Trích từ “Luật Hiến pháp đối
chiếu, PGS.TS. Luật học
Nguyễn Đăng Dung, NXB
TP. Hồ Chí Minh,2001”
Đề tài: Các nguyên tắc trong hoạt động bầu cử
Nguyên tắc trực tiếp bầu ra người đại diện cho mình trong các cơ quan quyền lực nhà nước, không thông qua một khâu trung gian nào khác là một nguyên tắc thể hiện rõ tính chất dân chủ trong sự hình thành ra bộ máy nhà nước. Chính nguyên tắc này cho phép người đại diện được nhân dân trực tiếp bầu ra nhận được quyền lực nhà nước từ nhân dân.17
Hiện nay, nhà nước ta đang có những bước đầu thực hiện chủ trương “dân trực tiếp bầu Chủ tịch xã”. Việc bầu chủ tịch xã, nếu được thực hiện một cách nghiêm túc, chắc chắn sẽ có tác dụng rất tích cực trong việc thúc đẩy tiến trình dân chủ hóa đời sống chính trị, xã hội ở cơ sở.
Đơn giản, một khi hiểu rằng số phận của mình nằm trong tay cử tri, thì người giữ chức vụ dân cử sẽ phải tỏ ra mẫn cán và có hiệu quả trong mắt cử tri. Chủ tịch xã do dân cử, dưới sức ép của những lá phiếu bầu, phải thực sự quan tâm đến nguyện vọng của dân trong quá trình hoạch định và thực thi chính sách quản lý, điều hành.
Tuy nhiên sẽ có không ít người dân lo rằng do đặc điểm truyền thống về tổ chức làng, xã ở Việt Nam, chủ tịch xã được bầu cử dân chủ có khả năng chỉ đại diện cho dòng họ chứ không phải cho trăm họ.
Điều chắc chắn là nếu bầu cử trung thực thì chẳng bao giờ có ứng viên nào trứng cử với 100% số phiếu. Trong các cộng đồng địa phương, dù lớn hay nhỏ, luôn tồn tại các lợi ích khác biệt, nguồn gốc của những tiếng nói khác biệt.
Vả lại, nếu cử tri trong dòng họ chiếm đa số thì việc chủ tịch xã là người của dòng họ, suy cho cùng, chỉ theo đúng logic của các cuộc bình bầu dân chủ. Nói khác đi, các nhóm người, gắn bó với nhau do có lợi ích chung, luôn tìm cách (và có quyền tìm cách trong khuôn khổ pháp luật) để người cam kết bảo vệ lợi ích của mình được trúng cử.
Cũng theo đúng logic của cơ chế bầu cử dân chủ mà người được đa số phiếu bầu và trúng cử phải trở thành người đại diện theo pháp luật, không chỉ cho đa số đó, mà cho tất cả, bao gồm những cử tri đã không bỏ phiếu cho mình.
Đã vào vai chủ tịch xã, thì ứng viên đắc cử, dù vốn là người của dòng họ hay của một nhóm nào đó, là chủ tịch của toàn xã chứ không phải của dòng họ hay nhóm đó. Còn chuyện chủ tịch xã, trong quá trình thực hiện chức năng của người đứng đầu chính quyền địa phương, có sử dụng quyền lực của mình để bảo vệ lợi ích này chống lại lợi
“Hỏi đáp về Bầu cử Đại biểu Quốc hội do Văn phòng Quố hội tổ chức biên soạn, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội, 2002"
18http://victnamnct.vn/chinhtri/2008/09/802577/
19
http://vietnamnet.vn/bandoc vi eƯ2007/01/655090/
Đề tài: Các nguyên tắc trong hoạt động bầu cử
ích kia một cách thiên lệch, bất công là chuyện của Luật Công vụ chứ không phải của cơ chế bầu cử.
Việc tranh cử tự do, công khai sẽ giúp cho cử tri hiểu rõ lai lịch, năng lực của từng ứng viên, qua đó, có thể cân nhắc và lựa chọn một cách chính xác ứng viên tốt nhất. Tất nhiên, không loại trừ khả năng hoạt động tranh cử bị chi phối, khống chế bởi những thế lực, nhóm lợi ích nhằm tìm kiếm kết quả bầu cử có lợi cho mình. Phải chấp nhận điều đó, nhung cần hoàn thiện khung pháp lý cho việc vận động tranh cử để hạn chế đến mức có thể được các vụ mua bán, gian lận liên quan đến lá phiếu cử tri.
Được dân trực tiếp bàu ra, chủ tịch xã phải được trao những quyền hạn rộng rãi nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện chức vụ dân cử, đồng thời phải chịu trách nhiệm cá nhân đối với cử tri về những quyết định của mình.18
Rõ ràng chúng ta thấy rằng những người giữ vị trí chủ chốt như vậy phải ở trong cấp ủy, trong thường vụ để có thể nắm vững được tất cả các chủ trương, chính sách triển khai, quán triệt ở địa phương mình. Vì thế, việc áp dụng cơ chế dân bầu trực tiếp Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp cơ sở hiện nay hoàn toàn phù họp với quá trình vận hành của nền hành chính công. Bởi ưu thế của phương thức là không chỉ tạo cơ hội để người dân trực tiếp chọn lựa người đủ năng lực, đủ uy tín mà còn phát huy tính năng động của chính người đứng đầu, nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức hành chính và củng cố hơn nữa quan hệ giữa Nhà nước với công dân.
Ở nước ta, Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân hiện hành qui định Uỷ ban nhân dân do Hội đồng nhân dân cùng cấp bàu và được Uỷ ban nhân dân cấp trên trực tiếp phê chuẩn. Với mối quan hệ “song trùng trực thuộc” này, tính chủ động, sáng tạo của Uỷ ban nhân dân cấp cơ sở thực tiễn nhiều năm qua ít nhiều bị ảnh hưởng.19
Thiết nghĩ rằng, về tương lai, chúng ta càn áp dụng rộng rãi biện pháp bàu cử trực tiếp này trong việc hình thành nhiều chức danh khác trong bộ máy nhà nước, không riêng gì chỉ cho các đại biểu của các cơ quan đại diện quyền lực nhà nước vì đây là cũng cơ sở cơ bản cho việc chịu trách nhiệm trực tiếp của các cơ quan nhà nước cũng như của các chức danh quan trọng khác của nhà nước trước nhân dân.
2.2.2. Nguyên tắc bầu cử trực tiếp theo luật một số nước tư sản
Khác với chế độ xã hội chủ nghĩa, nhà nước tư sản được tổ chức theo và thành lập theo nguyên tắc phân chia quyền lực. Vì vậy, đối tượng được bầu cử trong nhà