0
Tải bản đầy đủ (.doc) (60 trang)

Trích từ “Luật Hiến pháp tư sản, Khoa luật ĐHQGHN, Nguyễn Đăng Dung, NXB ĐHQG Hà Nội, 1998”

Một phần của tài liệu CÁC NGUYÊN TẮC TRONG HOẠT ĐỘNG BẦU CỬ (Trang 29 -33 )

21 Trích từ “Luật Hiến pháp đối chiếu,

PGS.TS. Luật học Nguyễn Đăng

Dung, NXB TP. Hồ Chí

Minh,2001”.

Đề tài: Các nguyên tắc trong hoạt động bầu cử

nước tư sản được áp dụng rộng rãi hơn, nhân dân không những trực tiếp bầu ra các đại biểu trong cơ quan lập pháp (như trong Nhà nước xã hội chủ nghĩa) mà còn bầu ra các

quan chức cao cấp khác như Tổng thống, các Thị trưởng...

Bầu cử trực tiếp hay gián tiếp là cơ sở xác định thẩm quyền của cơ quan nhà nước. Ở một số nước mà Nghị viện cơ cơ cấu hai viện gồm Thượng viện và Hạ viện, thượng viện được thành lập bằng bầu cử gián tiếp hay do chỉ định, do truyền ngôi thế tập. Nhưng Hạ viện bao giờ cũng do nhân dân trực tiếp bầu ra. về nguyên tắc, cơ quan cơ quan Nhà nước do nhân dân trực tiếp bàu ra bao giờ cũng có nhiều quyền hơn so với cơ quan được bầu một cách gián tiếp. Chính vì vậy, Hạ viện do nhân dân trực tiếp bầu ra theo qui định của nhiều nước bao giờ cũng có nhiều quyền hơn Thượng viện.20

Đối với hành pháp cũng tương tự, chẳng hạn như: Tổng thống Mỹ do cử tri gián tiếp, nhưng đích thực là do trực tiếp bầu ra nên có nhiều quyền lực thực tế hơn Tổng thống của Cộng hòa Liên bang Đức được bầu ra dựa trên cơ sở của Nghị viện (không do dân trực tiếp hay gián tiếp bầu ra). Sự tấn phong của nhân dân Mỹ đã làm cho Tổng thống có quyền lực ngang hàng với Nghị viện Mỹ, là cơ sở cho việc kiềm chế, đối trọng với Nghị viện. Ngược lại, Thủ tướng Anh do Nữ hoàng bổ nhiệm, nhưng Nữ hoàng không thể bổ nhiệm người nào khác hơn là người thủ lĩnh của Đảng chiếm đa số ghế trong Hạ Nghị viện. Như vậy, qua cuộc bầu cử trực tiếp Nghị sĩ vào Hạ Nghị viện, nhân dân nước Anh đã tự lựa cho mình một vị Thủ tướng. Đây cũng chính là điểm lý giải tại sao Thủ tướng Anh lại có quyền nhiều hơn các cơ quan khác của Nhà nước Anh.21

Ví dụ về cuộc bàu cử Tổng thống Mỹ

Ở các nước theo chính thể cộng hòa Tổng thống do phổ thông đầu phiếu trực tiếp hay gián tiếp mà ra. Với sự tấn phong của nhân dân, cho dù trực tiếp hay gián tiếp cũng là cơ sở cho sự thực quyền của Tổng thống.

Chiếu theo Hiến pháp Hoa Kỳ, Tổng thống do toàn dân bầu ra, nhưng theo lối đầu phiếu gián tiếp. Các nhà lập hiến năm 1787 sợ rằng, nếu được bầu bởi một cuộc phổ thông đầu phiếu trực tiếp thì Tổng thống với sự tấn phong của toàn dân dễ có nhiều uy tín, dễ lấn áp Nghị viện và sẽ có khuynh hướng độc tôn. Nhưng với sự tiến triển của pháp luật và với sự qui định ngoắt ngoéo của pháp luật bầu cử đã làm cho cuộc bàu cử gián tiếp trở thành cuộc bầu cử trực tiếp Tổng thống Mỹ vì theo cách qui

22 Trích từ “Luật Hiến pháp đối chiếu, PGS.TS. Luật học Nguyễn Đăng Dung, NXB TP.HỒ Chí Minh, 2001”.

Đề tài: Các nguyên tắc trong hoạt động bầu cử

định pháp luật bầu cử thì nhân dân chỉ cần bầu xong tuyển cử đoàn đã xác định ai là Tổng thống Mỹ chứ không cần chờ tuyển cử đoàn bỏ phiếu bầu Tổng thống.22

Khi một chính trị gia có tham vọng trở thành tổng thống Mỹ, việc đầu tiên người này phải làm là thành lập một ủy ban thăm dò, nhằm tìm hiểu triển vọng của mình trong mắt các cử tri và quyên tiền phục vụ cho chiến dịch vận động.

Nhiều người đã lập ra ủy ban thăm dò trước cuộc bầu cử tới hai năm. Người nào nhận thấy không có khả năng được sự ủng hộ rộng rãi của cử tri qua tìm hiểu của cơ quan này, họ sẽ lập tức rút lui. Còn khi thu được kết quả khả quan, người đó sẽ chính thức tuyên bố ra ứng cử tổng thống và bắt đàu vận động ở các bang then chốt.

Mùa tiến cử là quãng thời gian các ứng viên cạnh tranh trong nội bộ mỗi đảng, nhằm trở thảnh người đại diện duy nhất của phe Cộng hòa hoặc Dân chủ chạy đua vào Nhà Trắng. Thông thường giai đoạn tiến cử này mở màn vào đầu tháng một của năm diễn ra bầu cử và kéo dài tới tận tháng sáu năm đó.

Trong giai đoạn này, cử tri tại mỗi trong số năm mươi tiểu bang của Mỹ bầu chọn ra các đại diện địa phương mình tới dự đại hội đảng toàn quốc của đảng Cộng hòa hoặc Dân chủ, sự kiện sẽ được tổ chức mấy tháng sau đó. Nội dung chính của đại hội này là chọn ra ứng viên tổng thống duy nhất của đảng tranh cử tổng thống.

Cách thức chọn đại biểu tham dự đại hội đảng diễn ra khác nhau. Một số bang dùng các cuộc họp kín địa phương diễn ra ở nhà riêng, trường học hay các nơi khác (gọi là caucus) để chọn ra những đại diện dự đại hội đảng và những người này đều tuyên bố rõ họ sẽ ủng hộ ứng viên nào. Ví dụ năm 2008 bang Iowa đã chọn hình thức

caucus, mở màn năm bầu cử.

Trong khi đó, một số bang khác lại sử dụng hình thức bỏ phiếu sơ bộ (gọi là

primarỳ). Cách này cho phép tất cả những cử tri có đăng ký bỏ phiếu được quyền chọn đại diện tham dự đại hội đảng, thay vì chỉ những đảng viên tích cực tham gia như trong các cuộc họp của hình thức caucus.

Thực chất của giai đoạn tiến cử với các hình thức caucus hay primary là cuộc vận động của các ứng viên, để ừanh thủ sự ủng hộ từ phía cá nhân các cử tri. Đe từ đó đại diện của những cử tri này sẽ đến dự đại hội đảng bỏ phiếu "chốt hạ" ứng viên cuối cùng ra tranh cử tổng thống.

Các đại hội đảng của phe Cộng hòa và Dân chủ thường được tổ chức vài tháng trước cuộc bầu cử tổng thống và nội dung chính trong sự kiện này chính là chọn ra ứng viên đại diện của mỗi đảng tham gia cuộc chạy đua vào Nhà Trắng.

Đề tài: Các nguyên tắc trong hoạt động bầu cử

Những đại biểu dự đại hội đảng được lựa chọn qua các kỳ bỏ phiếu ở địa phương sẽ chọn ra ứng viên của mình. Tuy nhiên, từ kết quả tổng họp từ các cuộc bỏ phiếu ở giai đoạn tiến cử, thì đến thời điểm diễn ra đại hội đảng thông thường người ta đã biết rõ ứng viên nào sẽ là người sẽ thắng.

ứng viên chiến thắng của mỗi đảng sẽ chọn một người cùng ra tranh cử với mình và thường là một trong số những người thua cuộc.

Sau đại hội đảng, ứng viên duy nhất của đảng Cộng hòa và Dân chủ mới bắt đầu trực tiếp đối đầu trong cuộc chạy đua. Họ sẽ chi những khoản tiền khổng lồ cho hoạt động quảng bá và cho một loạt các cuộc vận động ở các bang. Thời điểm này, một trong những hoạt động gây chú ý nhiều nhất là các cuộc tranh luận trên truyền hình giữa các ứng viên.

Các ứng viên độc lập không thuộc đảng Cộng hòa hoặc Dân chủ cũng có thể tiến hành tranh luận trên truyền hình nhưng không bắt buộc.

Trong những tuần cuối cùng của chiến dịch vận động, các ứng viên sẽ tập trung vào các "bang giờ chót", tức các bang mà tại đó người ta vẫn không biết được ứng viên nào sẽ nhận được sự ủng hộ cho tới khi bầu cử diễn ra.

Bầu cử tổng thống ở Mỹ thường được tổ chức vào ngày thứ ba sau ngày thứ hai đầu tiên trong tháng mười một. về mặt kỹ thuật thì cá nhân các cử tri Mỹ ịvoter)không trực tiếp bầu tổng thống. Lá phiếu của họ gọi là phiếu phổ thông và việc của họ là chọn ra đại diện cử tri hay còn gọi là đại cử tri (Elector), tức những người đã tuyên bố rõ ủng hộ ứng viên này hay ứng viên kia.

Những đại cử tri nói trên hợp thành Cử tri đoàn (Electoral College).Tùy thuộc vào dân số mà mỗi bang của Mỹ có một số nhất định đại cử tri trong Cử tri đoàn này. Do đó ở hàu hết các bang, ứng viên nào được nhiều nhất phiếu phổ thông (popular vote) thì cũng nhận được toàn bộ phiếu của Cử tri đoàn (Electoral Coỉlege) bang đó.

Bang đông dân nhất nước Mỹ Caliíòmia cũng là bang có nhiều phiếu đại cử tri nhất: 55 phiếu. Trong khi đó, một số bang nhỏ dân cư thưa thớt chỉ có 3 phiếu đại cử tri. Tổng cộng nước Mỹ có 538 đại cử tri trong Cử tri đoàn. Đe trở thành tổng thống, một ứng viên cần hội đủ tối thiểu 270 phiếu trong Cử tri đoàn.

Cũng vì hệ thống bỏ phiếu này, một ứng viên có thể bước vào Nhà Trắng mà không càn đạt được đa số phiếu phổ thông ịpopuỉar votè)mà chỉ cần đa số phiếu của Cử tri đoàn là được. Chẳng hạn như, trường hợp cuộc bầu cử năm 2000 khi ông George Bush thuộc phe Cộng hòa thắng đối thủ AI Gore của đảng Dân chủ.

23http://www.vnexpress.net/GL/The-gioi/Tu-lieu/2008/01/3B9FE726/

Đề tài: Các nguyên tắc trong hoạt động bầu cử

Cụ thể năm đó ứng viên AI Gore giành được 48,38% phiếu phổ thông cả nước so với 47,87% của ông George Bush. Tuy hơn, nhưng AI Gore vẫn phải nhường bước cho ông Bush vào Nhà Trắng, bởi ứng viên Cộng hòa này nhận được 271 phiếu đại cử tri, trong khi AI Gore chỉ được 266 phiếu. Bang quyết định chuyện thắng thua này là Florida, nơi mà toàn bộ 25 đại cử tri tại đây bỏ phiếu cho Bush, bất chấp việc chênh lệch phiếu phổ thông tại Florida của hai ứng viên chỉ là 537 lá.

Trước đó hơn một thế kỷ, tình thế ừên cũng từng xảy ra trong bầu cử tổng thống Mỹ. Năm 1888, ứng viên Benjamin Hanison trở thành tổng thống Mỹ khi giành đa số phiếu đại cử tri trong Cử tri đoàn, ừong khi thua đối thủ là Grover Cleveland về số phiếu phổ thông.23

2.3. Nguyên tắc bình đẳng

Bình đẳng trong bầu cử là nguyên tắc nhằm bảo đảm để mọi công dân đều có cơ hội ngang nhau tham gia bầu cử, nghiêm cấm mọi sự phân biệt dưới bất cứ hình thức nào.

Trong ba nguyên tắc phổ thông, trực tiếp, bỏ phiếu kín thì mỗi nguyên tắc đều có một ý nghĩa nhất định. Nhưng nói chung, chúng chỉ diễn ra trong một số những giai đoạn nhất định trong tiến trình của một số cuộc bầu cử. Trong khi đó, nguyên tắc bình đẳng là nguyên tắc đòi hỏi phải tuân thủ trong suốt quá trình tiến hành bầu cử, từ khi lập danh sách cử tri cho đến khi kết thúc tuyên bố kết quả của cuộc bầu cử. Mức độ dân chủ của cuộc bầu cử phụ thuộc chủ yếu vào tiến trình của nguyên tắc này. Trong một chừng mực nào đó, việc thực hiện các nguyên tắc bỏ phiếu kín, bàu cử phổ thông, cũng như nguyên tắc bầu cử trực tiếp cũng là để thể hiện nguyên tắc bình đẳng và ngược lại.

2.3.1. Nguyên tắc bình đẳng theo luật Việt Nam

Nguyên tắc bình đẳng là nguyên tắc rất quan trọng trong suốt quá trình bàu cử, từ khi lập danh sách cử tri cho đến khi xác định kết quả bầu cử. Nội dung biểu hiện chủ yếu của nguyên tắc bình đẳng là ở chỗ các cử tri được tham gia vào việc bầu cử, có quyền và nghĩa vụ như nhau, các ứng cử viên được giới thiệu ra ứng cử theo tỷ lệ như nhau, kết quả bầu cử chỉ phụ thuộc vào số phiếu mà cử tri bỏ phiếu cho mỗi ứng cử viên là cơ sở xác định kết quả trúng cử.

Để đảm bảo cho nguyên tắc bình đẳng này, pháp luật bầu cử qui định: Mỗi cử tri được phát một phiếu bầu, giá trị của mỗi lá phiếu như nhau, địa vị xã hội, tài sản... của cử ừi không ảnh hưởng gì đến giá trị của phiếu bầu, không vì địa vị xã hội của mình mà cử tri không chấp hành đầy đủ các qui định về bầu cử, mỗi cử tri chỉ được ghi

Một phần của tài liệu CÁC NGUYÊN TẮC TRONG HOẠT ĐỘNG BẦU CỬ (Trang 29 -33 )

×