NGUYÊN TẮC TRựC TIẾP

Một phần của tài liệu Các nguyên tắc trong hoạt động bầu cử (Trang 53 - 57)

3.1. Những mặt đạt được trong việc thực hiện nguyên tắc trực tiếp

Bầu cử trực tiếp là việc cử tri trực tiếp thể hiện ý chí của mình qua lá phiếu, cử tri tín nhiệm người nào thì trực tiếp bầu người đó làm đại biểu không qua khâu trung gian hay cấp đại diện cử tri nào cả.

Đề tài: Các nguyên tắc trong hoạt động bầu cử Trên cơ sở nguyên tắc bầu cử trực tiếp, cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XII vừa qua đã có 99,64% cử tri cả nước trực tiếp tham gia bầu cử. Đây là một tỷ lệ rất cao, con số gần như tuyệt đối này không chỉ tìm thấy ở cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XII mà thực tiễn ở những cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội các khóa trước, tỷ lệ cử tri trực tiếp tham gia bầu cử cũng rất cao, tính từ Quốc hội khóa IX tỷ lệ này luôn đạt trên 99%. Cụ thể như, Quốc hội khóa IX đạt 99,12%, Quốc hội khóa X đạt 99,59%, Quốc hội khỏa XI đạt 99,73%, Quốc hội khóa XII đạt 99,64%. Cũng trong cuộc bầu đại biểu Quốc hội khóa XII vừa rồi đã có bốn tỉnh (Trà Vinh, Vĩnh Long, cần Thơ, Sóc Trăng) đạt 100% tỷ lệ cử tri trực tiếp tham gia bầu cử và nhiều tỉnh đạt trên 99%. Cụ thể như:46

Bảng thống kê tỷ lệ cử tri tham gia bầu cử trực tiếp ở các tỉnh

Với những tỷ lệ trên một lần nữa đã chứng minh cho việc thực hiện nguyên tắc bầu cử trực tiếp trong hoạt động bầu cử ở nước ta đã đạt được những thành tựu tích cực đáng trân trọng. Tuy nhiên cũng trừ một số trường họp vi phạm do nhờ bỏ phiếu thay, bỏ phiếu dùm của cử tri.

3.2. Hạn chế, nguyên nhân và giải pháp hoàn thiện trong việc thực hiệnnguyên tắc trực tiếp nguyên tắc trực tiếp

3.2.1. Tình trạng bỏ phiếu thay

Hạn chế: Tình trạng một người bỏ phiếu thay cho nhiều người là một thực tế không thể phủ nhận ở nước ta từ trước đến nay trong các cuộc bầu cử, việc làm này tuy không được nhắc đến trên báo chí, trong các cuộc hội thảo, hội nghị nhung nó vẫn được dân chúng kể lại như một việc bình thường. Không ai biết được tỷ lệ cử tri bỏ phiếu thay là bao nhiêu nhung dù là bao nhiêu thì những con số ấy nó đang phản ánh rằng: trong hoạt động bầu cử của ta vẫn còn một số bộ phận cử tri quá thờ ơ với bầu cử. Không ít người hay đó thường là những người nông dân, họ chưa bao giờ dám nghĩ rằng: Lá phiếu trên tay mình sẽ quyết định đến toàn bộ nhân sự cấp cao trong bộ máy Nhà nước như: Chủ tịch nước, Thủ tướng chính phủ... mặc dù có phương tiện thông tin đại chúng vẫn tuyên truyền vầ điều này. Từ đó có một số cử tri coi chuyện đi bầu không phải là chuyện của mình. Thay vì đi thực hiện quyền bầu cử thì họ dành thời gian đó để lo cơm áo, gạo tiền... lo cho sinh hoạt của gia đình. Cũng từ đó đã làm phát sinh tình trạng bỏ phiếu thay, bỏ phiếu dùm. Có khi một người bỏ phiếu cho cả gia đình, thậm chí là cho cả xóm. Ngoài ra có không ít người đã tham gia bầu cử một cách hăng hái nhưng qua trãi nghiệm thực tế họ thấy rằng: cơ hội để họ lựa chọn không nhiều do tỷ lệ ứng cử viên và số người được bầu không cách biệt lắm. Sự lựa chọn cử tri phụ thuộc vào yếu tố bên ngoài như: Cử tri có thật sự được tiếp xúc với các ứng cử viên không hay chỉ có các “đại diện cử tri” mới có dịp; có đủ các ứng cử viên ưu tú trong danh sách được đưa ra sau các vòng hiệp thương để cử tri lựa chọn hay không; cơ cấu có đi đôi với năng lực không ... Ở các nước cử tri thường đánh giá ứng cử viên qua các thông số như thành phần đảng phái, phẩm chất, năng lực, kinh nghiệm, sự đáp ứng các yêu cầu của cử tri... còn ở nước ta, Đảng lãnh đạo, Đảng cử dân bầu qua sàng lọc của Mặt trận tổ quốc giới thiệu. Như vậy để đánh giá ứng cử viên, các cử tri chủ yếu dựa trên các tiêu chí về năng lực, phẩm chất, kinh nghiệm. Bên cạnh đó đòi hỏi cần phải có đủ các thông tin về các ứng cử viên và nguồn thông tin gần như duy nhất

Đề tài: Các nguyên tắc trong hoạt động bầu cử đó chính là tờ giấy dán ở phòng bỏ phiếu hao hao như một sơ yếu 11 lịch, còn những thông tin khác thì rất hạn chế. Chẳng hạn như, một trong những hoạt động mà qua đó cử tri có cơ hội hiểu thêm để đánh giá các ứng cử viên là các cuộc tiếp xúc cử tri. Thế nhưng, từ lâu công luận vẫn phàn nàn nhiều vì chuyện chỉ có các: “Đại diện cử tri” mới được tham dự các cuộc gặp đó còn phần lớn cử tri là không được tham dự hoặc thậm chí còn không biết đến những cuộc gặp như vậy. Kết quả là phàn lớn cử tri không những không ai biết ông A bà B là ai mà họ còn không được biết các ông ấy định làm gì và có thể làm gì cho địa phương mình, trong điều kiện như thế hoặc cử ti sẽ lựa chọn theo cảm tính, hoặc chọn bừa, hoặc thấy 11 lịch ai trong sạch hơn thì chọn, hoặc có thể không càn đến tận nơi để bỏ phiếu mà nhờ người khác chọn ai thì chọn.

Nguyên nhân là do cử tri chưa ý thức được trách nhiệm và quyền công dân của mình rong bầu cử, nó có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của người đại diện. Từ đó ảnh huởng đến quyền và lợi ích của cộng đồng mà trong đó có lợi ích của chinh cử tri.

Bên cạnh đó còn một nguyên nhân không nhỏ là xuất phát từ phía chinh quyền đó chính là những người làm công tác bầu cử. Họ biết thậm chí là đang chứng kiến tình trạng bỏ phiếu thay nhưng vì muốn được đạt tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu cao họ đã thờ ơ và bỏ qua. Cộng với công tác tổ chức bầu cử “rề rà” lâu nay chính là nguyên nhân khiến cho cử tri thờ ơ với bầu cử.

Giải pháp đặt ra nhằm đảm bảo cho nguyên tắc bàu cử trực tiếp này là phải tuyệt đối chống tình trạng bỏ phiếu thay, bỏ phiếu dùm. Đe đảm bảo cho giải pháp được thực hiện đòi hỏi phải có sự cố gắng của cả hai phía cử tri và chính quyền (cơ quan phụ trách công tác bầu cử)

- về phía cử tri : Cử tri càn ý thức được quyền lợi và trách nhiệm của bản thân trong việc thực hiện quyền bầu cử. Bằng lá phiếu của mình cử tri có trách nhiệm lựa chọn người đại diện cho toàn dân vào cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất (Quốc hội và Hội đồng nhân dân), người được chọn phải có trình độ, phẩm chất, năng lực và kinh nghiệm xứng đáng với vị trí đại diện mình.

- về phía chính quyền: các cơ quan tổ chức phụ trách phải ý thức được trách nhiệm để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao; tránh tình trạng thi đua chạy theo bệnh thành tích mà bao che cho những hành vi vi phạm Luật bầu cử; nghiêm chỉnh xử lý các trường họp bỏ phiếu thay, bỏ phiếu dùm; các cán bộ cần tuyên truyền giải thích rõ cho cử tri hiểu giá trị của lá phiếu khi chính người dân trực tiếp bầu.

Đề tài: Các nguyên tắc trong hoạt động bầu cử

Hạn chế: Hiệp thương sẽ làm giảm ý nghĩa quyền bầu cử trực của công dân (ý nghĩa của nguyên tắc bầu cử trực tiếp).

Ngay ở bước đầu tiên của hiệp thương, quyền giới thiệu người của cử tri đã bị hạn chế. Cơ quan tổ chức đơn vị muốn giới thiệu người của mình ra ứng cử phải được sự phân bổ chỉ tiêu từ cấp trên. Việc “phân bổ” chỉ tiêu sẽ tạo tâm lý so bì, tị nanh trong quá trình hiệp thương, dẫn đến tình trạng thỏa thuận cơ cấu giảm các khối đại biếu Nam - Nữ; đại biếu là người ừong Đảng - ngoài Đảng; đại biếu là dân tộc thiếu số; tôn giáo... Phân bổ chỉ tiêu ứng cử ở thời điểm nào đó là càn thiết khi ý thức trách nhiệm quyền làm chủ của các chủ thể trong xã hội chưa cao. Nhưng nó chưa thể hiện hiện đước tính tự do công bằng và vãn minh khi quyền và trách nhiệm của người dân ngày càng nâng cao. Hơn nữa, hiện nay quyền giới thiệu người ứng cử từ các nhóm cử tri là chưa có.

Neu nói rằng: Lý do quan trọng khiến ứng cử viên không qua được hiệp thương là do cử tri không tín nhiệm. Điều này hoàn toàn là ngụy biện bởi vì cử tri tham gia vào hội nghị cử tri chỉ là những người “đại diện” theo thư mời và cho dù họ có là “đại diện cử tri” với đầy đủ tư cách khi họ là những người được bầu ra thì ý chí của họ cũng chưa hắn là ý chí của toàn dân mà thực chất chỉ là ý chí của một số người. Cách lấy ý kiến như vậy cùng với nhiều qui định khác về bầu cử đã tạo dư luận về sự tính toán, sắp xếp sẵn trong hoạt động bầu cử. Rõ ràng ở đây nhân dân không phải là người trực tiếp loại bỏ ứng cử viên. Hay nói đúng hơn, hiệp thương là một biểu hiện hạn chế của nguyên tắc bàu cử trực tiếp trong hoạt động bầu cử.

Nguyên nhân ảnh hưởng của hiệp htương là do:

- Thứ nhai: Neú cho rằng, thông qua hiệp thương những người được lựa chọn là những người đủ tiêu chuẩn, xứng đáng nhất thì cuộc bàu cử của công dân chỉ còn mang tính hình thức vì cử tri cho rằng ai trúng cử cũng tốt do đã có hiệp thương kỹ. Những qui định về tiêu chuẩn đại biểu chỉ trở thành vấn đề quan tâm của các tổ chức phụ trách bầu cử, Mặt trận tổ quốc và ứng cử viên, từ đó làm giảm ý thức chính trị của cử tri trong việc giám sát và lựa chọn đại biểu, không khuyến khích được tính tự giác tích cực đi bầu cũng như cử tri không quan tâm đến việc người nào trúng cử, còn hiệp thương nghĩa là còn chưa tin tưởng vào sự lựa chọn của cử tri.

- Thứ hai : Hiệp thương làm cho sự lựa chọn của cử tri bị giảm ý nghĩa, dẫn đến việc có những người trúng cử không hoàn toàn do cử tri quyết định và điều này làm cho hoạt động của đại biểu sau khi trúng cử có thể không khách quan (bị chi phối bởi các cơ quan tổ chức khác). Viêc nhân dân không trực tiếp thể hiện ý chí của mình đã chứng tỏ rằng: Nguyên tắc trực tiếp trong hoạt động bầu cử vẫn chưa được khả thi trên

47http://www.baobariavungtau.com. vn/vn/bariavungtau/29910/mdex.hrvt

Đề tài: Các nguyên tắc trong hoạt động bầu cử

thực tế. Vì ngay cả trong trường hợp loại bỏ sơ bộ người tham gia ứng cử cũng được thực hiện bởi các tổ chức, sự tham gia của người dân vào quy trình này là rất hạn chế.

Giải pháp đặt ra để hoàn thiện nguyên tắc bầu cử trực tiếp này là một lần nữa bỏ quy trình hiệp thương. Việc thực hiện bỏ quy trình hiệp thương đã được phân tích ở phần trên. Bên canh đó, tự bản thân cử tri phải ý thức được vai trò của mình khi tham gia bầu cử, quan tâm và thực hiện tốt quyền bầu cử để lá phiếu được thật sự có giá trị và mang ý nghĩa đích thực của nó.

Một phần của tài liệu Các nguyên tắc trong hoạt động bầu cử (Trang 53 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w