóm tội tình dục đƣợc quy định riêng biệt và cụ thể hơn luật nhà Đƣờng. Chính sự có mặt của 4 chƣơng có riêng
trong Quốc triều hình luật đã nói lên sự độc lập tƣơng đối của các nhà làm luật triều Lê trong quá trình xây dựng bộ luật.
Về nội dung, Quốc triều hình luật có những điều luật tham khảo, mô phỏng luật nhà Đƣờng và một phần luật nhà Minh. Ví dụ, trong lĩnh vực hình sự nhiều chế định đƣợc vay mƣợn từ luật nhà Đƣờng nhƣ: chế định ngũ hình, bát nghị, thập ác tội…Các nguyên tắc nhƣ: chuộc tội bằng tiền, nguyên tắc chiếu cố, nguyên tắc tha miễn trách nhiệm hình sự khi phạm tội tự thú, nguyên tắc thân thuộc đƣợc che giấu tội cho nhau…đều đƣợc vay mƣợn từ nhà Đƣờng, nhà Minh. Ngoài ra, trong tất cả các lĩnh vực khác, Quốc triều hình luật cũng ít nhiều vay vƣợn từ luật nhà Đƣờng, nhà Minh. Nhƣng nhà Lê không hoàn toàn sao chép luật Đƣờng, Minh mà ngay cả những điều luật mô phỏng này cũng có vận dụng phù hợp với truyền thống Việt Nam. Ví dụ nhƣ theo luật nhà Lê, con cái đƣợc phép ra ở riêng khi cha mẹ đang còn sống, còn theo pháp luật nhà Đƣờng (Trung Quốc) thì việc con cái ra ở riêng khi cha mẹ còn sống bị coi là tội “bất hiếu” thuộc loại tội “thập ác”. Hoặc, cũng quy định các trƣờng hợp buộc chồng phải bỏ vợ dựa trên các lý do “thất xuất” xong nhà lập pháp triều Lê “đã giản dị hoá pháp luật Trung Hoa bằng cách đồng hoá các trường hợp thất xuất cổ điển với các trường hợp nghĩa tuyệt. Quy định như vậy đã thu hẹp lại nhiều những trường hợp bỏ vợ có tính cách bắt buộc và đó cũng là một biện pháp để bảo vệ quyền lợi cho người vợ” [26, tr. 139].
Đặc biệt, Quốc triều hình luật “có rất nhiều điều tân kỳ, không hề đƣợc ban hành bao giờ ở Trung Hoa”. [25, tr.204] Những điều luật ấy rải rác khắp trong bộ luật, nhất là trong hai chƣơng Hộ hôn và Điền sản. Theo quan điểm của các nhà làm luật Phƣơng Đông các điều thuộc về dân luật thƣờng không đƣợc quy định. Chính vì vậy trong luật nhà Đƣờng, nhà Minh không nói rõ về cách thức các văn tự, chứng thƣ, chúc thƣ cũng nhƣ không quy định về chế độ tài sản vợ chồng lúc còn sống hay khi mất, các vấn đề cụ thể về thừa kế…Những điều
này lại đƣợc quy định rất rõ trong Quốc triều hình luật. Cụ thể Điều 366 đã quy định rõ ràng cách thức làm chúc thƣ hay các chứng thƣ khác “phải nhờ trƣởng quan trong làng viết thay và chứng kiến” [55, tr.143]. Đặc biệt, chế độ tài sản vợ chồng, vấn đề chia thừa kế cũng đƣợc quy định một cách cụ thể từng trƣờng hợp (từ Điều 374 đến Điều 376). Các điều thuộc về hƣơng hỏa đã đề cập đến một chế độ hoàn toàn Việt Nam, không hề thấy trong luật Trung Hoa (các Điều 388 đến Điều 400).
Giáo sƣ luật học ngƣời Hàn Quốc Insun Yu trong cuốn “Luật và xã hội Việt Nam thế kỷ XVII-XVIII” đã nghiên cứu, so sánh, đối chiếu rất kỹ Quốc triều hình luật với các bộ luật Đƣờng, Minh và lập ra một bảng thống kê tỉ mỉ nhƣ sau [14, tr. 80] :
Chƣơng
Tổng số điều khoản
Số điều khoản độc nhất
Insun Yu Deloustal Nguyễn Ngọc Huy
1 49 22 22 22 2 47 30 22 22 3 144 (143) 109 110 105 4 43 26 32 29 5 58 35 37 35 6 32 24 24 27 7 14 12 12 14 8 13 13 13 13 9 10 4 6 5 10 54 22 25 25
11 50 12 12 13 12 38 12 13 11 13 92 44 50 45 14 13 2 2 2 15 65 40 42 36 Cộng 722 (721) 407 434 404
Qua bảng thống kê trên có thể thấy có trên 50% điều luật trong pháp luật nhà Lê không có trong pháp luật Trung Quốc. Điều này cho thấy pháp luật nhà Lê đã tiếp thu có chọn lọc pháp luật Trung Quốc phù hợp với đặc điểm xã hội, tình hình kinh tế đất nƣớc và vẫn mang đậm tính chất của nền văn hóa pháp lý Việt Nam.
Nhƣ vậy, Quốc triều hình luật là một thành tựu lập pháp đặc biệt, khẳng định đƣợc giá trị và vị thế riêng có trong lịch sử lập pháp thời kỳ phong kiến không chỉ của Việt Nam mà còn có giá trị toàn nhân loại [14, tr. 254]. Đây là bộ luật chứa đựng nhiều giá trị, thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau, trong đó, quan trọng hơn cả là bộ luật đã khẳng định đƣợc bản sắc và ý thức tự tôn dân tộc và tính độc lập của một quốc gia có chủ quyền. Dƣới góc độ khoa học pháp lý, Quốc triều hình luật là một công trình pháp điển hóa tiêu biểu trong lịch sử lập pháp Việt Nam thời kỳ phong kiến và có thể coi là một hình mẫu sống động, cụ thể, gần gũi đối với công cuộc pháp điển hóa pháp luật của chúng ta hiện nay.