7. Kết cấu của luận văn
2.1.4. Kỹ thuật lập pháp trong một số lĩnh vực cụ thể
a. Trong lĩnh vực hình sự
Xét ở mặt kỹ thuật lập pháp hình sự, tuy đƣợc ban hành cách đây khoảng hơn 500 năm nhƣng Quốc triều hình luật đã mang nhiều đặc điểm của Bộ luật Hình sự hiện đại. Về cấu trúc, bộ luật cũng bao gồm hai phần: phần chung và phần các tội phạm. Các quy định trong chƣơng Danh lệ có thể coi là
các quy định của phần chung. Đó là các quy định mang tính chất chung thể hiện những nguyên tắc nhất định và đã đƣợc cụ thể hoá trong các quy định về tội phạm cụ thể trong các chƣơng tiếp theo.
Phần chung của bộ luật thể hiện các nguyên tắc sau:
* Nguyên tắc “vô luật bất hình” – không có luật thì không có tội
Một trong những nguyên tắc cơ bản của pháp luật hình sự hiện đại là một hành vi chỉ bị coi là một tội phạm khi nào hành vi đó đã đƣợc một đạo luật quy định là tội phạm, không có một hình phạt nào lại không do luật quy định. Nguyên tắc này cũng đƣợc dự liệu trong Quốc triều hình luật tại các Điều 683, Điều 685, Điều 708, Điều 722. Điều 683 quy định: “Các quan xử án, trong các bản án, chỗ luận tội phải dẫn đủ chính văn và cách thức của luật lệnh; làm trái thì xử phạt. Tự ý mình xét xử thì bị biếm một tư. Nếu có thêm bớt thì xử theo luận thêm bớt tội”. Điều luật này ghi nhận một luận điểm quan trọng rằng không một ngƣời nào có thể bị coi là ngƣời phạm tội khi hành vi do họ thực hiện không đƣợc quy định là tội phạm. Chỉ có luật mới quy định về tội phạm và hình phạt; thẩm phán không thể tự ý đặt thêm luật để định tội, cũng không thể tự ý thay đổi hình phạt trong luật. Điều 722 quy định: “Hình quan định tội danh chiểu trong luật đã có chính điều, lại tự ý thêm bớt bậy, hay viện dẫn điều khác, để tuỳ ý xử nặng nhẹ thì bị xử nặng hơn tội thêm bớt tội cho người một bậc”. Ngay cả chế sắc của vua luận tội cụ thể cũng không đƣợc lạm dụng, lấy làm cơ sở pháp lý để xử tội khác. Điều 685 quy định:
“Những chế sắc của vua luận tội gì, chỉ là xét xử nhất thời chứ không phải là sắc lệnh vĩnh viễn thì không được viện dẫn sắc lệnh ấy mà xét xử việc sau. Nếu ai viện dẫn ra xét xử, không đúng thì khép vào tội cố ý làm sai luật”. Tuy nhiên nếu trong trƣờng hợp không quy định rõ nên áp dụng hình phạt với mức nào thì phải áp dụng mức hình phạt có lợi cho ngƣời phạm tội. Điều 708 quy
định: “Nếu xét có những tội có điều nghi ngờ (nghĩa là không biết áp dụng hình phạt nào) thì cứ chiếu theo tội đó mà giảm”. Giải pháp này tƣơng tự nhƣ trong luật hình sự hiện đại, chấp nhận sự giải thích khoan hồng và thuận lợi nhất đối với phạm nhân khi điều luật có thể giải thích theo nhiều cách khác nhau.
Các quy định trên đồng thời đã khẳng định Quốc triều hình luật không thừa nhận nguyên tắc hồi tố của hình luật. Tuy nhiên, cũng giống nhƣ luật hình sự hiện đại, Quốc triều hình luật cũng thể hiện ý tƣởng chấp nhận áp dụng hình luật trở về trƣớc trong trƣờng hợp có lợi cho ngƣời phạm tội. Ví dụ, Điều 17 quy định: “…Khi phạm tội chưa già cả, tàn tật, đến khi già cả, tàn tật mới phát giác thì xử tội theo luật già cả tàn tật…”
* Nguyên tắc hành vi
Các quy định của Quốc triều hình luật về tội phạm đã phản ánh việc thừa nhận nguyên tắc hành vi và không thừa nhận nguyên tắc truy nã về tƣ tƣởng tƣơng tự nhƣ luật hình sự Việt Nam hiện đại. Đa số các tội phạm đƣợc quy định trong Quốc triều hình luật là hành vi của thể nhân. Tuy nhiên, khác với luật hình sự hiện đại, đối với một số tội nhƣ tội thập ác và tội giết ngƣời thì âm mƣu phạm tội cũng đƣợc coi là tội phạm. Đây là những loại tội nghiêm trọng nhất theo quan niệm của nhà nƣớc phong kiến nên cần phải ngăn chặn sớm ngay từ khi có âm mƣu. Chẳng hạn nhƣ: Những kẻ mƣu làm phản, mƣu đại nghịch thì xử tội chém bêu đầu (Điều 411); mƣu phản nƣớc theo giặc thì xử chém (Điều 412); mƣu giết ngƣời xử tội lƣu đi châu gần (Điều 415); mƣu giết bậc tôn trƣởng vào hàng cơ thân, ông bà ngoại, chồng và ông bà, cha mẹ chồng đều phải tội chém (Điều 416); nô tỳ mà mƣu giết chủ thì phải tội chém (Điều 417); mƣu giết sứ gải của vua, mƣu giết truởng quan sở thuộc của mình…thì xử tội lƣu đi châu ngoài (Điều 418)…
* Nguyên tắc có lỗi
Lỗi là thái độ tâm lý bên trong của ngƣời phạm tội đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội của mình và đối với hậu quả do hành vi đó gây ra. Mặc dù không có quy định cụ thể nhƣng thông qua các điều luật của Quốc triều hình luật cho thấy, lỗi cũng là một yếu tố để xác định hành vi vi phạm và biện pháp xử lý. Cũng giống nhƣ pháp luật hình sự hiện đại, lỗi đƣợc thể hiện ở hai dạng là lỗi cố ý và lỗi vô ý. Lỗi cố ý bao giờ cũng phải chịu hình phạt cao hơn lỗi vô ý. Điều 47 quy định: “Những người phạm tội, tuy tên gọi tội giống nhau, nhưng phải phân biệt sự phạm tội vì lầm lỡ hay cố ý, phải xét tội nặng nhẹ mà thêm bớt…”
Lỗi cố ý đƣợc thể hiện thông qua việc mô tả hành vi phạm tội hoặc công cụ phƣơng tiện phạm tội và hậu quả do hành vi phạm tội gây ra. Ví dụ:
“những người tiết lộ những việc đại sự cần giữ bí mật thì xử tội chém…”
(Điều 116); “dùng thuốc độc hại người hay là bán thuốc độc, đều phải tội giảo…” (Điều 421); “Trói người bỏ vào chỗ hiểm, bóp cổ, bịt miệng mũi người cùng là chẹn cửa đốt nhà để người ta chết, đều xử tội giết người…”
(Điều 422)…Lỗi vô ý cũng đƣợc thể hiện rất rõ trong các điều luật của Quốc triều hình luật thể hiện qua các từ “vô ý”, “vô tình”. Điều 115 quy định:
“Những người quan ty giám đương và người coi sở ngự thiện nếu vô ý đem các thứ thuốc đến sở ngự thiện, thuốc lành thì xử tội đồ, lưu, thuốc độc thì xử tội chém…”; Hoặc Điều 232 quy định: “Những quan văn võ vâng mệnh vua sai hoặc có lệnh trên sai làm việc gì, vô tình dùng dằng để lỡ mất việc, nếu là việc nhỏ (công việc hàng ngày) thì xử tội biếm…”
Đặc biệt, Quốc triều hình luật còn quy định các trƣờng hợp đƣợc coi là không có lỗi, đó là những trƣờng hợp bất khả kháng hay phòng vệ chính đáng. Ví dụ Điều 182 quy định “…nếu đường đê vững chắc lại cố giữ gìn song vì
nước lụt quá to, sức người không chống nổi mà đê vỡ thì không bị xử tội”; hoặc Điều 450 quy định: “những kẻ ban đêm vô cớ vào nhà người ta thì xử tội đồ, chủ nhân đánh chết ngay lúc ấy thì không phải tội…”hay Điều 646: “ Đi bắt tội nhân mà tội nhân chống cự bị người đi bắt đánh chết, hay là vì tội nhân bỏ chạy, đuổi mà đánh chết, hay là tội nhân cùng quẫn quá mà tự sát, thì người đi bắt đều được miễn tội...”. Điều này khẳng định sự thừa nhận nguyên tắc có lỗi trong Quốc triều hình luật và chỉ cho phép truy cứu trách nhiệm hình sự một ngƣời về hành vi gây thiệt hại khi ngƣời đó có lỗi trong việc thực hiện hành vi đó.
*Nguyên tắc truy cứu trách nhiệm hình sự liên đới
Trách nhiệm hình sự liên đới là một trong những điểm đặc trƣng của cổ luật. Nguyên tắc này đƣợc quy định trên cơ sở quan hệ hôn nhân, huyết thống và đồng cƣ.
Khi phạm vào một số loại tội, ngƣời thân thích trong gia đình phải chịu tội thay cho kẻ phạm tội. Nhƣ Điều 35 quy định: “…Nếu tất cả người trong nhà cùng phạm tội thì chỉ bắt tội người tôn trưởng”; hoặc Điều 38: “Con cháu phải thay thế ông bà, cha mẹ chịu tội đánh roi, đánh trượng, và được giảm một bậc”. Những quy định này nhằm đề cao trách nhiệm của ngƣời gia trƣởng và đạo hiếu của con cháu.
Bên cạnh đó, đối với một số trọng tội – là những tội mƣu phản, mƣu đại nghịch, không những phạm nhân mà cả vợ con cũng phải chịu trách nhiệm hình sự. Điều 411 quy định: “Những kẻ mưu làm phản, mưu làm việc đại nghịch thì xử tội chém bêu đầu; kẻ tòng phạm và thân đảng biết việc ấy đều phải tội chém; vợ con điền sản đều bị tịch thu làm của công...”. Hoặc Điều 412 quy định: “Những kẻ mưu phản nước theo giặc thì xử chém; nếu đã hành
động thì xử chém bêu đầu; kẻ biết việc ấy thì cũng đồng tội; vợ con điền sản đều phải tịch thu sung công...”.
Ƣu điểm của nguyên tắc truy cứu trách nhiệm hình sự liên đới là nhằm mục đích làm cho ngƣời phạm tội cảm thấy đau đớn, xấu hổ và không có ý định phạm tội lần nữa hay nói cách khác là nó mang tính giáo dục, cải tạo phạm nhân giúp cho họ biết suy nghĩ hơn đến gia đình và hiểu rõ hơn về sự quan trọng của gia đình mình; đồng thời cũng mang tính răn đe những kẻ khác. Nhƣ vậy, bộ luật đã hỗ trợ đắc lực cho sự giáo dục đạo đức trong gia đình, trong xã hội; đã dùng pháp luật để xây dựng, củng cố những chuẩn mực và giá trị đạo đức truyền thống. Tuy nhiên nguyên tắc này thể hiện sự bất bình đẳng cao, phi nhân đạo đó là khi xƣ̉ lý cả ngƣời vô tô ̣i , làm cho nhiều ngƣời phải chịu hình phạt oan. Điều này khác hẳn so với pháp luật hiện nay. Hiện nay pháp luật thể hiện đƣợc tính nhân đạo: Chỉ trừng trị, xử phạt chính ngƣời phạm tội mà không hề xử phạt đến ngƣời thân của ngƣời phạm tội đó nếu nhƣ họ không liên quan, vô tội. Ngoài ra, pháp luật hiện nay còn đƣa ra những tình tiết giảm nhẹ, miễn giảm cho ngƣời phạm tội nếu nhƣ họ biết ân hận, biết sửa sai lỗi lầm của mình, cải tạo tốt trong quá trình giam giữ. Đó chính là sự khoan hồng của Nhà nƣớc.
Bên cạnh các nguyên tắc chung của luật hình sự, nghiên cứu phần các tội phạm cụ thể, ta thấy có nhiều điểm tiến bộ về kỹ thuật lập pháp mà các nhà làm luật hình sự hiện nay cần phải tham khảo.
Thứ nhất, Quốc triều hình luật không quy định tội phạm một cách khái quát nhƣ luật hình sự hiện đại mà quy định tội phạm rất tỉ mỉ, chi tiết. Ví dụ, Điều 466 quy định: “Đánh người gãy răng, sứt tai, mũi, chột một mắt, gãy ngón chân, ngón tay, giập xương hay lấy nước sôi lửa làm người bị thương và rụng tóc thì xử tội đồ làm khao đinh…Đánh gãy hai răng, hai ngón tay trở lên
thì xử tội đồ làm tượng phường binh. Lấy gươm giáo đâm chém bị thương và làm đứt gân, chột hai mắt, đoạ thai thì xử tội lưu đi châu ngoài; đánh gãy chân tay, mù một mắt thì phải tội lưu đi châu xa…Nếu đánh bị thương hai thứ trở lên và nhân bị thương mà thành cố tật hay đánh đứt lưỡi, huỷ hoại âm dương vật, đều xử tội giảo…”. Do có cách quy định tội phạm cụ thể nhƣ vậy nên có nhiều trƣờng hợp tƣơng ứng với một tội phạm đƣợc quy định trong luật hình sự hiện đại thì trong Quốc triều hình luật loại tội đó lại đƣợc quy định ở nhiều điều luật khác nhau. Chẳng hạn nhƣ tội cố ý gây thƣơng tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của ngƣời khác đƣợc quy định tại một điều luật trong luật hình sự hiện đại thì trong Quốc triều hình luật loại tội này đƣợc quy định ở 35 điều luật thuộc chƣơng Đấu tụng (từ Điều 465 đến Điều 499). Mỗi điều luật thông thƣờng không quy định một mà nhiều trƣờng hợp phạm tội khác nhau với các mức hình phạt khác nhau. Cách quy định này của Quốc triều hình luật tuy vụn vặt nhƣng nó lại thể hiện rõ tính cụ thể và tính phân hoá cao trong luật, khiến quan lại khi xét xử không thể tự ý tăng nặng hoặc giảm nhẹ hình phạt, góp phần nâng cao hiệu quả áp dụng hình phạt, hạn chế khả năng phát sinh những hành vi tiêu cực.
Thứ hai, Nếu trong pháp luật Hình sự hiện đại, mỗi hành vi vi phạm bị xử phạt đều đƣợc đặt tên tội danh thì Quốc triều hình luật lại mô tả ngay hành vi phạm tội. Sở dĩ nhƣ vậy là vì mỗi điều luật trong Quốc triều hình luật thƣờng mô tả nhiều loại hành vi khác nhau với nhiều mức phạt không giống nhau. Ví dụ, Điều 477 Quốc triều hình luật quy định bốn hành vi với các mức phạt tƣơng ứng: 1) hành vi đánh anh, chị, cậu, dì và ông, bà, cha, mẹ vợ bị xử tội đồ làm khao đinh; 2) hành vi lăng mạ anh, chị, cậu, dì và ông, bà, cha, mẹ, vợ bị xử biếm hai tƣ; 3) Hành vi ngộ sát anh, chị, cậu, dì và ông, bà, cha, mẹ vợ bị xử đồ làm chủng điều binh; 4) hành vi lầm lỡ làm bị thƣơng anh, chị, cậu, dì và ông, bà, cha, mẹ vợ bị xử đồ làm khao đinh. Thêm vào đó, mỗi loại
hành vi phạm tội lại có thể đƣợc quy định trong nhiều điều luật khác nhau (vì mỗi điều luật chỉ quy định một dạng cụ thể của loại hành vi đó) do đó không thể xác định đƣợc tội danh chung cho tất cả nhƣ Bộ luật Hình sự hiện đại. Ví dụ: Hành vi giết ngƣời đƣợc quy định tại các điều: 415, 416, 417, 418, 420, 421, 422, 423, 424, 425, 426, 427, 429, 467, 475, 476, 542, 545, 662, 669…Trong đó, hành vi giết ngƣời nói chung đƣợc quy định tại Điều 145; Hành vi giết ông bà ngoại, chồng và ông bà, cha, mẹ chồng…đƣợc quy định tại Điều 146; Hành vi giết chủ…đƣợc quy định tại Điều 417; Hành vi giết sứ giả của vua đƣợc quy định tại Điều 418; Hành vi giết nhiều ngƣời…đƣợc quy định tại Điều 420…Căn cứ để quy định các trƣờng hợp giết ngƣời khác nhau đó chủ yếu dựa vào mức độ thực hiện ý định phạm tội, đặc điểm của nạn nhân, hậu quả nguy hiểm cho xã hội, nhân thân ngƣời phạm tội…Cụ thể là:
- Giết ngƣời đã hoàn thành nguy hiểm hơn giết ngƣời chƣa đạt và chuẩn bị giết ngƣời. Ví dụ, Điều 415 quy định: “Những kẻ mưu giết người thì xử tội lưu đi châu gần; đã làm người ta bị thương thì xử tội lưu đi châu ngoài; nếu vì bị thương mà chết thì xử tội giảo; đã giết chết thì xử tội chém”.
- Giết nhiều ngƣời thì nguy hiểm hơn giết một ngƣời. Ví dụ, Điều 420 quy định: “Kẻ giết tới ba người trong một gia đình thì bị xử tội chém bêu đầu”.
- Giết ngƣời mà trƣớc đó phạm tội nghiêm trọng khác .thì nguy hiểm hơn trƣờng hợp giết ngƣời không có tình tiết này. Ví dụ, Điều 426 quy định:
“Cướp của lại giết người thì xử chém bêu đầu”.
- Giết những ngƣời thân thích, ruột thịt hoặc giết những ngƣời có chức vụ, quyền hạn…thì nguy hiểm hơn giết những ngƣời không có đặc điểm này. Ví dụ, Điều 416 quy định: “Những kẻ mưu giết những bậc tôn trưởng vào hàng cơ thân (họ hàng thân thích phải để tang một năm), ông bà ngoại, chồng
và ông bà, cha mẹ chồng, đều phải tội chém”, Điều 418 quy định: “Kẻ mưu giết sứ giả của vua, mưu giết trưởng quan sở thuộc của mình, mưu giết quan ty đang tại chức…đều xử tội lưu đi châu ngoài; đã làm bị thương, thì xử lưu đi châu xa; nhân bị thương mà chết hay đã giết thì phải tội chém”.
- Giết kẻ phạm tội giết ngƣời; giết kẻ giết ông bà, cha mẹ, chồng, anh em, con cháu…thì ít nguy hiểm hơn trƣờng hợp giết ngƣời không có tình tiết này. Ví dụ, Điều 425 quy định: “Bắt được kẻ giết người tự tiện giết đi thì xử nhẹ hơn tội giết người hai bậc…Nếu ông bà, cha mẹ, chồng, anh em, con cháu bị người ta giết mà lại giết kẻ ấy thì phải biếm ba tư…”