0
Tải bản đầy đủ (.doc) (60 trang)

NGUYÊN TÁCBỎ PHIẾU KÍN

Một phần của tài liệu CÁC NGUYÊN TẮC TRONG HOẠT ĐỘNG BẦU CỬ (Trang 57 -60 )

4.1. Những mặt đạt được trong việc thực hiện nguyên tắc bỏ phiếu kín

Nguyên tắc bỏ phiếu kín là nguyên tắc mà theo đó cử tri bầu ai và không bầu ai đều được đảm bảo bí mật. Ở đây những mặt đạt được trong việc thực hiện nguyên tắc bỏ phiếu kín chỉ cỏ thể xem xét và tìm thấy ở công tác chuẩn bị cho cuộc bầu cử.

Nếu xét ở gốc độ chuẩn bị này thì công tác chuẩn bị cho các cuộc bầu cử được nhà nước và các cơ quan tổ chức thực hiện rất tích cực nhằm tạo mọi điều kiện thuận lợi để cử tri thực hiện tốt quyền bầu cử của mình theo đúng nguyên tắc bỏ phiếu kín. Chẳng hạn như trong cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XII vừa qua, các tổ chức đơn vị tham gia phục vụ công tác bầu cử đã tiến hành in 716.575 thẻ cử tri theo mẫu qui định và cấp phát cho các Ban bầu cử và các huyện, thị xã, thành phố để phân bổ xuống phường, thị trấn; khắc các loại dấu theo mẫu qui định và cấp phát cho các địa phương để cấp cho tổ bầu cử; in tài liệu huấn luyện nghiệp vụ cho tổ bầu cử; tiểu sử tóm tắt ứng cử viên, danh sách những người ứng cử, phiếu bầu cử dự kiến...; tiến hành đóng thùng phiếu để cấp phát cho các Ban bầu cử, tạo các điều kiện về mặt vật chất phục vụ công tác bầu cử. về mặt tinh thần thì vận động công tác tuyên truyền bầu cử như: Ngành văn hoá - thông tin đã tập trung và sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng, lực lượng thông tin cổ động để tuyên truyền những nội dung phục vụ bàu cử. Ngành văn hoá - thông tin đã phát hành năm mẫu tranh cổ động, in và phát đến cơ sở 1.000 tờ tranh cổ động về bầu cử; thực hiện nhiều panô cố định và hai mươi panô lưu động; in ừeo 400m băng rôn tại thành phố Vũng Tàu và trung bình 300m ở mỗi huyện, thị xã; 200m ở mỗi xã, phường, thị trấn; phát hành 30.000 khẩu hiệu giấy.47

Với sự chuẩn bị khá chu đáo của các cấp các ngành đã tạo nên một đòn bẩy, một cơ cở vững chắc đã giúp cho cuộc bầu cử diễn ra thuận lợi, nguyên tắc bỏ phiếu kín được thực hiện một cách tích cực đúng theo qui định của pháp luật bầu cử.

Đề tài: Các nguyên tắc trong hoạt động bầu cử

4.2. Hạn chế, nguyên nhân và giải pháp hoàn thiện trong việc thực hiện nguyên tắc bỏ phiểu kín

Hạn chế: Mặc dù về công tác chuẩn bị rất chu đáo nhưng thực hiện nguyên tắc bỏ phiếu kín vẫn còn những khiếm khuyết đang tồn tại.

Theo qui định của Luật bầu cử thì bỏ phiếu kín nghĩa là cử tri bầu ai và không bầu ai đều được bảo đảm bí mật. Nhưng thực tế một số trường họp, khi cử tri vẫn chưa vào phòng phiếu, chưa viết phiếu bầu là đã biết được kết quả cử tri bầu ai và không bầu ai. Hiện nay trong hoạt động bầu cử, xãy ra trường họp một số cử tri khi nhìn vào danh sách các ứng cử viên, cử tri không biết trong số các ứng cử viên ấy thật sự ai là người xứng đáng nhất cần được bầu và ai sẽ là người phải bị loại bỏ. Khi đó, cơ sở duy nhất giúp cử tri chọn lqaj chính là ý kiến của những người quen cùng đi bầu. Cử tri sẽ hỏi anh A, chị B nào đó mà họ tin tưởng đã bầu ai và rồi bầu theo họ. Việc làm của họ đã không thể hiện được ý kiến của bản thân, sự chọn lựa của họ đang phụ thuộc vào người khác. Đáng nói hơn là phiếu bầu của họ đã không còn được đảm bảo bí mật theo qui định trong nguyên tắc bỏ phiếu kín, trong đó không chỉ là sự đảm bảo phiếu bầu của người hỏi mà còn có cả phiếu bầu của người được hỏi. Đây là một thực tế dễ thấy và thường gặp nhất trong hoạt động bầu cử.

Nguyên nhân là do cử tri không nắm được các thông tin về ứng cử viên do đó không cân nhắc được ai xứng đáng hơn ai. Điều này cũng không thể trách được cử tri, vì hiện tại trong những cuộc bàu cử ở nước ta, ứng cử viên không được tự do vận động tranh cử. Thực tế khi cuộc bầu cử diễn ra, những thông tin về ứng cử viên mà các cơ quan tổ chức, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức xã hội cung cấp đến cử tri là quá ít cộng với việc phần đông cử tri không được tiếp xúc với ứng cử viên qua các buổi “tiếp xúc cử tri” đã tổ chức. Vì thế hỏi sao cử tri không bị mù tịch tư liệu, lý lịch ứng cử viên. Khi đó, những ai thật sự quan tâm đến bàu cử, quan tâm đến chất lượng đại biểu được bầu thì việc hỏi những người hiểu và biết về ứng cử viên nhiều hơn mình là điều tất nhiên (trừ những người quá thờ ơ với bầu cử, họ đi bầu bằng hình thức, bầu cho có và ai cũng được).

Đổ giải quyết vấn đề trên, giải pháp đưa ra là: Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như báo chí, đài phát thanh, đài truyền hình... bằng mọi cách cung cấp đến cử tri các tư liệu, các thông về các ứng cử viên càng nhiều càng chính xác càng tốt; cố gắn tổ chức nhiều buổi “tiếp xúc cử tri” mang ý nghĩa thật sự của nó, nghĩa là ứng cử viên trực tiếp tiếp xúc với cử tri chứ không phải là các đại cử tri. Một khi thật sự hiểu và biết đầy đủ và ứng cử viên họ sẽ tự có quyết định chọn lựa đúng đắn mà không cần thông qua bất kỳ ai. Có được như thể nguyên tắc bỏ phiếu kín trong hoạt động bàu cử mới thật sự được đảm bảo và toàn diện.

Đề tài: Các nguyên tắc trong hoạt động bầu cử

KẾT LUẬN

Như đã nói, bàu cử là một hoạt động xã hội, nó diễn ra trên toàn quốc thể hiện ở hai cấp độ: cấp trung ương (bàu cử đại biểu Quốc hội), cấp địa phương (bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân). Dù diễn ra ở cấp độ nào thì nó cũng chịu sự điều chỉnh chung của bốn nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. Chính bốn nguyên tắc bầu cử đã đảm bảo cho hoạt động bầu cử được diễn ra rộng rãi, toàn diện, tự do, công bằng, bình đẳng và đúng pháp luật. Với sự thống nhất của các nguyên tắc bầu cử đã đảm bảo cho cuộc bàu cử được khách quan, dân chủ thể hiện đúng nguyện vọng của cử tri khi lựa chọn đại biểu. Đại biểu dược lựa chọn đủ tiêu chuẩn, trình độ, phẩm chất, kinh nghiệm xứng đáng đại diện cho ý chí nguyện vọng và quyền lợi chung của nhân dân. Vì thế Hiến pháp qui định “Tham gia bầu cử là quyền và nghĩa vụ của công dân trong việc xây dựng chính quyền của dân, do dân và vì dân”

Tóm lại qua quá trình tìm hiểu phân tích, so sánh và liên hệ thực tiễn áp dụng các nguyên tắc bầu cử, ta thấy trong từng nguyên tắc, bên cạnh những thành tựu đạt được vẫn còn nhiều bất cập hạn chế đang tồn tại không thể phủ nhận, để từ đó ta vạch ra những giải pháp nhằm khắc phục hạn chế và hoàn thiện các nguyên tắc bầu cử, tạo cơ sở vững chắc đảm bảo cho hoạt động bầu cử diễn ra thật sự tự do, công bằng, bình đẳng phát huy quyền làm chủ của đất nước của công dân. Nói chung, hoạt động quản lý đát nước phải gắn liền với hoạt động bầu cử mà trong đó các nguyên tắc bầu cử là cơ sở không thế thiếu. Không chỉ riêng Việt Nam hay dừng lại ở bất kỳ một quốc gia nào, các nguyên tác bàu cử hay hoạt động bàu cử đã trở thành vấn đề được cả thế giới quan tâm. Điều này được chứng minh thong qua qui định tại Điều 25 Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị, 1966 (được thông qua và để ngỏ cho các quốc gia ký, phê chuẩn và gia nhập theo Nghị quyết số 2200(XXI) ngày 10/12/1966 của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc có hiệu lực ngày 23/3/1976, căn cứ theo Điều 49 Việt Nam gia nhập ngày 24/9/1982) như sau:

“Mọi công dân không có bất kỳ sự phân biệt nào và không có bất kỳ sự hạn chế bất hợp lý nào đều có quyền và cơ hội để: Tham gia điều hành các công việc xã hội một cách trực tiếp hoặc thông qua những đại diện do họ tự do lựa chọn; Bầu cử và ứng cử trong các cuộc bầu cử định kỳ chân thực bằng phổ thông đầu phiếu, bình đẳng và

Đề tài: Các nguyên tắc trong hoạt động bầu cử

bỏ phiếu kín nhằm đảm bảo cho cử tri được tự do bày tỏ ý nguyện của mình; Được tiếp cận với các dịch vụ công cộng ở đất nước mình trên cơ sở bình đẳng.”

Một phần của tài liệu CÁC NGUYÊN TẮC TRONG HOẠT ĐỘNG BẦU CỬ (Trang 57 -60 )

×