7. Kết cấu của luận văn
1.3.5. Quốc triều hình luật có tính ổn định lâu dài trong quá trình điều
điều chỉnh trên thực tế
Sau khi vua Lê Thánh Tông mất (1497), Quốc triều hình luật vẫn đƣợc giữ hầu nhƣ nguyên vẹn và phát huy đƣợc tác dụng mạnh mẽ của nó. Quốc triều hình luật đƣợc áp dụng trong suốt 360 năm tồn tại của các triều đại nhà Lê. Dƣới triều đại nhà Nguyễn, sau khi bộ Hoàng Việt luật lệ, còn gọi là Bộ luật Gia Long ban hành vào năm 1812, nhiều chế định của Quốc triều hình luật vẫn còn giá trị áp dụng. Thậm trí dƣới thời Pháp thuộc, trong một số trƣờng hợp cụ thể, có những quan toà khôn ngoan ngƣời Pháp đã vận dụng Quốc triều hình luật để xem xét những vụ việc mà pháp luật triều Nguyễn, pháp luật chính quyền thực dân Pháp chƣa có quy định. Đến nay, sau hơn 500 năm, nhiều dấu ấn của Quốc triều hình luật nhƣ những quy định về chính sách hình sự, về hôn nhân, gia đình, về thừa kế…vẫn còn tìm thấy trong pháp luật hiện nay. Những phong tục về cƣới hỏi, về tang ma, về thừa kế…vẫn còn lƣu lại trong các phong tục, trong các quy tắc xử sự của ngƣời đƣơng thời. Có những quan điểm về xây dựng, thi hành pháp luật của Lê Thánh Tông vẫn còn có giá trị thời sự nóng hổi đối với việc xây dựng, hoàn thiện và nâng cao hiệu lực thi hành của nền pháp luật quốc gia hiện nay. Sức sống của Bộ luật Hồng Đức là sôi động, bền bỉ và tồn tại trên 500 năm. Bộ luật Dân sự của nƣớc Cộng hòa Pháp, còn đƣợc gọi là Bộ luật Napoléon, do Hoàng đế Napoléon Bonaparte ban hành năm 1804 cũng là bộ luật có sức sống lâu dài. Tuổi thọ của Bộ luật Napoléon tính đến nay tuy đã đƣợc trên 200 năm, nhƣng vẫn còn ít hơn so với Bộ luật Hồng Đức.